Phƣơng hƣớng hoàn thiện các quy định về phân loại lỗ

Một phần của tài liệu Mặt chủ quan của tội phạm với tư cách là một yếu tố cấu thành tội phạm (Trang 79)

PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ MẶT CHỦ QUAN CỦA TỘI PHẠM

3.1.2.Phƣơng hƣớng hoàn thiện các quy định về phân loại lỗ

Trong BLHS 1999 cũng như Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 2009 chưa có sự phân loại lỗi cụ thể trong từng CTTP. Qua việc mô tả các dấu hiệu tội phạm trong các CTTP được quy định trong luật hình sự Việt Nam thì những người áp dụng pháp luật cũng như những người nghiên cứu trong nhiều trường hợp không xác định được nhà làm luật đang mô tả lỗi cố ý hay vô ý trong CTTP đó. Do vậy cần có sự nhận diện lỗi cố ý hay lỗi vô ý qua một số nguyên tắc nhất định trong những trường hợp khó xác định được lỗi của người phạm tội.

Luật hình sự quy định hai loại tội là tội cố ý và tội vô ý. Nhưng đối tượng chủ yếu và trước hết của luật hình sự là các tội phạm cố ý. Trong Bộ luật hình sự Việt Nam nói riêng cũng như các Bộ luật hình sự các nước nói chung, số tội cố ý được quy định luôn chiếm đa số. Nhiều hành vi của các tội phạm cố ý đã tự thể hiện dấu hiệu lỗi cố ý như hành vi dùng vũ lực, hành vi lừa dối, hành vi đe doạ v.v..Hơn nữa, khi dấu hiệu lỗi không được mô tả trong cấu thành tội phạm thì phải hiểu lỗi của tội được mô tả trong cấu thành tội phạm đó là lỗi cố ý. Với những lý do như vậy, dấu hiệu lỗi cố ý có thể không được mô tả trong cấu thành tội phạm. Nhưng các cấu thành tội phạm bắt buộc phải được mô tả dấu hiệu lỗi vô ý vì theo nguyên tắc “…những hành vi do lỗi vô ý chỉ được coi là tội phạm khi điều luật quy định về một cấu thành cụ thể có nói rõ điều đó”. Do tính quan trọng nên nguyên tắc này được quy định trực tiếp trong nhiều Bộ luật hình sự Cộng hoà liên bang Đức, Bộ luật hình sự Thuỵ Điển. Như vậy, khi mô tả dấu hiệu lỗi trong cấu thành tội phạm cũng như khi giải thích, áp dụng dấu hiệu này của cấu thành tội phạm phải tuân theo nguyên tắc đầu tiên là nguyên tắc: lỗi cố ý phải được mô tả trong cấu thành tội phạm và khi dấu hiệu lỗi không được mô tả thì phải hiểu lỗi trong trường hợp đó là lỗi cố ý. Khi một cấu thành tội phạm không được mô tả dấu

hiệu lỗi thì có các khả năng sau được đặt ra: lỗi có thể là cố ý; lỗi có thể là cố ý và vô ý; lỗi có thể là vô ý. Trong các khả năng trên, chúng ta được phép chọn khả năng nào? Theo nguyên tắc, mọi nghi ngờ về điều luật đều phải được giải thích theo hướng có lợi cho người phạm tội…” thì chỉ có thể giải thích dấu hiệu lỗi trong trường hợp không được mô tả là lỗi cố ý. Đây là lý do giải thích tại sao luật hình sự phải thừa nhận nguyên tắc lỗi vô ý phải được mô tả rõ trong cấu thành tội phạm và khi dấu hiệu lỗi không được mô tả thì phải hiểu lỗi trong trường hợp đó là lỗi cố ý.[45,107,108]

