Phƣơng hƣớng hoàn thiện các quy định về dấu hiệu lỗi trong cấu thành tội phạm

Một phần của tài liệu Mặt chủ quan của tội phạm với tư cách là một yếu tố cấu thành tội phạm (Trang 82)

PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ MẶT CHỦ QUAN CỦA TỘI PHẠM

3.1.3.Phƣơng hƣớng hoàn thiện các quy định về dấu hiệu lỗi trong cấu thành tội phạm

3.1.3. Phƣơng hƣớng hoàn thiện các quy định về dấu hiệu lỗi trong cấu thành tội phạm cấu thành tội phạm

Bộ luật hình sự năm 1999 trong việc quy định về các dấu dấu hiệu trong mặt chủ quan của tội phạm còn bộc lộ nhiều hạn chế cần được nghiên cứu. Trong đó có những hạn chế là nguyên nhân dẫn đến sự nhận thức không thống nhất cũng như những tranh luận về lỗi, động cơ và mục đích phạm tội dẫn đến những sai lầm trong việc định tội danh cũng như giải quyết những vấn đề có liên quan nguyên tắc xử lý, xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm…

Mặc dù dấu hiệu lỗi có ý nghĩa rất quan trọng nhưng trong Bộ luật hình sự, dấu hiệu này hầu như không được phản ánh trong các cấu thành tội phạm. Trong tổng số 280 cấu thành tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 2009 thì chỉ có 31 cấu thành tội phạm thể hiện rõ dấu hiệu lỗi là cố ý trong đó có 13 CTTP nêu trực tiếp lối cố ý ở tiêu đề của tội danh (Điều 104, 105, 106, 118, 143, 165, 169, 181a, 227, 263 (có 2 CTTP), 286 (có 2 CTTP)), và có 18 CTTP thể hiện lỗi cố ý trong nội dung của điều luật dù tên của tội danh không nêu rõ là lỗi cố ý ( Điều 117, 141, 148, 149, 152, 224, 269, 276, 288, 293, 294, 295, 296, 304, 305, 306, 329, 336). Có 11 CTTP thể hiện rõ dấu hiệu lỗi là vô ý (Điều 98, 99, 108, 109, 145, 264 (có 2 CTTP), 287 (có 2 CTTP), 328, 335). Trong tất cả các cấu thành tội phạm còn lại đều không có sự mô tả loại lỗi là cố ý hay vô ý.

Bảng 3.1:

Số lƣợng tội danh có quy định dấu hiệu lỗi trong CTTP

Tổng số CTTP được quy định trong Bộ luật hình sự (năm 1999) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự (năm 2009) 280 Số tội danh có quy định dấu hiệu lỗi cố ý trong CTTP 31 Số tội danh có quy định dấu hiệu lỗi vô ý trong CTTP 11 Số tội danh không quy định dấu hiệu lỗi trong CTTP 238

Căn cứ: Bộ luật hình sự (năm 1999) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của

Bộ luật hình sự (năm 2009)

Biểu đồ 3.1:

Tỷ lệ số CTTP có hoặc không có quy định dấu hiệu lỗi

11%4% 4%

85%

Số tội danh có quy định dấu hiệu lỗi cố ý trong CTTP

Số tội danh có quy định dấu hiệu lỗi vô ý trong CTTP

Số tội danh không quy định dấu hiệu lỗi trong CTTP

Căn cứ: Bộ luật hình sự (năm 1999) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của

Chỉ có 15% trong tổng số 280 CTTP được quy định trong luật hình sự Việt Nam có quy định dấu hiệu lỗi trong nội dung còn 85% trong tổng số 280 CTTP được quy định trong luật hình sự Việt Nam không mô tả dấu hiệu lỗi trong nội dung. Việc xác định dấu hiệu lỗi của 85% số CTTP trong Luật hình sự Việt Nam hoàn toàn thuộc về cơ quan giải thích, cơ quan áp dụng cũng như người nghiên cứu. Trong thực thế, việc xác định của các cơ quan cũng như cá nhân về dấu hiệu lỗi trong cấu thành tội phạm không xuất phát từ nguyên tắc chung, không dựa vào nội dung mô tả của cấu thành tội phạm mà hoàn toàn phụ thuộc vào cách hiểu tội phạm theo thông lệ của thực tiễn xét xử. Điều này cũng có lý do là bản thân cơ quan lập pháp khi xây dựng cấu thành tội phạm cũng đã không theo nguyên tắc chung. Nếu dựa vào cấu thành tội phạm để xác định dấu hiệu lỗi thì có thể lại không đúng với ý đồ của nhà làm luật cũng như với thực tiễn.

