tội trong việc định tội danh
a. Thực tiễn áp dụng các quy định về động cơ phạm tội trong việc định tội danh định tội danh
Động cơ phạm tội là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội. Động cơ phạm tội được mô tả là dấu hiệu trong cấu thành tội phạm ở hai loại trường hợp sau:
Trường hợp thứ nhất là trường hợp động cơ phạm tội được mô tả trong cấu thành tội phạm để giới hạn phạm vi bị coi là tội phạm của một số hành vi nguy hiểm cho xã hội. Ví dụ: Trong cấu thành tội phạm tội báo cáo sai trong quản lý kinh tế, dấu hiệu động cơ vụ lợi cũng như dấu hiệu động cơ cá nhân được mô tả là dấu hiệu để phân biệt với hành vi báo cáo sai trong quản lý kinh tế không phải là tội phạm.
Trường hợp thứ hai là trường hợp động cơ phạm tội có tính giảm nhẹ được mô tả trong cấu thành tội phạm của tội danh nhẹ hơn để phân biệt tội này với tội bình thường không có động cơ này. Ví dụ: Động cơ phòng vệ
được mô tả trong cấu thành tội phạm tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (tội danh nhẹ hơn của tội giết người) để phân biệt với tội giết người.
Ngoài ra, động cơ phạm tội còn có thể được mô tả là dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng hoặc giảm nhẹ của tội phạm nhất định. Đó là những động cơ phạm tội làm tăng hoặc giảm mức độ lỗi của chủ thể như động cơ đê hèn. động cơ tư lợi v.v. hoặc động cơ phòng vệ, động cơ vì lợi ích của chính nạn nhân v.v.
Theo quy định của BLHS năm 1999 thì động cơ phạm tội được coi dấu hiệu định tội ở 10 tội danh tương ứng với 10 điều luật sau:
Điều 95 Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh; Điều 96 Tội giết người do vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đáng; Điều 105 Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh; [22,377]
Điều 106 Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
Điều 128 Tội buộc người lao động, cán bộ, công chức thôi việc trái pháp luật;
Khoản 1 Điều 142 Tội sử dụng trái phép tài sản;
Khoản 1 Điều 167 Tội báo cáo sai trong quản lý kinh tế;
Khoản 1 Điều 281 Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ;
Khoản 1 Điều 282 Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ; Khoản 1 Điều 284 Tội giả mạo trong công tác.
Ở các tội này khi xác định các yếu tố cấu thành tội phạm thì yếu tố động cơ phạm tội là một trong các yếu tố bắt buộc phải xác định. Nếu không xác định được động cơ phạm tội như trong CTTP của 10 tội danh này thể hiện thì sẽ không CTTP của tội danh đó.
Động cơ phạm tội còn được ghi nhận trong 5 cấu thành tội phạm với tính chất là dấu hiệu định khung hình phạt của cấu thành tội phạm tăng nặng:
Điểm q khoản 1 Điều 93 (vì động cơ đê hèn);
Điểm b khoản 2 Điều 103 (vì lý do công vụ của nạn nhân); Điểm c khoản 2 Điều 120 (vì động cơ đê hèn);
Khoản 2 điều 132 (vì động cơ trả thù);
Bảng 2.1:
Số lƣợng tội có quy định dấu hiệu động cơ trong CTTP theo quy định của Bộ luật hình sự (năm 1999) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ
luật hình sự (năm 2009)
Tổng số tội được quy định trong Bộ luật hình sự (năm 1999) và Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự (năm 2009) 280
Số tội quy định động cơ trong CTTP 15
Số tội không quy định động cơ trong CTTP 265
Căn cứ: Bộ luật hình sự (năm 1999) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự (năm 2009)
Biểu đồ 2.1:
Căn cứ: Bộ luật hình sự (năm 1999) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự (năm 2009)
Bảng 2.2:
Phân loại số lƣợng tội có quy định dấu hiệu động cơ trong CTTP
Tổng số tội có quy định dấu hiệu động cơ trong CTTP 15 Số tội quy định động cơ là dấu hiệu định tội 10 Số tội quy định động cơ là dấu hiệu định khung trong CTTP 5
Căn cứ: Bộ luật hình sự (năm 1999) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự (năm 2009)
Biểu đồ 2.2:
Căn cứ: Bộ luật hình sự (năm 1999) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự (năm 2009)
Số lượng CTTP có quy định động cơ phạm tội là dấu hiệu định tội trong cấu thành tội phạm là 10 CTTP trong 10 điều luật chiếm tỷ lệ 5% trong tổng số 280 CTTP theo quy định BLHS 1999 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 2009 và số lượng các CTTP quy định động cơ là dấu hiệu định tội chiếm tỷ lệ 67% và số lượng các CTTP quy định động cơ là dấu hiệu định khung chiếm tỷ lệ 33% trong tổng số 15 CTTP có quy định dấu hiệu động cơ trong CTTP. Như vậy, tỷ lệ các CTTP quy định dấu hiệu động cơ là dấu hiệu định tội trong luật hình sự Việt Nam như vậy là quá ít vẫn chưa thể hiện tương xứng với mức độ và tầm quan trọng của dấu hiệu động cơ phạm tội trong Pháp luật hình sự.