Nguyên cứu thực trạng xây dựng, giải thích và áp dụng luật hình sự ở Việt Nam cho thấy các họat động này đều không xuất phải từ nguyên tắc trên đây. Trong số 44 cấu thành tội phạm có mô tả dấu hiệu lỗi có 31 cấu thành tội phạm mô tả lỗi cố ý: Điều 104, 105, 106, 118, 143, 165, 169, 181a, 227, 263 (có 2 CTTP), 286 (có 2 CTTP), 117, 141, 148, 149, 152, 224, 269, 276, 288, 293, 294, 295, 296, 304, 305, 306, 329, 336. Và 11 cấu thành tội pham mô tả lỗi vô ý: Điều 98, 99, 108, 109, 145, 264 (có 2 CTTP), 287 (có 2 CTTP), 328, 335). Các cấu thành tội phạm mô tả dấu hiệu lỗi vô ý đều là các cấu thành tội phạm có quan hệ cặp với các cấu thành tội phạm có dấu hiệu lỗi cố ý tương đương: Cấu thành tội phạm tội vô ý làm chết người có quan hệ cặp với cấu thành tội tội phạm tội giết người; Cấu thành tội phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác; Cấu thành tội phạm tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản có quan hệ cặp với cấu thành tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản; Cấu thành tội phạm tội vô ý làm lộ bí mặt nhà nước có quan hệ cặp với cấu thành tội phạm tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; Cấu thành tội phạm tội vô ý làm lộ bí mật công tác có quan hệ cắp với cấu thành tội phạm tội cố ý làm lộ bí mật công tác; Cấu thành tội phạm tội vô ý làm lộ bí mật quân sự có quan hệ cặp với cấu thành tội phạm tội cố ý làm lộ bí mật quân sự; Cấu thành tội phạm tội vô ý làm hư hỏng vũ khí quân dụng,

phương tiễn kỹ thuật quân sự có quan hệ cặp với cấu thành tội phạm tội huỷ hoại vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự v.v..Như vậy, nhà làm luật của chúng ta chỉ mô tả dấu hiệu lỗi vô ý trong cấu thành tội phạm có quan hệ cặp với cấu thành tội phạm cố ý - điều mà nhà làm luật không thể làm khác được. Còn tất cả các cấu thành tội phạm vô ý khác đều không mô tả dấu hiệu lỗi - điều mà đáng nhẽ nhà làm luật phải làm.

Từ những phân tích trên ta thấy: Nên quy định thêm một nguyên tắc trong luật hình sự Việt Nam đó là “Nguyên tắc suy đoán phi tội phạm do lỗi vô ý: Những hành vi được thực hiện do lỗi vô ý chỉ bị coi là tội phạm khi điều luật quy định về một cấu thành cụ thể có nói rõ điều đó”. Khi áp dụng nguyên tắc này sẽ tránh được sự liệt kê khó hiểu trong luật hình sự và hơn thế nưa nó cũng thể hiện được quan điểm khoan hồng và nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta trong việc đấu tranh và phòng chống tội phạm. Trên thực tế các hành vi được thực hiện với lỗi vô ý là những hành vi không có mức độ nguy hiểm cho xã hội cao như lỗi cố ý vì nó ít xuất phát từ ý thức của chủ thể mà phụ thuộc nhiều vào các điều kiện khách quan: Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, điều kiện kinh tế - xã hội…

Các CTTP không quy định cụ thể về dấu hiệu lỗi thì theo nguyên tắc trên thì đương nhiên được xác định là lỗi cố ý. Trong một số trường hợp cụ thể muốn thể hiện mức độ nguy hiểm của một số tội phạm nào đó có thể mô tả và quy định đó là lỗi cố ý trực tiếp hay gián tiếp để từ đó những người áp dụng pháp luật có thể đưa ra mức hình phạt chính xác nhất mà nhà làm luật muốn thể hiện.

Việc đặt tội danh cũng đòi hỏi phải rõ ràng về loại tội cố ý hay vô ý. Thức tế trong Bộ luật hình sự còn nhiều tội danh thể hiện tính đa nghĩa về tính chất - cố ý và vô ý. Ví dụ: Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người

khác trong khi thi hành công vụ; tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật. ở hai tội danh này có thể hiểu là cố ý gây thương tích… cũng như cố ý lây lan nhưng cũng có thể hiểu là vô ý gây thương tích…cũng như vô ý làm lây lan. Đối với những tội danh đa nghĩa về lỗi nhà làm luật cần sửa đổi để thể hiện rõ tội danh đó thuộc tội cố ý hay vô ý. Nhưng cũng cần chú ý phải mô tả lỗi trong

Một phần của tài liệu Mặt chủ quan của tội phạm với tư cách là một yếu tố cấu thành tội phạm (Trang 79)