Dấu hiệu động cơ phạm tộ

Một phần của tài liệu Mặt chủ quan của tội phạm với tư cách là một yếu tố cấu thành tội phạm (Trang 29 - 32)

* Khái niệm động cơ phạm tội

Trong pháp luật hình sự thực định Việt Nam nhà làm luật không ghi nhận khái niệm pháp lý động cơ phạm tội tuy nhiên ta có thể hiểu động cơ phạm tội là động lực (nhân tố) bên trong thúc đẩy quyết tâm của người phạm

tội thực hiện tội phạm [76,144].

Động cơ phạm tội ở mức độ nhất định nằm trong trạng thái tâm lý của chủ thể nên nó là một dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội phạm được thực hiện với hình thức lỗi cố ý. Như chúng ta được biết hành vi của con người trong trạng thái tâm lý bình thường đều được thực hiện do sự thúc đẩy của một hoặc một số động cơ nhất định. Không những trong trường hợp phạm tội cố ý mà ngay cả trong trường hợp phạm tội vô ý hành vi của người phạm tội cũng đều có động cơ nhất định thúc đẩy. Chỉ trong trường hợp phạm tội vô ý vì cẩu thả thì hành vi mới không có động cơ rõ rệt. Nhưng ở các tội vô ý chỉ có thể nói đến động cơ của xử sự mà không thể nói đến động cơ phạm tội vì người phạm tội vô ý hoàn toàn không mong muốn thực hiện tội phạm, họ hoặc không biết hành vi của mình là hành vi phạm tội hoặc tin hành vi của mình không trở thành hành vi phạm tội.

Cơ sở tạo thành động cơ phạm tội là những nhu cầu về vật chất, tinh thần, các lợi ích và tư tưởng sai lệch của cá nhân, cũng có thể là những nhu cầu bình thường nhưng chủ thể đã lựa chọn cách thỏa mãn những nhu cầu đó bằng việc thực hiện hành vi trái với lợi ích và chuẩn mực xã hội. Thông thường động cơ phạm tội được phản ánh dưới một số hình thức sau: Động cơ vụ lợi gắn liền với những ham muốn vật chất hẹp hòi muốn có của quý, làm giàu bất chính, v.v., động cơ gắn liền với những suy tính nâng cao thể diện cá

nhân như muốn hơn người, muốn có địa vị xã hội cao…; động cơ mang tính chất hiếu chiến kết hợp với ý thức coi thường pháp luật, coi thường lợi ích của người khác, cộng đồng và xã hội; động cơ đi ngược lại với lợi ích của xã hội gắn liền với tình trạng vô trách nhiệm và không hoàn thành nghĩa vụ đối với nhà nước.v.v.

Động cơ phạm tội nói chung không có ý nghĩa quyết định đến tính chất nguy hiểm của tội phạm, nó không làm thay đổi hẳn tính chất của hành vi do vậy động cơ phạm tội không phải là căn cứ để phân biệt giữa tội phạm với không phải tội phạm, giữa tội phạm này với tội phạm khác. Tuy nhiên, trong một số trường hợp động cơ phạm tội có thể làm thay đổi mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Trong luật hình sự Việt Nam, động cơ phạm tội nói chung không được phản ánh trong tất cả các cấu thành tội phạm tuy nhiên trong một số trường hợp động cơ phạm tội lại được nhà làm luật ghi nhận trong cấu thành tội phạm.[76,145]

* Phân loại động cơ phạm tội

Động cơ phạm tội được ghi nhận trong cấu thành tội phạm với tính chất là dấu hiệu định tội trong cấu thành tội phạm cơ bản ở Điều 95 (Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh); Điều 96 (Tội giết người do vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đáng); Điều 105 (Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh); Điều 106 (Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng); Điều 128 (Tội buộc người lao động, cán bộ, công chức thôi việc trái pháp luật); khoản 1 Điều 142 (Tội sử dụng trái phép tài sản); khoản 1 Điều 167 (Tội báo cáo sai trong quản lý kinh tế); khoản 1 Điều 281 (Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ); khoản 1

Điều 282 (Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ); khoản 1 Điều 284 (Tội giả mạo trong công tác).

Động cơ phạm tội được ghi nhận trong cấu thành tội phạm với tính chất là dấu hiệu định khung hình phạt của cấu thành tội phạm tăng nặng tại điểm q khoản 1 Điều 93 (vì động cơ đê hèn); điểm b khoản 2 Điều 103 (vì lý do công vụ của nạn nhân); điểm c khoản 2 Điều 120 (vì động cơ đê hèn); khoản 2 điều 132 (vì động cơ trả thù); điểm a khoản 2 Điều 165 (vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác).

Động cơ phạm tội được ghi nhận trong cấu thành tội phạm với tính chất là tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng chung khi luật không quy định là dấu hiệu định tội của cấu thành tội phạm cơ bản hoặc không quy định là dấu hiệu định khung hình phạt của cấu thành tội phạm tương ứng - các điểm c (Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng), d (Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết), đ (Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hay người khác gây ra) khoản 1 Điều 46 và điểm đ khoản 1 Điều 48 (Phạm tội vì động cơ đê hèn).

* Ý nghĩa của động cơ phạm tội

Động cơ phạm tội được ghi nhận trong cấu thành tội phạm với tính chất là dấu hiệu định tội trong cấu thành tội phạm cơ bản thì dấu hiệu động cơ là dấu hiệu bắt buộc được quy định trong cấu thành tội phạm. Nếu không có động cơ này thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo tội danh đó. Như vậy, động cơ phạm tội có ý nghĩa quan trọng trong việc truy cứu TNHS cũng như trong việc định tội danh.

Động cơ phạm tội được ghi nhận trong cấu thành tội phạm với tính chất là dấu hiệu định khung hình phạt của cấu thành tội phạm tăng nặng, dấu hiệu

động cơ trong những trường hợp này thể hiện vai trò phân hóa TNHS giữa những người có và không có động cơ phạm tội thep quy định của điều luật tương ứng. Như vậy, động cơ phạm tội có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định đúng khung hình phạt.

Động cơ phạm tội được ghi nhận trong CTTP với tính chất là tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng chung khi luật không quy định là dấu hiệu định tội của cấu thành tội phạm cơ bản hoặc không quy định là dấu hiệu định khung hình phạt của cấu thành tội phạm tương ứng, đảm bảo cho việc cá thể hóa và phân hóa TNHS một cách tối đa và chính xác, từ đó quyết định hình phạt đúng và chính xác nhất.

Một phần của tài liệu Mặt chủ quan của tội phạm với tư cách là một yếu tố cấu thành tội phạm (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)