Thực tiễn áp dụng các quy định về động cơ, mục đích phạm tội trong việc phân biệt tội phạm với vi phạm pháp luật khác

Một phần của tài liệu Mặt chủ quan của tội phạm với tư cách là một yếu tố cấu thành tội phạm (Trang 65 - 76)

b. Thực tiễn áp dụng các quy định về mục đích phạm tội trong việc định tội danh

2.2.2.Thực tiễn áp dụng các quy định về động cơ, mục đích phạm tội trong việc phân biệt tội phạm với vi phạm pháp luật khác

tội trong việc phân biệt tội phạm với vi phạm pháp luật khác

a. Dấu hiệu động cơ phạm tội được ghi nhận trong 10 cấu thành tội phạm với tính chất là dấu hiệu định tội trong cấu thành tội phạm cơ bản. Nếu thiếu dấu hiệu động cơ này thì người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội sẽ bị xử lý về tội danh khác hoặc không thỏa mãn CTTP cụ thể nào khác thì không bị coi là tội phạm.

Theo quy định của BLHS 1999 thì động cơ được coi dấu hiệu định tội ở 10 điều luật:

Điều 95 Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh; Điều 96 Tội giết người do vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đáng; Điều 105 Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh;

Điều 106 Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

Điều 128 Tội buộc người lao động, cán bộ, công chức thôi việc trái pháp luật;

Khoản 1 Điều 142 Tội sử dụng trái phép tài sản;

Khoản 1 Điều 167 Tội báo cáo sai trong quản lý kinh tế;

Khoản 1 Điều 281 Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ;

Khoản 1 Điều 284 Tội giả mạo trong công tác.

Qua thực tiễn nghiên cứu và xét xử ta thấy có rất nhiều quan điểm khác nhau về dấu hiệu động cơ này trong việc định tội danh cũng như quyết định hình phạt. Từ đó dẫn đến sự không thống nhất trong việc áp dụng pháp luật và tạo sự mơ hồ khi áp dụng các QPPL hình sự trong thực tế. Qua đó sẽ kéo theo rất nhiều hệ lụy không tốt như: Vin vào sự không thống nhất đó để quyết định hình phạt nhẹ hơn hoặc nặng hơn thực tế mà người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đó phải chịu. Cuộc sống của một đời người sẽ có sự thay đổi rất nhiều lại phụ thuộc quá nhiều vào ý thức đánh giá chủ quan của những người áp dụng pháp luật mà không phải phụ thuộc vào vào các quy định của pháp luật như vậy dễ dẫn đến oan sai hoặc để lọt tội phạm. tạo ra sự không dân chủ, bất bình đẳng trong xã hội.

Sau đây là một ví dụ để qua đó ta thấy được tầm quan trọng của dấu hiệu động cơ phạm tội. Một người có phải chịu TNHS hay không hay chỉ bị xử lý các trách nhiệm pháp lý khác phi hình sự:

Ví dụ: Theo cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân huyện L, vào hồi 07h ngày 02/07/2005, Nguyễn Hoành S đến quán bà Trương Thị L đòi tiền cho thuê nhà. Do hai bên không thống nhất về giá tiền thuê (một tháng S đòi 500.000, nhưng bà L chỉ đồng ý trả 300.000đ) nên đã xảy ra tranh chấp, dẫn đến xô xát. Nguyễn Hoành S về nhà lấy một cái búa đinh có cán dài 28cm bằng nhựa cứng có bọc một lớp cao su mềm mầu đen rồi đi đến quán nhà ông T mua 2.000đ đinh loại 5 cm đến quán nhà L đóng đinh, thì bà L lấy một cái ghế trong quán đánh một cái trúng vào gò má trái của S làm nứt xương gò má gây thương tích 21% sức lao động tạm thời. Lúc này, S vẫn tiếp tục đóng bít cửa quán, thì bà L xông vào đánh S lần thứ hai. Ngay lúc đó, S cầm búa đinh đuổi theo bà L thì bà L cầm hai chai nước tương trong quán nhà ông T xông

vào đánh S nên S đã dùng cán búa đánh một cái trúng phía bên trái đầu bà L gây thương tích 21%. [25]

Từ những tình tiết trên, Viện kiểm sát nhân dân huyện đã truy tố Nguyễn Hoành S về tội cố ý gây thương tích theo khoản 2 điều 104 Bộ luật hình sự (BLHS) với tình tiết định khung là "dùng hung khí nguy hiểm".

