Phƣơng hƣớng hoàn thiện các quy định về dấu hiệu động cơ và mục đích phạm tội trong cấu thành tội phạm

Một phần của tài liệu Mặt chủ quan của tội phạm với tư cách là một yếu tố cấu thành tội phạm (Trang 93 - 105)

PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ MẶT CHỦ QUAN CỦA TỘI PHẠM

3.2.3. Phƣơng hƣớng hoàn thiện các quy định về dấu hiệu động cơ và mục đích phạm tội trong cấu thành tội phạm

và mục đích phạm tội trong cấu thành tội phạm

Bộ luật hình sự năm 1999 và Luật sử đổi bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 2009 quy định dấu hiệu động cơ phạm tội trong 15 CTTP cụ thể và dấu hiệu mục đích phạm tội được quy định trong 55 CTTP cụ thể, tuy

nhiên việc quy định này còn bộc lộ nhiều hạn chế cần được nghiên cứu và sửa đổi bổ sung.

Động cơ phạm tội được ghi nhận trong cấu thành tội phạm với tính chất là dấu hiệu định tội trong cấu thành tội phạm cơ bản ở Điều 95 (Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh); Điều 96 (Tội giết người do vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đáng); Điều 105 (Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh); Điều 106 (Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng); Điều 128 (Tội buộc người lao động, cán bộ, công chức thôi việc trái pháp luật); Khoản 1 Điều 142 (Tội sử dụng trái phép tài sản); khoản 1 Điều 167 (Tội báo cáo sai trong quản lý kinh tế); khoản 1 Điều 281 (Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ); khoản 1 Điều 282 (Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ); khoản 1 Điều 284 (Tội giả mạo trong công tác).

Động cơ phạm tội được ghi nhận trong cấu thành tội phạm với tính chất là dấu hiệu định khung hình phạt của cấu thành tội phạm tăng nặng tại Điểm q khoản 1 Điều 93 (vì động cơ đê hèn); điểm b khoản 2 Điều 103 (vì lý do công vụ của nạn nhân); điểm c khoản 2 Điều 120 (vì động cơ đê hèn); khoản 2 Điều 132 (vì động cơ trả thù); điểm a khoản 2 Điều 165 (vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác).

Động cơ phạm tội được ghi nhận trong cấu thành tội phạm với tính chất là tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng chung khi luật không quy định là dấu hiệu định tội của cấu thành tội phạm cơ bản hoặc không quy định là dấu hiệu định khung hình phạt của cấu thành tội phạm tương ứng - các điểm c (Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng), d (Phạm tội

trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết), đ (Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hay người khác gây ra) khoản 1 Điều 46 và điểm đ khoản 1 Điều 48 (Phạm tội vì động cơ đê hèn).

Mục đích phạm tội được quy định với tư cách là dấu hiệu định tội của cấu thành tội phạm cơ bản trong:

- Tất cả 14 tội được quy định tại chương XI “các tội xâm phạm an ninh quốc gia” thuộc phần các tội phạm từ điều 78 đến điều 91 Bộ luật hình sự thì mục đích “chống chính quyền nhân dân” được quy định là dấu hiệu định tội của các tội này.

- Mục đích “xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích của người khác” được quy định tại Điều 122 BLHS.

- Mục đích “làm sai lệch kết quả bầu cử” được quy định tại Điều 127 BLHS.

- Mục đích “chiếm đoạt tài sản” ở một số tội xâm phạm sở hữu được thực hiện với lỗi cố ý và có cấu thành tội phạm hình thức được quy định tại các Điều 133, 134,135 Bộ luật hình sự hoặc cấu thành tội phạm vật chất được quy định từ Điều 136 đến Điều 143 Bộ luật hình sự.

- Mục đích “thu lời bất chính” là dấu hiệu định tội được quy định tại Điều 160 Bộ luật hình sự (Tội đầu cơ).

- Mục đích “nhằm bán lại thu lời bất chính” được quy định tại Điều 160 BLHS

- Mục đích “kinh doanh” là dấu hiệu định tội được quy định tại Điều 171 Bộ luật hình sự 1999(Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp) tuy

nhiên Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã bỏ mục đích “kinh doanh là dấu hiệu định tội trong CTTP của tội này.

- Mục đích “chiếm đoạt tàu bay hoặc tàu thủy” quy định tại khoản 1 Điều 221 BLHS.

- Mục đích “lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân” được quy định tại khoản 1 Điều 267 BLHS.

- Mục đích “trốn tránh nghĩa vụ” được quy định là dấu hiệu định tội tại Điều 325 (Tội đào ngũ) và Điều 326 (Tội trốn tránh nghĩa vụ).

