PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ LỖI 1 Phƣơng hƣớng hoàn thiện các quy định về khái niệm lỗ

Một phần của tài liệu Mặt chủ quan của tội phạm với tư cách là một yếu tố cấu thành tội phạm (Trang 76)

PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ MẶT CHỦ QUAN CỦA TỘI PHẠM

3.1.PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ LỖI 1 Phƣơng hƣớng hoàn thiện các quy định về khái niệm lỗ

3.1.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện các quy định về khái niệm lỗi

Trong Bộ luật hình sự năm 1999 cũng như Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 2009 chưa có sự ghi nhận về khái niệm pháp lý của khái niệm “lỗi” là gì? cũng như khái niệm “lỗi hình sự” là gì? và “người có lỗi trong trong tội phạm” là gì?. Hơn thế nữa trong Bộ luật hình sự năm 1999 nhà làm luật cũng không quy định rõ ràng và dứt khoát về khái niệm “lỗi cố ý” (cố ý phạm tội) và “lỗi vô ý” (vô ý phạm tội) mà chỉ quy định “ Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:…” hay “ Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau:…”. Việc quy định như trên như một sự liệt kê đơn giản mà chưa đưa ra cho người đọc hiểu được bản chất của lỗi cố ý hay lỗi vô ý và tại sao lại phân thành những trường hợp như vậy.

Mặc dù lỗi là một chế định quan trọng có ý nghĩa trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự, lỗi là một nội dung cơ bản thể hiện mặt chủ quan của cấu thành tội phạm, là căn cứ để phân loại các cấu thành tội phạm. Đồng thời lỗi là yếu tố buộc phải chứng minh của các cơ quan tiến hành Tố tụng hình sự, các cơ quan bảo vệ pháp luật và Tòa án phải chứng minh được có hay không có lỗi của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm và nếu có lỗi thì là lỗi gì?. Lỗi cũng là một trong các yếu tố để xác định tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, vì vậy lỗi là một trong các căn cứ để quy định hình phạt đối với từng loại tội phạm. Như vậy lỗi là một khái niệm vô cùng quan trọng trong luật hình sự vậy mà luật hình sự nước ta lại

chưa đưa ra khái niệm pháp lý về vấn đề này dẫn đến nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này và đồng thời cũng tạo nên sự không thống nhất trong cách hiểu cũng như áp dụng pháp luật hình sự nói chung. Do vậy ta nên quy định ba khái niệm “lỗi”, “lỗi hình sự”, “người có lỗi trong tội phạm” vào Bộ luật hình sự và quy định dứt khoát và rõ ràng “lỗi cố ý” (cố ý phạm tội) là gì?, “lỗi vô ý” (vô ý phạm tội) là gì?

+ Lỗi là thái độ tâm lý bên trong của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi đó gây ra và được thể hiện dưới hình thức lỗi cố ý hoặc vô ý.[22,433]

+ Lỗi hình sự là mặt chủ quan của tội phạm và là một trong những điều kiện bắt buộc của trách nhiệm hình sự, là thái dộ tâm lý của người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự với hành vi nguy hiểm cho xã hội bị pháp luật hình sự cấm mà người đó thực hiện và hậu quả do hành vi ấy gây ra dưới hình thức cố ý hoặc vô ý.[22,422]

+ Người có lỗi trong tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và đã cố ý hoặc vô ý thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị pháp luật hình sự cấm.[22,423]

+ Lỗi cố ý (cố ý phạm tội) là trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong bộ luật này một cách cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp.[22,433]

+ Lỗi vô ý (vô ý phạm tội) là trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong bộ luật này một cách vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý vì cẩu thả. [22,433]

Về việc khái niệm các trường hợp cố ý hay vô ý phạm phạm tội nhà làm luật cũng quy định chưa thực sự chính xác. Về mặt lý trí của lỗi cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp thì người phạm tội thấy trước khả năng xảy ra hậu quả

chứ không phải thấy trước hậu quả như quy định tại Điều 9 Bộ luật hình sự năm 1999), vì dù cho hành vi được thực hiện với lỗi cố ý đi nữa thì chủ thể cũng chỉ thấy trước được khả năng xảy ra hậu quả chứ không phải thấy trước được chính hậu quả ấy. Còn ở hình thức lỗi vô ý thì trong trường hợp vô ý vì quá tự tin về mặt lý trí người phạm tội cho rằng ngăn ngừa được hậu quả nguy hiểm cho xã hội mặc dù không có đủ cơ sở mà quá tự tin vào việc ngăn ngừa đó, ở mức độ nào đó thời điểm lý trí của dạng vô ý này cũng gần như lỗi cố ý gián tiếp (người phạm tội do vô ý vì quá tự tin cũng thấy trước được khả năng xảy ra hậu quả nên không thể cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra như Điều 10 Bộ luật hình sự 1999 quy định. Trong trường hợp lỗi vô ý do cẩu thả thì về mặt lý trí người phạm tội không thấy trước khả năng hành vi của mình sẽ gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội do cẩu thả.[22,438]

+ Cố ý trực tiếp phạm tội là trường hợp người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước khả năng xảy ra hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.

+ Cố ý gián tiếp phạm tội là trường hợp người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước khả năng xảy ra hậu quả của hành vi đó, tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

+ Vô ý phạm tội vì quá tự tin là trường hợp người phạm tội thấy trước khả năng xảy ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi do mình thực hiện nhưng không có đủ cơ sở mà quá tin vào việc ngăn ngừa được hậu quả đó.

+Vô ý phạm tội do cẩu thả là trường hợp người phạm tội không thấy trước được khả năng xảy ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi do mình thực hiện mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước khả năng xảy ra hậu quả đó.

Một phần của tài liệu Mặt chủ quan của tội phạm với tư cách là một yếu tố cấu thành tội phạm (Trang 76)