Riêng hành vi của bà L gây thương tích cho S 21% được tách ra giải quyết trong một vụ án khác.

- Quan điểm thứ nhất: Đồng ý với quan điểm của Viện kiểm sát nhân dân huyện L xác định Nguyễn Hoành S phạm tội cố ý gây thương tích theo khoản 2 điều 104 BLHS với tình tiết định khung là "dùng hung khí nguy hiểm"... (những người bảo vệ quan điểm này cho rằng cán búa mà S dùng để gây thương tích cho bà L phải được coi là hung khí nguy hiểm).

- Quan điểm thứ hai: Nguyễn Hoành S phạm tội Cố ý gây thương tích theo khoản 1 điều 104 BLHS (vì cán búa không phải là hung khí nguy hiểm). Do vậy, nếu chỉ căn cứ vào tỷ lệ thương tật 21% của bị hại Trương Thị L thì hành vi của Nguyễn Hoành S chỉ phải chịu Trách nhiệm hình sự theo khoản 1 điều 104 BLHS.

- Quan điểm thứ ba: Nguyễn Hoành S không phạm tội vì đã gây thương tích cho bà L do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng và thương tật cũng chưa đủ 31%.

- Quan điểm thứ tư: Nguyễn Hoành S không phạm tội vì cố ý gây thương cho bà L trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh và thương tật cũng chưa đủ 31%.

Đối chiếu với các tình tiết, hành vi của Nguyễn Hoành S với các chế định của pháp luật hình sự hiện hành thì đã có đủ cơ sử để xác định Nguyễn

Hoành S có hành vi cố ý gây thương tích trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân, tội phạm được quy định tại điều 105 BLHS vì:

Theo hướng dẫn tại Nghị quyết 04/NQ-HĐTP ngày 29-11-1986 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao thì "tình trạng tình thần bị kích động mạnh là tình trạng người phạm tội không tự chủ, tự kiềm chế được hành vi phạm tội của mình do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân gây nên...". Tính trái pháp luật nghiêm trọng trong hành vi của bà Trương Thị L thể hiện ở một loạt hành vi diễn ra liên tục nối tiếp dùng ghế đánh Nguyễn Hoành S gây thương tích 21%, nếu chỉ với riêng hành vi này đã đủ yếu tố cấu thành tội cố ý gây thương tích. Nhưng khi đó, Sơn vẫn kiềm chế được hoặc có thể khi đó vết thương do bị ngoại lực tác động mạnh và nhanh nên chưa gây đau đớn về thể xác, cho nên Nguyễn Hoành S vẫn chưa có phản ứng chống trả. Không dừng lại ở đó bà Loan tiếp tục xông vào lần thứ hai, lúc này do vết thương đã phá huy tác dụng đau đớn về thể xác, nên đã đẩy trạng thái tinh thần của Nguyễn Hoành S đến mức không thể kiềm chế được, cho nên S đã đuổi theo bà L và trở cán búa giơ lên dọa đánh. Ngay lúc đó, bà L đã cầm hai chai nước tương tại quán nhà ông T xông vào đánh S nên đã bị S đánh một cái trúng vào phía bên trái đầu gây thương tích 21% tạm thời.

Có một điều cần lưu ý là khi giải quyết các hành vi được quy định tại điều 105 BLHS đó là: Tình trạng tinh thần (hay nói cách khác là, thể trạng thần kinh hay khả năng tự kiềm chế) của mỗi người trong chúng ta không giống nhau, có người có khả năng tự kiềm chế rất cao trước những hành vi khiêu khích, nhưng có người rất thấp, lại có người trung bình, có người phải có hành vi tác động đến thân thể họ gây đau đớn về thể xác, nhưng cũng có người thì chỉ cần thấy thân nhân của họ bị đánh, hay thậm chí, có người chỉ cần dùng lời lẽ xúc phạm đến họ trong hoàn cảnh cụ thể đó cũng có thể đẩy

họ đến tình trạng tình thần bị kích động mạnh. Ngoài ra, đối phương là đàn ông hay đàn bà, sử dụng công cụ gì cũng có tác động tích cực đến trạng thái của người phạm tội.