- Mục đích “phá hoại hòa bình, chống loài người” là dấu hiệu định tội của cả 4 tội thuộc chương XXIV bộ luật hình hình sự (từ Điều 341 đến Điều 344).

Mục đích “gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng” quy định tại Điều 230a (Tội khủng bố) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 2009.

Mục đích phạm tội được quy định với tư cách là dấu hiệu định khung hình phạt của cấu thành tội phạm tăng nặng được quy định tại điểm g (để thực hiện hoặc che dấu tội phạm khác), h (để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân) khoản 1 điều 93; điểm d khoản 2 điều 103 (để che dấu hoặc để trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác); điểm k khoản 1 điều 104 (để cản trở người thi hành công vụ); điểm a (vì mục đích mại dâm), d (để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân), đ (để đưa ra nước ngoài) khoản 2 Điều 119 (Tội mua bán người) BLHS được sửa đổi bổ sung năm 2009; điểm đ (để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân), e (để đưa ra nước ngoài), g (để sử dụng vào mục đích vô nhân đạo), h (để sử dụng vào mục đích mại dâm) khoản 2 Điều 120 (Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em) BLHS được sửa đổi bổ sung năm 2009; điểm e (Thu lợi bất chính) khoản 2 Điều 153; điểm g (thu lợi bất chính lớn) khoản 2,

điểm b (thu lợi bất chính rất lớn hoặc đặc biệt lớn) khoản 3 Điều 156 BLHS; điểm d (thu lợi bất chính lớn) khoản 2 Điều 159 (Tội Kinh doanh trái phép); điểm đ (thu lợi bất chính rất lớn) khoản 2, điểm b (thu lợi bất chính đặc biệt lớn) khoản 3 Điều 160 (Tội đầu cơ); khoản 2 (thu lợi bất chính lớn) Điều 162 (Tội lừa dối khách hàng); khoản 2 (thu lợi bất chính lớn) Điều 163 (Tội cho vay lãi nặng); điểm đ (thu lợi bất chính lớn) khoản 2 Điều 164a BLHS được sửa đổi bổ sung năm 2009; điểm b(thu lợi bất chính lớn) khoản 2 Điều 181a, điểm b (thu lợi bất chính lớn hoặc đặc biệt lớn) khoản 2 Điều 181b, điểm b (thu lời bất chính lớn) khoản 2 Điều 181c BLHS được sửa đổi bổ sung năm 2009; điểm c khoản 2 Điều 226, điểm c khoản 2, 3 Điều 226a và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3, điểm a khoản 4 Điều 226b BLHS được sửa đổi bổ sung năm 2009; điểm g khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều 251 BLHS được sửa đổi bổ sung năm 2009.

Trong mặt chủ quan của tội phạm động cơ, mục đích phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc cho tất cả các cấu thành tội phạm nhưng khi dấu hiệu động cơ hoặc mục đích được quy định là dấu hiệu bắt buộc trong một số cấu thành tội phạm cụ thể thì việc xác định động cơ phạm tội, mục đích phạm tội là bắt buộc tuy nhiên trong một số trường hợp việc quy định dấu hiệu động cơ và mục đích là dấu hiệu bắt buộc dẫn đến trường hợp các cơ quan áp dụng pháp luật không thể chứng minh được động cơ hay mục đích phạm tội đó dù biết chắc chắn người đó có động cơ và mục đích đó từ đó dẫn đến tình trạng bỏ lọt tội phạm. Do vậy, nên hoàn thiện các quy định về động cơ và mục đích trong cấu thành tội phạm theo hướng sau:

* Động cơ phạm tội

Động cơ phạm tội là dấu hiệu khó xác minh trong vụ án hình sự , trên thực tế có nhiều trường hợp vì không chứng minh được đô ̣ng cơ pha ̣m tô ̣i nên không thể chứng minh được hành vi đó là tô ̣i pha ̣m do đó bỏ lột tội phạm mặc