Trong nhiều trường hợp, do không có cơ sở xác định lỗi nên khung hình phạt đã được sử dụng để suy đoán dấu hiệu lỗi trong cấu thành tội phạm tương ứng là vô ý hay cố ý…Có rất nhiều cấu thành tội phạm không có tính rõ ràng về loại tội là tội cố ý hay tội vô ý vì dấu hiệu lỗi không được mô tả trong khi tội danh cũng như hành vi được mô tả không thể hiện được lỗi của chủ thể. Cùng một hành vi (cản trở) nhưng có cấu thành tội phạm coi hành vi này chưa thể hiện được nội dung lỗi nên phải mô tả là “cố ý cản trở…”, có cấu thành tội phạm không mô tả dấu hiệu lỗi kèm theo như vậy mà chỉ mô tả “cản trở…” và coi trong đó đã có dấu hiệu lỗi cố ý.

Có nhiều tội danh chưa thống nhất với nột dung được mô tả trong cấu thành tội phạm. Trước hết là sự không thống nhất về loại tội (cố ý hoặc vô ý) được thể hiện ở tội danh và được thể hiện trong cấu thành tội phạm. Về nguyên tắc, tội danh phải thể hiện được loại tội ( cố ý hoặc vô ý ) được phản ánh trong cấu thành tội phạm. Trong Bộ luật hình sự tuy còn một số tội danh

chưa thể hiện được điều này nhưng nhiều tội danh khác thể hiện rất rõ loại tội được phản ánh trong cấu thành tội phạm là tội cố ý. Nhưng với cách mô tả trong cấu thành tội phạm ở mức độ hình phạt được quy định lại buộc chúng ta phải hiểu đó có thể là tội vô ý. Ví dụ: Tội phá thai trái phép, tội đua xe trái phép, tội hành nghề mê tín, dị đoan v.v… Đối với những trường hợp này có nhiều cách giải quyết khác nhau. Trước hết, phải xem lại tội danh để xác định tội danh đó đã chính xác chưa. Về nguyên tắc, tội danh phải phản ánh nội dung (khách quan và chủ quan) của tội phạm được mô tả trong cấu thành tội phạm. Việc đặt tên tội (tội danh) phải xuất phát từ nội dung của tội phạm mà chúng ta muốn và sẽ mô tả trong cấu thành tội phạm. Giữa đặt tên tội và mô tả tội phải thống nhất và phù hợp với nhau. Ví dụ: Nếu chúng ra muốn tội phạm được mô tả trong cấu thành tội phạm là tội vô ý, trong đó chủ thể có hành vi hành nghề mê tín, dị đoan và hành vi đó phải (vô ý) gây hậu quả nghiêm trọng như hậu quả chết người hay hậu quả thương tích nặng… thì tội đó không thể được đặt tên là hành nghề mê tín, dị đoan. Nội dung của tội được mô tả trong cấu thành tội phạm không phải là bản thân hành vi hành nghề mê tín, dị đoan mà là việc hành vi đó đã (vô ý) gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Trong khi đó tội danh lại thể hiện nội dung của tội phạm là việc (cố ý) thực hiện hành vi hành nghề mê tín, dị đoan. Ví dụ khác, nếu chúng ta muốn tội phạm được mô tả trong cấu thành tội phạm là tội cố ý, trong đó chủ thể có hành vi đua xe trái phép thì tội đua xe trái phép được đặt cho tội đó là đúng vì tội danh này hoàn toàn phù hợp với nội dung được mô tả trong cấu thành tội phạm. Nếu tội danh của tội cụ thể được xác định là đúng vì cần phải xếp tội này thuộc tội cố ý để phù hợp với tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội thì giữ nguyên tội danh và điều chỉnh lại sự mô tả trong cấu thành tội phạm theo hướng bỏ dấu hiệu hậu quả và quy định dấu hiệu này là một dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng hoặc giữ dấu hiệu hậu quả trong cấu

thành tội phạm nhưng phải diễn đạt theo cách khác để thể hiện là tội cố ý nhưng chỉ coi là cấu thành tội phạm trong trường hợp đã vô ý gây hậu quả.[45,111,112,113]

Một số tội danh không thể hiện nội dung lỗi của tội phạm mặc dù việc này là cần thiết và có thể thực hiện được. Hai ví dụ điển hình về trường hợp này là “tội làm chết người trong khi thi hành công vụ” và “tội gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ của người khác trong khi thi hành công vụ”. Hai tội danh này mới thể hiện hành vi khách quan mà không thể hiện được nội dung lỗi. Hai hành vi này vừa có thể được thể hiện với lỗi cố ý và vừa có thể thực hiện với lỗi vô ý. Do vậy, việc xác định lỗi ngay trong tội danh là cần thiết và hoàn toàn có thể làm được. Thực tế, trong Bộ luật hình sự có các tội danh tương tự đã được diễn đạt kèm theo dấu hiệu lỗi. Đó là tội vô ý làm chết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ của người khác v.v.. Việc không thể hiện nội dung lỗi ngay trong tội danh như vậy không chỉ thể hiện sự không rõ ràng của tội danh mà còn thể hiện sự không thống nhất trong kỹ thuật luật pháp.