Hiện nay, chưa có một quy chuẩn cụ thể định lượng chi tiết, giúp xác định chính xác tình trạng bị kích động mạnh. Chính vì vậy, nguyên nhân mâu thuẫn diễn biến của hành vi trái pháp luật của người bị hại dẫn đến phản ứng tức thời từ phía người bị hại.

Từ những phân tích trên, ta thấy hành vi của Nguyễn Hoành S là cố ý gây thương tích trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Tuy nhiên, Điều 105 BLHS tại khoản 1 (khung cơ bản) đã quy định tình tiết định tội của nạn nhân phải từ 31% trở lên, trong khi đó thương tật của bị hại Trương Thị L chỉ có 21%. Chính vì vậy mà hành vi của Nguyễn Hoành S không cấu thành tội phạm.

Như vậy, trong thực tiễn cũng như nghiên cứu pháp luật hình sự dấu hiệu động cơ phạm tội vẫn chưa được quy định và hướng dẫn cụ thể nên dẫn đến có nhiều cách hiểu khác nhau như trên và dẫn đến việc xét xử khác nhau ở các Tòa án khác nhau, từ đó dẫn tới việc không thống nhất trong xét xử và tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội. Cùng thực hiện hành vi như nêu trên nhưng có người lại không bị xử lý về hình sự có người lại lại bị coi là tội phạm và thậm chí còn bị phạt tù giam đến 7 năm.

b. Dấu hiệu mục đích phạm tội được quy định với tư cách là dấu hiệu định tội của 37 cấu thành tội phạm cơ bản theo quy định của BLHS 1999 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 2009:

- CTTP của 14 tội được quy định tại chương XI “các tội xâm phạm an ninh quốc gia” thuộc phần các tội phạm từ điều 78 đến điều 91 Bộ luật hình

sự thì mục đích “chống chính quyền nhân dân” được quy định là dấu hiệu định tội của các tội này; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Mục đích “xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích của người khác” được quy định trong CTTP của Điều 122 BLHS1999;

- Mục đích “làm sai lệch kết quả bầu cử” được quy định trong CTTP của Điều 127 BLHS;

- Mục đích “chiếm đoạt tài sản” ở một số tội xâm phạm sở hữu được thực hiện với lỗi cố ý và có cấu thành tội phạm hình thức được quy định tại các Điều 133, 134,135 Bộ luật hình sự hoặc cấu thành tội phạm vật chất được quy định từ Điều 136 đến Điều 143 Bộ luật hình sự.

- Mục đích “thu lời bất chính” là dấu hiệu định tội được quy định trong CTTP của Điều 160 Bộ luật hình sự (Tội đầu cơ);

- Mục đích “nhằm bán lại thu lời bất chính” được quy định trong CTTP của Điều 160 BLHS 1999;

- Mục đích “kinh doanh” là dấu hiệu định tội được quy định trong CTTP của Điều 171 Bộ luật hình sự 1999 (Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp) tuy nhiên Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã bỏ mục đích “kinh doanh là dấu hiệu định tội trong CTTP của tội này.

- Mục đích “chiếm đoạt tàu bay hoặc tàu thủy” quy định trong CTTP tại Khoản 1 Điều 221 BLHS.

- Mục đích “lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân” được quy định trong CTTP tại Khoản 1 Điều 267 BLHS.

- Mục đích “trốn tránh nghĩa vụ” được quy định là dấu hiệu định tội trong CTTP của Điều 325 (Tội đào ngũ) và Điều 326 (Tội trốn tránh nghĩa vụ);

- Mục đích “phá hoại hòa bình, chống loài người” là dấu hiệu định tội trong CTTP của cả 4 tội thuộc chương XXIV bộ luật hình hình sự (từ Điều 341 đến Điều 344).

Mục đích “gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng” quy định trong CTTP của Điều 230a (Tội khủng bố) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 2009.

Qua thực tiễn nghiên cứu và xét xử ta thấy có rất nhiều quan điểm khác nhau về các dấu hiệu mục đích này trong việc định tội danh cũng như quyết định hình phạt. Từ đó dẫn đến sự không thống nhất trong việc áp dụng pháp luật và tạo sự mơ hồ khi áp dụng các QPPL hình sự trong thực tế. Qua đó sẽ kéo theo rất nhiều hệ lụy không tốt như: Vin vào sự không thống nhất đó để quyết định hình phạt nhẹ hơn hoặc nặng hơn thực tế mà người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đó phải chịu. Cuộc sống của một đời người sẽ có sự thay đổi rất nhiều lại phụ thuộc quá nhiều vào ý thức đánh giá chủ quan của những người áp dụng pháp luật mà không phải phụ thuộc vào vào các quy định của pháp luật như vậy dễ dẫn đến oan sai hoặc để lọt tội phạm. tạo ra sự không dân chủ, bất bình đẳng trong xã hội.