dù hành vi đó hoàn toàn nguy hiểm cho xã hội và xứng đáng phải xử lý về hình sự. Như vậy, nên quy định bỏ mô ̣t số đô ̣ng cơ là dấu hiệu định tội trong một số tô ̣i sau đây để không bỏ lo ̣t tô ̣i pha ̣m như : Điều 128 (Tô ̣i buô ̣c người lao đô ̣ng, cán bộ, công chức thôi viê ̣c trái pháp l uâ ̣t), Điều 167 ( Tội báo cáo sai trong quản lý kinh tế), Điều 142 (Tội sử dụng trái phép tài sản). Với dấu hiệu động cơ “vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác” hay “vì vụ lợi” là dấu hiệu định tội của hai tội danh này, nếu không chứng minh được dấu hiệu động cơ này thì không có tội phạm xảy ra. Tuy nhiên, ta thấy hành vi buô ̣c người lao đô ̣ng, cán bộ, công chức thôi viê ̣c trái pháp luâ ̣t gây hâ ̣u quả nghiêm tro ̣ng đã đủ yếu tố để cấu thành tô ̣i pha ̣m đối với tội danh tại Điều 128 và một người với hành vi “…báo cáo với cơ quan có thẩm quyền những số liệu, tài liệu không rõ ràng không đúng sự thật gây hậu quả nghiêm trọng...” cũng đã đủ yếu tố để cấu thành tô ̣i pha ̣m đối với tội danh tại Điều 167; một người có hành vi “…sử dụng trái phép tài sản của người khác…gây hậu quả nghiêm trong hoặc …” cũng đã đủ yếu tố để cấu thành tô ̣i pha ̣m đối với tội danh tại Điều 142. Viê ̣c Bô ̣ luâ ̣t h ình sự quy định động cơ “vì vụ lợ i hoă ̣c đô ̣ng cơ cá nhân khác” hay “vì vụ lợi” là không cần thi ết và cần sửa hai điều luật này theo hướng : Dù người thực hiện hành vi đó với bất kỳ động cơ gì đã gây ra hâ ̣u quả nghiêm tro ̣ng thì cũng đủ yếu tố để cấu thành tội phạm của hai tô ̣i danh đó.

Đối với dấu hiệu động cơ “vì vụ lợi ho ặc động cơ cá nhân khác” được quy định tại ba điều luật trong tổng số bảy điều luật quy định về tội phạm tham nhũng: Điều 281 (Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ); Điều 282 (Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ); Điều 284 (Tội giả mạo trong công tác). Đối với loại tội phạm về tham nhũng này thì trong tổng số bảy CTTP được quy định tương ứng với bảy tội danh của loại tội phạm này thì chỉ có ba điều luật thể hiện dấu hiệu động cơ trong nội dung

của CTTP còn bốn điều luật còn lại không thể hiện dấu hiệu động cơ trong nội dung của cấu thành tội phạm. Tuy nhiên nếu bỏ không quy định dấu hiệu động cơ trên trong ba điều luật (Điều 281, Điều 282, Điều 284) ta vẫn thấy được tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, mặt chủ quan và khách quan quan của tội phạm vẫn được thể hiện một cách rõ ràng. Như vậy, nên bỏ việc quy định dấu hiệu động cơ phạm tội ở ba tội danh trên để tạo ra sự thống nhất trong việc quy định ở loại tội này mà vẫn thể hiện được hết ý đồ của nhà làm luật.

* Mục đích phạm tội

+ Đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia cần sửa đổi như sau: Sửa cụm từ “nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, lực lượng quốc phòng, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” tại khoản 1 Điều 78 - Tội phản bội Tổ quốc thành “nhằm chống chính quyền nhân dân” cho ngắn gọn mà vẫn đủ ý, không những không bỏ lọt tội phạm mà còn phù hợp với quy định tại các điều: 79 - Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, 82 - Tội bạo loạn, 83 - Tội hoạt động phỉ, 84 - Tội khủng bố...;

Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 79), tội gián điệp (Điều 80), tội xâm phạm an ninh lãnh thổ (Điều 81), tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 88) cũng nên sửa theo hướng này.

Tất cả các tội xâm phạm an ninh quốc gia cần được sửa lại cho thống nhất theo thứ tự từ chủ thể của tội phạm đến hành vi thuộc mặt khách quan của tội phạm và cuối cùng là mục đích phạm tội.

Có tội thì quy định hành vi trước mục đích như: tội phản bội Tổ quốc (Điều 78), tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 79), tội gián điệp (Điều 80), tội xâm phạm an ninh lãnh thổ (Điều 81), tội bạo loạn (Điều 82), tội phá hoại chính sách đoàn kết (Điều 87), tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 88);

Có tội lại quy định mục đích trước hành vi như: tội hoạt động phỉ (Điều 83), tội khủng bố (Điều 84), tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 85), tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội (Điều 86), tội phá rối an ninh (Điều 89), tội chống phá trại giam (Điều 90).

Quy định không thống nhất như vậy vừa khó nghiên cứu, khó phân biệt các tội phạm này, lại vừa không bảo đảm được tính khoa học của Bộ luật hình sự và yêu cầu của nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.

