Những hạn chế, bất cập, khó khăn của thi hành án dân sự ở tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành án dân sự ở tỉnh Bắc Giang (Trang 39)

hành qua các năm. Đồng thời, tạo niềm tin trong nhân dân về sự tôn trọng pháp luật, đảm bảo hiệu lực thực tế của bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

2.2.2. Những hạn chế, bất cập, khó khăn của thi hành án dân sự ở tỉnh Bắc Giang tỉnh Bắc Giang

So với các năm trước đây, thi hành án dân sự của tỉnh đã có những mặt tích cực, chất lượng dần được nâng lên đáp ứng ngày càng tốt hơn với

yêu cầu của nhiệm vụ trong thời kỳ mới. Tuy nhiên, thi hành án dân sự ở tỉnh Bắc Giang vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập, khó khăn cần sớm được khắc phục.

Thứ nhất, số lượng án chưa có điều kiện thi hành chiếm tỉ lệ cao về việc và đặc biệt là số tiền cần phải thu. Năm 2009, có 2.900 việc chưa có điều kiện thi hành (chiếm 39,4% số việc phải thi hành), 65.237.354.000 đồng (chiếm 74,7% số tiền phải thu); Năm 2010, có 2.750 việc chưa có điều kiện thi hành (chiếm 36,54% số việc phải thi hành), 69.876.130.000 đồng (chiếm 74% số tiền phải thu); Năm 2011, có 2.799 việc chưa có điều kiện thi hành (chiếm 34,6% số việc phải thi hành), 83.898.110.000 đồng (chiếm 52% số tiền phải thu). Đa phần số án chưa có điều kiện thi hành là phần dân sự trong án hình sự liên quan đến các khoản phạt tiền, án phí (năm 2009 là 2045 việc, năm 2010 là 1.923 việc, năm 2011 là 1.886 việc; phần việc dân sự trong án hình sự luôn chiếm tỉ lệ trên 60% việc chưa có điều kiện thi hành)... Chủ yếu việc chưa có điều kiện thi hành này là loại việc về ma túy, đối tượng phải thi hành án đang chấp hành hình phạt tù (có cả tù chung thân, tử hình) và các đối tượng phải thi hành này thường là các con nghiện, không có tài sản hoặc không có nơi cư trú rõ ràng hoặc có nơi cư trú nhưng đã bỏ đi lang thang từ lâu. Chính điều đó dẫn đến tình trạng khó khăn trong thi hành án và kéo dài tình trạng án tồn đọng, khó thi hành dứt điểm.

Thứ hai, việc thi án đối với người phải thi hành án liên quan đến kiện đòi nợ, tranh chấp tài sản, nhà đất có tổng số tiền lớn như vụ việc Nguyễn văn Chung và Nguyễn Thị Hợp đều ở xã Dĩnh Kế, thành phố Bắc Giang phải trả nợ tới 14.440.000.000 đồng (trích bản án dân sự số 03/DSPT ngày 07/2/2011), vụ việc Mai Quang Dũng và Nguyễn Huấn Thị đều ở phường Ngô Quyền, thành phố Bắc Giang phải trả nợ 4.569.997.000 đồng (trích bản án dân sự số 20/DSST ngày 18/10/2011)… Đây là những trường hợp người phải thi hành

án phải trả công nợ lớn nhưng tài sản ít hoặc có tài sản đã kê biên nhưng lại có tranh chấp hoặc không bán được. Người phải thi hành án là các đương sự tham gia tranh chấp có mâu thuẫn gay gắt với nhau, người phải thi hành án có thái độ chống đối quyết liệt, gây khó khăn cho cơ quan thi hành án. Chính vì vậy, trong những năm qua, công tác cưỡng chế thi hành án dân sự gặp rất nhiều khó khăn và nhiều vụ cưỡng chế không thành công như năm 2010 cưỡng chế không đạt 29 vụ với số tiền là 3.241.742.000 đồng, năm 2011 cưỡng chế không đạt 17 vụ với số tiền là 137.291.000đồng và tài sản là nhà, đất. Những việc cưỡng chế không đạt là do đương sự tẩu tán tài sản hoặc chống đối quyết liệt. Chẳng hạn như:

Năm 2011, vụ cưỡng chế đối với ông Nguyễn Văn Hà và bà Phan Thị Nguyên Ở thị trấn Bố Hạ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang phải giao quyền sở hữu, quản lý, sử dụng khối tài sản thừa kế của cụ Nguyễn Văn Kễ cho 5 người con (đại diện là bà Nguyễn Thị Bình) không đạt kết quả do người phải thi hành án chống đối bằng cách phóng hỏa đốt nhà. Trước tình hình đó, đoàn cưỡng chế bằng nghiệp vụ đã dập tắt ngọn lửa bảo vệ an toàn ngôi nhà, tài sản và con người. Sau đó, đoàn tiếp tục đưa được toàn bộ tài sản của người bị cưỡng chế ra sân, đóng gói lại tài sản và yêu cầu người phải thi hành án nhận nhưng người phải thi hành án không nhận lại, đoàn cưỡng chế chuẩn bị đưa tài sản lên xe chở về kho để bảo quản thì người phải thi hành án chống đối quyết liệt bằng cách dùng người già, phụ nữ và trẻ nhỏ chống không cho đoàn cưỡng chế chở tài sản ra khỏi nhà và đất phải giao. Do vậy việc cưỡng chế phải tạm dừng lại.

Thứ ba, số lượng hoãn thi hành án nhiều (năm 2010 là 2.123 việc, năm 2011 là 2.375 việc), phần lớn những vụ việc này là những việc chưa có điều kiện thi hành. Hoãn thi hành án dân sự được qui định tại Điều 26 Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004 và Điều 48 Luật Thi hành án dân sự năm

2008. Đây là những vụ việc vì lý do khách quan hoặc chủ quan, theo quy định của pháp luật cơ quan thi hành án phải ra quyết định hoãn thi hành án và sẽ tổ chức thi hành tiếp khi điều kiện hoãn thi hành án không còn. Do đó, sẽ có những vụ việc thời hạn hoãn kéo dài từ kỳ báo cáo này qua kỳ báo cáo khác hoặc từ năm báo cáo này qua năm báo cáo khác cũng là nguyên nhân dẫn tới việc thi hành án dân sự tồn đọng. Số hoãn này bao gồm: Người phải thi hành án bị ốm nặng, có xác nhận của cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên; chưa xác định được địa chỉ của người phải thi hành án hoặc vì lý do chính đáng khác mà người phải thi hành án không thể tự mình thực hiện được nghĩa vụ theo bản án, quyết định; người được thi hành án đồng ý cho người phải thi hành án hoãn thi hành án. Việc đồng ý hoãn phải lập thành văn bản ghi rõ thời hạn hoãn, có chữ ký của các bên. Trong thời gian hoãn thi hành án do có sự đồng ý của người được thi hành án thì người phải thi hành án không phải chịu lãi suất chậm thi hành án; người phải thi hành các khoản nộp ngân sách nhà nước không có tài sản hoặc có tài sản nhưng giá trị tài sản đó không đủ chi phí cưỡng chế thi hành án hoặc có tài sản nhưng tài sản thuộc loại không được kê biên; tài sản kê biên có tranh chấp đã được Tòa án thụ lý để giải quyết; việc thi hành án đối với bản án, quyết định có văn bản giải thích những nội dung mà bản án, quyết định tuyên chưa rõ; việc thi hành án đối với bản án, quyết định đang chờ trả lời kiến nghị của cơ quan thi hành án dân sự về việc xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Việc kéo dài thời gian thi hành đối với những vụ việc này tại thời điểm thống kê năm không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của cơ quan thi hành án. Do đó, không thuộc trách nhiệm của cơ quan thi hành án dân sự, trừ trường hợp hoãn do người phải thi hành các khoản nộp ngân sách nhà nước không có tài sản hoặc có tài sản nhưng giá trị tài sản đó không đủ chi phí cưỡng chế thi hành án hoặc có tài sản nhưng tài sản thuộc loại không được kê biên mà phát hiện

ra việc Chấp hành viên xác minh thiếu thận trọng trong việc xác minh điều kiện thi hành án hoặc chưa làm đầy đủ các thủ tục xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án, thì Chấp hành viên cơ quan thi hành án phải chịu trách nhiệm đối với số vụ việc này. Những việc này sẽ được tiếp tục tổ chức thi hành trong kỳ kế tiếp, khi điều kiện hoãn thi hành án không còn. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng án tồn đọng kéo dài.