Sau đây là một ví dụ để qua đó ta thấy được tầm quan trọng của dấu hiệu mục đích phạm tội. Một người có phải chịu TNHS hay không hay chỉ bị xử lý các trách nhiệm pháp lý khác phi hình sự:

Ví dụ: Ông Đinh Minh V (trú tại Hướng Hoá, Quảng Trị) cho rằng, bà Nguyễn Thị H (quê ở Nghệ An) có nợ tiền của mình 3.000.000đ. Khoảng 2h sáng ngày 29.9.2005 trong khi đang ngồi chơi với một số người bạn gần nhà anh Hua, V nhìn thấy chị H liền đi vào anh Đinh Minh Hua ở huyện T, Quảng Bình (anh Hua là người quen của V) để gặp chị H đòi nợ. Khi thấy chị H đang ngồi làm sổ sách một mình tại bàn gỗ giữa nhà anh Hua thì V đi vào đòi chị H

đưa cho V 3.000.000đ. KHi đòi nợ, V dùng lời nói hăm doạ cũng như dùng vũ lực yêu cầu chị H trả tiền. Khi bị V đánh và thể hiện thái độ bức xúc, hăm doạ thì chị H có thái độ sợ V và mượn của anh Hua 2.000.000đ đưa cho V, nhưng V không nhận, mà đòi chị H đưa đủ 3.000.000đ, nên chị H mượn tiếp anh Hua 1.000.000đ nữa để đưa cho V. Anh Hua chỉ có 600.000đ đưa cho chị H để đưa cho V, tổng cộng là 2.600.000đ, nhưng V không lấy. V trả lại cho anh Hua và bảo "Tiền mày tao không lấy, cất đi mà chạy thận" (anh Hua đang điều trị bệnh thận). Lúc đó, trong nhà có rất đông người (theo như lời trình bày của V thì trước khi vào nhà anh Hua để đòi nợ chị H, V đang ngồi uống với bạn bè trong đó có đồng chí cán bộ UBND xã và các đồng chí bộ đội biên phòng). Được đồng chí Hoàng Quang Ti - cán bộ UBND xã can ngăn V dừng các hành vi đòi đánh chị H cũng như các hành vi hăm doạ chị H để chị H trả tiền. Chị H được anh Hua mở cửa sau cho ra, sau đó chị H trình báo các cơ quan chức năng về sự việc.[52]

Quá trình bị V hành hung, chị H đã tự đi điều trị tại bệnh viện. Kết quả giám định pháp y kết luận chị H bị thiệt hại 4% sức khoẻ tạm thời.

Với nội dung vụ án như trên, trong các cơ quan tiến hành tố tụng đã tồn tại hai quan điểm là:

- Quan điểm thứ nhất: Đinh Minh V phạm tội cưỡng đoạt tài sản? - Quan điểm thứ hai: Đinh Minh V phạm tội cướp tài sản?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 133 BLHS thì "Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc… nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm".

Trong trường hợp này, V đã dùng vũ lực đối với chị H, hậu quả là chị H bị thiệt hại 4% sức khoẻ tạm thời. Nhưng rõ ràng là V không phải dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản của chị H. Theo như V khai thì trước đây, V và

chị H làm ăn với nhau, H còn nợ của V số tiền 3.000.000đ. Khi V từ Hướng Hoá, Quảng Trị ra thăm quê tại huyện T, tỉnh Quảng Trị (V đi bằng ôtô riêng của mình). Vì thấy chị H có mặt tại nhà anh Hua, nhân tiện V ghé vào để đòi nợ. V đã có hành vi hăm doạ, dùng vũ lực để buộc chị H phải trả nợ cho mình. Đây là hành vi vi phạm pháp luật vì luật pháp không cho phép một cá

Một phần của tài liệu Mặt chủ quan của tội phạm với tư cách là một yếu tố cấu thành tội phạm (Trang 65 - 76)