Mâu thuẫn của việc hình thành hai cấu thành tội phạm cho cùng một tội, một cấu thành tội phạm vật chất (có dấu hiệu hậu quả) và một cấu thành tội phạm hình thức (có dấu hiệu về đặc điểm nhân thân xấu). Trong đó, tội được cấu thành tội phạm vật chất phản ánh là tội vô ý và tội được cấu thành tội phạm hình thức phản ánh là tội cố ý. Như vậy, một tội có thể là tội cố ý và có thể là tội vô ý, tuỳ vào việc xem tội phạm đó thuộc cấu thành tội phạm nào - cấu thành tội phạm vật chất hay cấu thành tội phạm hình thức. Ví dụ: Tội đua xe trái phép - Điều 207. Nếu xem tội này là tội có cấu thành tội phạm vật chất (đòi hỏi gây thiệt hại sức khoẻ, tài sản của người khác) thì tội này là tội vô ý. Trái lại, nếu xem tội này là tội có cấu thành tội phạm hình thức (không đòi hỏi gây thiệt hại cho sức khoẻ, tài sản của người khác mà chỉ đòi hỏi chủ

thể đã bị xử phạt hành chính…hoặc bị kết án…) thì tội này là tội cố ý. Như vậy, một tội phạm vừa có tính chất là tội cố ý và vừa có tính chất tội vô ý. Điều này dẫn đến việc giải quyết trách nhiệm hình sự có sự khác nhau ở cùng một tội vì nhiều quy định liên quan đến trách nhiệm hình sự có sự phân biệt giữa tội cố ý và tội vô ý. Ngoài ra, sự mâu thuẫn này cũng là nguyên nhân làm cho việc đặt tội danh không chính xác.

Với phân tích trên, ta thấy rằng việc hoàn thiện Bộ luật hình sự trong việc xây dựng cấu thành tội phạm phải bắt đầu bằng việc mô tả dấu hiệu lỗi trong tất cả các cấu thành tội phạm. Khi Bộ luật hình sự đã được hoàn thiện theo hướng này thì việc giải thích, áp dụng luật sẽ không gặp khó khăn trong nhân thức dấu hiệu lỗi của cấu thành tội phạm. Việc mô tả dấu hiệu lỗi trong cấu thành tội phạm là cần thiết để tại ra sự thống nhất giữa ý đồ của nhà làm luật với các thức thể hiện, giữa sự mô tả trong luật với cách hiểu của các cơ quan và cá nhân trong thực tiễn áp dụng cũng như những người nghiên cứu pháp luật. Do vậy, việc mô tả dấu hiệu lỗi trong các CTTP là cần thiết để tạo ra một sự thống nhất trong suy nghĩ và hành động của cả nhà làm luật, người thực thi pháp luật cũng như người nghiên cứu pháp luật.

Ngoài ra, Bộ luật hình sự cũng còn nhiều hạn chế cụ thể khác liên quan đến dấu hiệu lỗi trong cấu thành tội phạm:

Nhiều tội danh thể hiện là tội cố ý những giữa tội danh, sự mô tả của cấu thành tội phạm cũng như quy định của điều luật nói chung và cách hiểu, cách giải thích cũng như ý đồ của nhà làm luật không có sự thống nhất với nhau. Có thể nêu ra ở đây một số cấu thành tội phạm thuộc loại này là cấu thành tội phạm tội bức tử, cấu thành tội hành nghê mê tín, dị đoan, cấu thành tội phạm tội phá thai trái phép, cấu thành tội phạm cản trở giao thông đường bộ (đường thuỷ, đường sắt, đường không).

