- Nhận dạng thị trường mục tiêu chiến lược là thị trường Hà Nội, tập khách hàng mục tiêu hướng đến chính trên thị trường này được tập trung cho đối tượng khách hàng là
3.3.4. Một số kiến nghị với nhà nước, cơ quan chức năng.
Để khuyến khích hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh đối với các thành phần không phải là kinh tế nhà nước thì cần có các biện pháp tác động tích cực và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp.
3.3.4.1. Nhà nước
Hoàn thiện và ổn định cơ chế quản lý kinh tế theo hướng đơn giản, thông thoáng hơn, phù hợp với nền kinh tế thị trường.
Hệ thống văn bản pháp lý, các quy định phải đảm bảo tính đồng bộ, nhất quán trong việc khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi mới tham gia thị trường, có sản phẩm mới… công ty hay gặp vướng mắc do chịu nhiều sự điều chỉnh bởi các văn bản, thông tư, nghị định,… khác nhau. Đôi khi xảy ra nhiều trường hợp cùng một sự việc, tuy nhiên nếu xét theo văn bản này thì đúng, theo văn bản khác thì bị phạm luật. Việc khuyến khích trực tiếp và khuyến khích đầu tư vào sản xuất, kinh doanh còn nhiều điểm bất cập. Có những thành phần chưa được hưởng ưu đãi đúng mức. Do đó, Nhà nước cần xem xét có chính sách ưu đãi hoặc khuyến khích hoặc ưu đãi công bằng hơn đối với mọi thành phần kinh tế.
Hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế nhằm chống hiện tượng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng trôi nổi trên thị trường. Hiện tượng này gây nên hậu quả rất nghiêm trọng đối với không chỉ người tiêu dùng mà còn cả doanh nghiệp khi doanh thu và uy tín bị giảm sút. Đối với các doanh nghiệp mới tham gia thị trường, khi sản phẩm của mình mới tiếp cận người tiêu dùng, cần một thời gian để người tiêu dùng đánh giá, vấn đề vi phạm nhãn, quyền sáng chế có ảnh hưởng sống còn tới việc tiếp tục tồn tại trên thị trường nữa hay không.
Nhà nước nên tạo điều kiện giảm bớt một số thủ tục hành chính về đăng kí bản quyền và đăng kí kinh doanh, thủ tục về thuế…. Bởi lẽ, trong nền kinh tế thị trường hiện nay, đôi khi thời gian mang ý nghĩa quyết định tới thành công của doanh nghiệp. Đi trước đối thủ sẽ nhanh chóng và in sâu hình ảnh sản phẩm công ty trong lòng khách hàng.
Điều chỉnh hợp lý các chính sách thuế
Thuế là một trong những công cụ điều tiết nền kinh tế của Nhà nước, đóng góp phần lớn khoản thu ngân sách của Nhà nước, góp phần phân phối lại thu nhập, thực hiện công bằng xã hội. Điều chỉnh hợp lý chính sách thuế đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Thuế giá trị gia tăng VAT: các sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ trên thị trường với mức thuế giá trị gia tăng là 10%. Thiết bị máy móc phục vụ cho sản xuất nhập về kho, các khoản đầu vào… đều phải chịu thuế giá trị gia tăng. Do đó, Nhà nước nên có những chính sách điều chỉnh thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ giúp họ tăng tính cạnh tranh. Ví dụ như: giảm thuế ở một số hoạt động, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong kê khai và nộp thuế…
Thuế thu nhập doanh nghiệp: hiện mức thuế áp dụng với tất cả các doanh nghiệp là 25%. Mức thuế này được mọi người đánh giá là khá cao so với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, nhất là khi nền kinh tế đang còn nhiều khó khăn. Nhà nước nếu hạ mức thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ giúp các doanh nghiệp có khả năng tích lũy được nhiều vốn hơn để đầu tư mua sắm dây chuyền công nghệ hiện đại, đầu tư nghiên cứu… Từ đó có thể giải quyết được bài toán vừa nâng cao chất lượng sản phẩm, mà giá thành thấp nhờ hiệu suất làm việc cao, chi phí nhân công, hao phí giảm… tăng cường khả năng thâm nhập, mở rộng thị trường.
Chính sách tài chính
Tạo ra cơ chế thông thoáng hơn trong thị trường tài chính ngân hàng. Cải cách các thủ tục vay vốn, tăng cường các khoản tín dụng trung và dài hạn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đặc biệt là tạo ra môi trường công bằng trong hoạt động tín dụng, không còn đối xử phân biệt giữa các đối tượng vay vốn khác nhau, đồng thời từng
bước hạ lãi suất, tăng khả năng đầu tư, tái đầu tư, mở rộng quy mô của các doanh nghiệp.