Đặc điểm tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành án dân sự ở tỉnh Bắc Giang (Trang 26)

Bắc Giang là một tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc Bộ, phía Đông giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Tây giáp tỉnh Thái Nguyên và huyện Sóc Sơn (Hà Nội), phía Nam giáp tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Hải Dương.

Tỉnh Bắc Giang mới được tái lập từ ngày 01/01/1997 với diện tích tự nhiên 3.823 km², chiếm 1,2% diện tích tự nhiên của cả nước. Bắc Giang có địa hình trung du và là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi phía bắc với châu thổ sông Hồng ở phía nam. Tuy phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh là núi đồi nhưng nhìn chung địa hình không bị chia cắt nhiều.

Về dân số: theo số liệu điều tra dân số 01/04/2009, dân số Bắc Giang có 1.555.720 người, với mật độ 407 người/km², gấp 1,7 lần mật độ dân số bình quân của cả nước. Trên địa bàn Bắc Giang có 21 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đông nhất là người Kinh, chiếm 88,1% dân số toàn tỉnh, tiếp đến là người Nùng chiếm 4,5%; người Tày 2,6%; người Sán Chay và người Sán Dìu, mỗi dân tộc 1,6%; người Hoa 1,2%; người Dao 0,5%.

Bắc Giang là một tỉnh có diện tích tương đối rộng, có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thành phố và 9 huyện, với 230 xã, phường và thị trấn (trong đó có 207 xã, 16 thị trấn, 07 phường). Địa hình phức tạp đồng thời là một tỉnh gần biên giới Việt - Trung, song tình hình chính trị- an ninh, trật tự của tỉnh tương đối ổn định, kinh tế tăng trưởng tốc độ khá (đạt 9%/năm)

nhưng nhìn chung nền kinh tế chủ yếu vẫn là nông nghiệp (70 % lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp), nguồn thu ngân sách hạn hẹp (chỉ đáp ứng ¼ nhu cầu chi), bình quân đầu người thấp hơn nhiều so với bình quân chung của cả nước (bằng ½ bình quân chung của cả nước), người dân sinh sống chủ yếu ở khu vực nông thôn (90%).

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành án dân sự ở tỉnh Bắc Giang (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)