+ Tội bức tử, xét về bản chất là một dạng đặc biệt của tội giết người, trong đó chủ thể đã sử dụng chính nạn nhân như công cụ sống để tự tước đoạt tính mạng của chính mình. Xét về hình thức, tội danh bức tử thể hiện rõ lỗi của tội này là lỗi cố ý. Về kỹ thuật lập pháp, sự mô tả trong cấu thành tội phạm cũng thể hiện dấu hiệu là lỗi cố ý. Thế nhưng từ trước đến nay, trong giải thích của cơ qian xét xử thì dấu hiệu lỗi trong cấu thành tội phạm này là lỗi cố ý gián tiếp hoặc lỗi vô ý. Để đảm bảo tính thống nhất chúng ta phải hiểu dấu hiệu lỗi trong cấu thành tội phạm tội bức tử là lỗi cố ý - cố ý đối với hành vi đối xử tàn ác…và đối với cả hậu quả tự sát của nạn nhân. Chúng ta có thể xem xét lại các khung hình phạt để điều chỉnh cho phù hợp và có thể coi việc nạn nhân chết là dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng. Trường hợp người có hành vi đối xử tàn ác…chỉ có lỗi vô ý với hậu quả tự sát của nạn nhân thì không thuộc phạm vi của tội này mà cấu thành tội hành hạ người khác. Tuy nhiên cần phải bổ sung dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng cho tội này là dấu hiệu vô ý làm nạn nhân tự sát. [45,111,112]

+ Tội đua xe trái phép được thể hiện là tội cố ý. Nếu theo nguyên tắc chung để giải thích thì dấu hiệu lỗi trong cấu thành tội phạm tội này cũng là lỗi cố ý. Nhưng theo cách hiểu của chúng ta hiện nay và đối chiếu khung hình phạt của tội này với khung hình phạt của tội cố ý gây thương tích thì lỗi của chủ thể đối với hậu quả thương tích ở tội này chỉ có thể là lỗi vô ý. Như vậy, tội đua xe trái phép có hai cấu thành tội phạm - Một cấu thành tội phạm là cấu thành tội phạm vật chất và lỗi vô ý và một cấu thành tội phạm là cấu thành tội phạm hình thức và lỗi là lỗi cố ý. Để đảm bảo tính thống nhất chúng tôi cho rằng nên giữ nguyên tội danh là tội đua xe trái phép và phải hiểu tội này là tội cố ý. Nhưng trong cấu thành tội phạm phải bỏ dấu hiệu (vô ý gây) hậu quả và bỏ cả dấu hiệu đặc biệt về nhân thân. Những dấu hiệu này cần được quy định là dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng. [45,112,113]

+ Tội hành nghề mê tín, dị đoan trước đây có tên gọi là tội hành nghề mê tín, dị đoạn gây hậu quả nghiêm trọng. Sự thay đổi này là do trong cấu thành tội pham có thêm dấu hiệu thay thế cho dấu hiệu hậu quả nghiêm trọng là dấu hiệu về nhân thân xấu của chủ thể. Hai tội danh này thể hiện hai nội dung khác nhau. Tội danh hành nghề mê tín, dị đoan thể hiện nội dụng của tội này là việc hành nghề mê tín, dị đoan và lỗi trong việc này chỉ có thể là cố ý; trái lại, tội danh hành nghề mê tín, dị đoan gây hậu quả nghiêm trọng thể hiện nội dung của tội này là việc (vô ý) gây hậu quả nghiêm trọng do hành nghề mê tín, dị đoan…Cách quy định và cách hiểu tội hành nghề mê tín, dị đoan trong Bộ luật hình sự hiện nay cũng tương tự như cách quy định và cách hiểu tội đua xe trái phép nói trên. Do vậy, chúng tôi đề nghị cần sửa tội này theo hướng quy về tội danh trước đây (tội hành nghề mê tín, dị đoan gây hậu quả nghiêm trọng) và trong cấu thành tội phạm bỏ dấu hiệu vầ nhân thân xấu nhưng bổ sung thêm tập hợp từ vô ý trước tập hợp từ gây hậu quả nghiêm trọng. Tội phá thai trái phép cũng như đối với các tội cản trở giao thông…thì cách giải quyết cũng tương tự như đối với tội hành nghề mê tín, dị đoan nói trên.[45,113]

Theo nguyên tắc chung, trong cấu thành tội phạm tội cố ý, dấu hiệu lỗi cố ý bao trùm tất cả các dấu hiệu khác như dấu hiệu hành vi, dấu hiệu hậu quả, dấu hiệu về đặc điểm của đối tượng (nạn nhân hoặc người bị hại) v.v.. Nhưng trong thực tế hiểu và giải thích luật, điều này đã không được chú ý. Biểu hiện rõ nhất là ở các cấu thành tội phạm tội cố ý trong đó mô tả đặc điểm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Mặt chủ quan của tội phạm với tư cách là một yếu tố cấu thành tội phạm (Trang 82)