+ Tội vu khống được quy định tại Điều 122 BLHS quy định mục đích “nhằm xúc pha ̣m danh dự hoă ̣c gây thiê ̣t ha ̣i đến quyền , lợi ích hợp pháp của người khác” là dấu hiệu định tội trong cấu thành tô ̣i pha ̣m cơ bản của tô ̣i này khiến cho các cơ quan bảo vệ pháp luật cũng như Tòa án gă ̣p rất nhiều khó khăn, thâ ̣m chí không chứng minh được mục đích phạm tội đó dẫn đến bỏ lọt tô ̣i pha ̣m. Nên quy đi ̣nh bỏ dấu hiệu mục đích “nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiê ̣t ha ̣i đến quyền , lơ ̣i ích hợp pháp của người khác” là dấu hiệu định tội trong cấu thành tôi pha ̣m cơ bản của tội danh này .

+ Đối với các tội xâm phạm sở hữu cần sửa đổi như sau:

Trong các tô ̣i xâm pha ̣m sở hữu có tính chất chiếm đoa ̣t (từ Điều 133 đến Điều 140) thì mục đích chiếm đoạt là dấu hiệu định tội của một loạt các tô ̣i pha ̣m này . Nhưng theo BLHS 1999 thì chỉ có bốn tội danh ở tên gọi của tô ̣i danh đã ghi nhâ ̣n mục đích chiếm đoa ̣t , đó là tô ̣i bắt cóc nhằm chiếm đoa ̣t

tài sản (Điều 134), tô ̣i công nhiên chiếm đoa ̣t tài sản (Điều 137), tô ̣i lừa đảo chiếm đoa ̣t tài sản (Điều 139) và tô ̣i la ̣m dụng tín nhiê ̣m chiếm đoa ̣t tài sản (Điều 140). Còn bốn tội còn lại là tội cướp tài sản (Điều 133), tội cưỡng đoa ̣t tài sản (Điều 135), tô ̣i cướp giâ ̣t tài sản (Điều 136) và tội trộm cắp tài sản (Điều 138) là không ghi nhận mục đích chiếm đoa ̣t tài sản ngay ở tên tô ̣i danh.

Mục đích chiếm đoạt tài sản chỉ được mô tả trong cấu thành tội phạm của các tội cướp tài sản (Điều 133), tội bắt cóc nhằm chiếm đoa ̣t tài sản (Điều 134) và tội cưỡng đoa ̣t tài sản (Điều 135), còn năm tội còn lại không có sự ghi nhận mục đích chiếm đoạt tài sản trong cấu thành tội phạm cơ bản như ba tô ̣i trên .

Vì thế, để cho thống nhất về mặt hình thức chúng ta nên sửa đổi để cả tám tội danh trên đều mô tả mục đích chiếm đoạt tài sản ở ngay tên gọi của tội danh và trong cả cấu thành tô ̣i pha ̣m cơ bản .

Đối với quy định của tô ̣i bắt cóc nhằm chiếm đoa ̣t tài sản (Điều 134 BLHS), nên chuyển tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản sang chương XIII – Các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân và đổi tên thành tội bắt cóc và bỏ dấu hiệu mục đích “nhằm chiếm đoạt tài sản” là dấu hiệu định tội của tội danh này. Bởi rất nhiều hành vi bắt cóc trên thực tế gây hoảng loạn và lo lắng trong nhân dân nhưng không phải nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản. Như vậy nếu ta sửa theo hướng này sẽ không bỏ lọt tội phạm.

+ Đối với các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh cần sửa đổi như sau:

Các tô ̣i từ Điều 341 đến Điều 344 BLHS 1999 thì mục đích phá hoại hòa bình, chống loài người và gây chiến tranh là dấu hiê ̣u đi ̣nh tô ̣i của các tội danh này . Tuy nhiên , mục đích này chỉ được mô tả trong cấu thành tội phạm cơ bản củ a tô ̣i phá hoa ̣i hòa bình , gây chiến tranh xâm lược (Điều 341), tô ̣i chống loài người (Điều 342) và tội tuyển mộ lính đánh thuê ; tô ̣i làm lính đánh

thuê (Điều 344). Còn ở tội phạm chiến tranh (Điều 343) thì mục đích gây chiến tranh không đươ ̣c mô tả trong cấu thành cơ bản của tô ̣i này . Có sự không thống nhất trong cách mô tả dấu hiệu mục đích trong CTTP của các tội này. Để đảm bảo tính thống nhất ta nên mô tả rõ mục đích nhằm “gây chiến tranh” là dấu hiê ̣u bắt buô ̣c trong tô ̣i này .

Một phần của tài liệu Mặt chủ quan của tội phạm với tư cách là một yếu tố cấu thành tội phạm (Trang 93 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)