Thứ tư, số lượng việc và tiền phải thi hành án còn tồn lớn, tính chất vụ việc phức tạp gây ra những khó khăn cho việc thực hiện nhiệm vụ của Cục thi hành án dân sự và các chi cục thi hành án dân sự cấp huyện. Toàn tỉnh, năm 2009 là 3.215 việc với số tiền là 68.241.254.000 đồng, năm 2010 là 3.039 việc với số tiền là 60.669.622.000 đồng, năm 2011 là 2.835 việc với số tiền là 87.622.525.000 đồng. Thực tế các vụ việc thi hành án còn tồn đọng hiện nay của tỉnh Bắc Giang là do người phải thi hành án không có điều kiện về kinh tế để thi hành. Có nhiều vụ việc người phải thi hành án phải tuyên ở mức hình phạt có thời hạn tù 10 năm, 20 năm, tù chung thân nhưng bản án, quyết định tuyên phạt bổ sung rất cao từ 5 triệu đến 200 triệu như vụ Nguyễn Thị Ngà - phường Trần Phú - thành phố Bắc Giang bản án tuyên phạt tù chung thân và phạt tiền 150 triệu đồng; vụ Nguyễn Thị Phượng - Phường Lê Lợi - Thành phố Bắc Giang phạt tù 20 năm và phạt tiền 50 triệu… mà tài sản thu thập trước khi phạm tội không có. Số án tồn đọng chủ yếu là loại tội phạm về ma túy, số việc này đối tượng đã mắc nghiện ma túy hoặc đối tượng mua bán có mức hình phạt tù cao, song trên thực tế lại không có điều kiện, khả năng thi hành.

Thứ năm, đối với các vụ án về ma túy, thi hành quyết định dân sự trong bản án này là rất khó khăn. Mặc dù Luật Thi hành án dân sự quy định về điều kiện xét miễn, giảm nhưng cơ quan thi hành dân sự chưa giải quyết do

rào cản của luật. Tại Điều 61 Luật Thi hành án dân sự và Điều 26 Nghị định số 58/NĐ-CP và Thông tư liên tịch số 10/TTLT quy định, hướng dẫn về nguyên tắc miễn, giảm thi hành án dân sự đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước, bên cạnh việc quy định người phải thi hành án đã thi hành được một khoản tiền theo quy định trên tổng số tiền phải nộp là 1/20 thì sau 5 năm hoặc 10 năm có thể được được xét miễn, giảm một phần nghĩa vụ; cũng theo quy định tại Điều 61 Luật Thi hành án dân sự quy định "việc xét miễn, giảm được tiến hành thường xuyên nhưng mỗi người chỉ được xét miễn, giảm một lần trong một năm", điều đó có nghĩa không phải mọi khoản phải thi hành án của người phải thi hành án đều được xét miễn, giảm thi hành án, kể cả khi đã rơi vào tình trạng không có điều kiện thi hành án. Tuy nhiên, đối với các vụ án về ma túy, điều kiện đó dường như là một điều kiện bất khả kháng, người nghiện ma túy đa số là đối tượng có ba không (sống lang thang không nhà cửa, không nghề nghiệp, không tài sản). Chính vì vậy, những năm qua, công tác đề nghị xét miễn giảm thi hành án của tỉnh ở mức thấp. Toàn tỉnh, năm 2010, tổng số việc đề nghị xét miễn, giảm thi hành án dân sự 321 vụ việc với số tiền 607.055.000 đồng so với việc chưa có điều kiện thi hành 2.750 việc với số tiền 69.876.130.000 đồng (có 1.923 việc dân sự trong án hình sự); năm 2011, tổng số vụ việc đề nghị xét miễn, giảm thi hành án dân sự 276 vụ việc với số tiền 946.686.000 đồng (trong đó đề nghị miễn 246 việc với số tiền 755.894.000 đồng, đề nghị giảm 26 việc với số tiền 193.792.000 đồng) so với tổng số việc chưa có điều kiện thi hành 2.779 việc với số tiền là 83.898.110.000 đồng (1.883 việc dân sự trong án hình sự). Đây cũng là một trong những khó khăn vướng mắc trong công tác thi hành án dân sự và dẫn đến tình trạng án tồn đọng kéo dài như:

+ Người phải thi hành án là Vũ Xuân Trường - tổ 3, phường Ngô Quyền - thành phố Bắc Giang phải thi hành số tiền là 2.005.000 đồng theo

quyết định thi hành án số 441/QĐ-CTHA ngày 04/10/1998 nhưng đến nay vẫn chưa thi hành được do đối tượng nghiện ma túy đã thi hành xong án phạt tù và về sống lang thang, không có tài sản nên không thể nộp 1/20 tổng số tiền mà người phải thi hành án phải nộp. Do vậy, không đủ căn cứ đề nghị xét miễn, giảm thi hành án