Ngoài ra, việc quy định động cơ phạm tội trong CTTP ở một số tội trong BLHS Việt Nam 1999 vẫn chưa hợp lý dẫn đến tình trạng oan sai hoặc bỏ lọt tội phạm cần phải được sửa đổi, bổ sung.
Sau đây là một ví dụ để ta thấy được tầm quan trọng của động cơ phạm tội trong việc định tội danh. Việc xác định chính xác động cơ phạm tội sẽ dẫn đến việc định tội danh được đúng và ngược lại xác định động cơ phạm tội không đúng sẽ dẫn đến việc định tội danh sai:
Ví dụ: Sáng ngày 30/10/2000, Bùi Văn Hoàng đến nhà anh Nguyễn Văn Tiển ở ấp 2, xã An Bình Tây, huyện Ba Tri, tỉnh BT để uống rượu. Xong tiệc rượu, Hoàng đi về thì gặp Bùi Văn Phán. Phán đe doạ sẽ đón đánh Hoàng. Để phòng thân, Hoàng vào nhà anh Võ Văn Triều lén lấy một con dao Thái Lan giấu vào người rồi ra về. 15 giờ cùng ngày, Hoàng đi xe đạp đến nhà anh Triều để trả dao thì gặp Phán trong nhà ông Cao Văn Tròn. Phán cầm ghế đẩu phang vào đầu Hoàng nhưng không trúng vì Hoàng đã ngả người ra phía sau. Khi Phán đánh tiếp cái thứ hai thì Hoàng nắm được chân ghế. Ngay lúc đó, Hoàng rút dao giấu sẵn trong người ra đâm nhiều nhát vào cổ, vào
người Phán. Phán bỏ chạy được một đoạn thì ngã gục và tử vong do vết thương vùng cổ trái xuyên đứt động mạch cảnh trái.
Quan điểm thứ nhất: Bùi Văn Hoàng phải bị xử phạt mười năm tù về tội giết người.
Quan điểm thứ hai: Bùi Văn Hoàng không phạm tội giết người mà phạm tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng và chỉ bị xử phạt tối đa là 2 năm tù giam.
Nghiên cứu dấu hiệu pháp lý của hai tội phạm này chúng tôi thấy, tội giết người và tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng khác nhau ở những điểm cơ bản sau đây: 1) Nạn nhân của tội phạm: Nếu nạn nhân của tội giết người là bất kỳ người nào thì nạn nhân của tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng bắt buộc phải là người đang thực hiện hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của người phạm tội hoặc của người khác; 2) Động cơ phạm tội: Nếu trong tội giết người, động cơ phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc thì trong tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, động cơ phạm tội (để bảo vệ những lợi ích hợp pháp) lại là dấu hiệu bắt buộc.
Thực tiễn xét xử cho thấy, để định đúng tội danh chúng ta cần phân biệt hai tội phạm này qua các tiêu chí cơ bản sau đây:
Thứ nhất: Định tội giết người khi hành vi xâm phạm những lợi ích hợp pháp mà nạn nhân thực hiện có tính chất nhỏ nhặt, không gây thiệt hại cũng không đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ.
Thứ hai: Định tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng khi thoả mãn hai điều kiện: a) Hành vi xâm phạm những lợi ích hợp pháp gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho những quan hệ xã hội được
Luật hình sự bảo vệ; b) Người phạm tội do phòng vệ quá mức cần thiết nên đã gây ra hậu quả chết người.
Căn cứ vào các tiêu chí trên, ta thấy theo quan điểm thứ nhất kết án bị cáo Bùi Văn Hoàng về tội giết người là hoàn toàn chính xác. Như vậy, trong thực tiễn cũng như nghiên cứu pháp luật hình sự dấu hiệu động cơ phạm tội vẫn chưa được quy định và hướng dẫn cụ thể nên dẫn đến có nhiều cách hiểu khác nhau và dẫn đến việc xét xử khác nhau ở các Tòa án khác nhau, từ đó dẫn tới việc không thống nhất trong xét xử và tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội. Cùng thực hiện hành vi như nêu trên nhưng có người phạm tội lại bị xử phạt 10 năm tù giam nhưng có người phạm tội lại bị xử 2 năm cải tạo không giam giữ.
Như vậy, ngoài những dấu hiệu của mặt khách quan ra, trong mặt chủ quan của tội phạm việc xác định được động cơ phạm tội có ý nghĩa vô cùng