+ Người phải thi hành án là Trần Sơn ở phường Lê Lợi - thành phố Bắc Giang phải nộp số tiền là 20.100.000 đồng theo Quyết định thi hành án số 366/QĐ-CCTHA của thành phố Bắc Giang ngày 04/10/1999 đến nay vẫn chưa thi hành được. Đây là việc dân sự trong án về ma túy, đương sự bị phạt tù 20 năm, không có tài sản nên không đủ điều kiện để miễn, giảm thi hành án dân sự…

Thứ sáu, cùng một vụ việc nhưng được giải quyết ở nhiều cấp xét xử, bằng nhiều bản án khác nhau và phán quyết của bản án sau trái ngược hoàn toàn với bản án trước trong khi bản án trước đã được thi hành xong và phán quyết của bản án sau lai chưa thực sự khách quan, hợp tình hợp lý. Ví dụ về việc thi tổ chức thi án vụ tranh chấp tài sản chung của vợ chồng sau khi ly hôn giữa bà Lê Thị Tiến và ông Diêm Đăng Bình cùng ở An Liễu - Lam Cốt - Tân Yên - Bắc Giang. Theo đó, tại hai bản án (Bản án số 24/HNGĐ-ST ngày 06/9/2006 của tòa án nhân dân huyện Tân Yên và bản án số 28/HNGĐ-PT ngày 17/4/2007 của Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang) đã giao cho bà Tiến và các con được sử dụng nhà ngoài, ông Bình sử dụng nhà trong, được cơ quan thi hành tổ chức thi hành xong và trong suốt thời gian đó bà Tiến và các con đã tu tạo và kiến thiết thêm vào căn nhà. Nhưng hai bản án sau (Bản án số 38/HNGĐ-ST ngày 8/10/2009 của Tòa án nhân dân huyện Tân Yên và bản án số 11/HNGĐ-PT ngày 30/3/2010 của Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang) lại giao cho bà Tiến và các con sử dụng căn nhà trong, ông Bình sử dụng căn nhà ngoài và không xem xét đến tài sản đã bị thay đổi về giá trị ở cả hai cấp xét

xử. Bên cạnh đó, toàn bộ khu nhà trong hiện nay không có lối đi mà phải đi nhờ đất của nhà bà Lắm (mẹ của ông Bình - mẹ chồng bà Tiến) nên khi giáo đất cho bà Tiến quản lý, sử dụng khu nhà trong thì gặp nhiều khó khăc do mâu thuẫn gia đình giữa các bên rất gay gắt. Tuy nhiên, khi xét xử tòa án hai cấp không xem xét vấn đề này. Mặc dù việc quyết định chia tài sản là căn cứ vào công sức đóng góp của các bên nhưng theo phán quyết của bản án năm 2009 và năm 2010 thì tổng giá trị đất và tài sản được giao và tạm giao giữa nhà trong và nhà ngoài không chênh lệch nhiều (khu nhà trong là 45.508.000 đồng và nhà ngoài là 65.199.000 đồng). Vì vậy, hoàn toàn có thể buộc các bên thanh toán chênh lệch tài sản mà không phải ra một phán quyết trái ngược hoàn toàn bản án trước để phát sinh nhiều khó khăn, vướng mắc, khiếu kiện kéo dài ảnh hưởng đến an ninh chính trị tại địa phương và sự nghiêm chỉnh của pháp luật.

Cũng chính vì lý do trên mà một số vụ việc khi tổ chức thi hành án dân sự không nhận được sự đồng tình, ủng hộ của gia đình người phải thi hành án, quần chúng nhân dân địa phương và một số ban ngành, đoàn thể. Ví dụ như việc tổ chức thi hành vụ việc trên thì: bản thân người được thi hành án là ông Diêm Đăng Bình đã có tiền án về hành vi đánh đập vợ con nên cả bốn người con của ông Bình đều có đơn đề nghị cơ quan thi hành án hoãn việc thi hành án, xem xét lại bản án bảo vệ quyền lợi cho bà Tiến; hội phụ nữ thôn đã có đơn bày tỏ quan điểm không tán thành bản án và đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét để bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ (bà Tiến) sau khi ly hôn, có chữ ký của 20 hội viên; Chị cục thi hành án dân sự huyện Tân Yên đã có Công văn số 136/CV-THA ngày 06/4/2011 kiến nghị Chánh án Tòa án nhân

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành án dân sự ở tỉnh Bắc Giang (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)