Các yếu tố ảnh hưởng đến thi hành án dân sự ở tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành án dân sự ở tỉnh Bắc Giang (Trang 30)

Trong thực tế, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến công tác thi hành án dân sự ở tỉnh Bắc Giang. Song có những yếu tố cơ bản sau:

Thứ nhất, yếu tố trình độ dân trí của nhân dân trên địa bàn: Hầu hết nhân dân trên địa bàn tỉnh nói chung hiện nay có mặt bằng dân trí còn hạn chế. Đặc biệt, đối với các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, nhận thức của người dân rất thấp, họ chưa hiểu biết về thi hành án dân sự nên khi

họ là người phải thi hành án dân sự thường ít khi tự nguyện thi hành án và chống đối lại cơ quan thi hành án khi bị cưỡng chế thi hành án dân sự

Thứ hai, yếu tố địa hình tự nhiên, dân tộc: Bắc Giang có diện tích tự nhiên 3.823 km², chiếm 1,2% diện tích tự nhiên của Việt Nam. Theo tài liệu năm 2000, trong tổng diện tích tự nhiên của Bắc Giang, đất nông nghiệp chiếm 32,4%; đất lâm nghiệp có rừng chiếm 28,9%; còn lại là đồi núi, sông suối chưa sử dụng và các loại đất khác.

Trên địa bàn Bắc Giang có 26 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đông nhất là người Kinh, chiếm 88,1% dân số toàn tỉnh, tiếp đến là người Nùng chiếm 4,5%; người Tày 2,6%; người Sán Chay và người Sán Dìu, mỗi dân tộc 1,6%; người Hoa 1,2%; người Dao 0,5%.

Khi thi hành án dân sự, đa số các đối tượng phải thi hành án không tự nguyện thi hành án, chủ yếu vẫn phải áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành dân sự. Đặc điểm địa hình cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công tác thi hành án dân sự ở Bắc Giang, bởi số lượng cán bộ thi hành án dân sự chưa đủ, địa bàn lại rộng và có nhiều dân tộc sinh sống nên có sự bất đồng về ngôn ngữ, điều kiện thi hành án dân sự đa phần không có khi đối tượng là người dân tộc, khó khăn cho hoạt động cưỡng chế thi hành án.

Thứ ba, chất lượng đội ngũ cán bộ thi hành án dân sự: Đội ngũ cán bộ thi hành án dân sự có vai trò to lớn đẩy hoặc kìm hãm hoạt động thi hành án dân sự. Đặc biệt đội ngũ chấp hành viên trực tiếp tiến hành các hoạt động thi hành án như đưa ra quyết định thi hành án dân sự; xác minh tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu để xác minh địa chỉ, tài sản của người phải thi hành án hoặc phối hợp với cơ quan có liên quan xử lý vật chứng, tài sản và những việc khác liên quan đến thi hành án; quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án; lập kế hoạch cưỡng chế thi

hành án; thu giữ tài sản thi hành án; yêu cầu cơ quan Công an tạm giữ người chống đối việc thi hành án theo quy định của pháp luật; lập biên bản về hành vi vi phạm pháp luật về thi hành án; xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người vi phạm; quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế để thu hồi tiền, tài sản đã chi trả cho đương sự không đúng quy định của pháp luật, thu phí thi hành án và các khoản phải nộp khác…Chất lượng đội ngũ cán bộ thi hành án dân sự ảnh hưởng lớn đến hoạt động thi hành án.

Thứ tư, ảnh hưởng của kinh tế - xã hội

Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang đứng trước nhiều khó khăn, có tác động tiêu cực đến công tác thi hành án dân sự. Đặc biệt sự tác động của thị trường bất động sản dẫn đến tài sản đã kê biên được nhưng không bán được hoặc thu nhập của người phải thi hành án chỉ đủ nuôi bản thân không có tài sản để thi hành án. Bên cạnh đó, những tiêu cực xã hội như mại dâm, cờ bạc, rượu chè (đặc biệt là nạn hối lộ)…đã và đang tấn công vào hệ thống cơ quan nhà nước nói chung và cơ quan thi hành án nói riêng và vào đội ngũ cán bộ của ngành trong đó có Chấp hành viên gây ra những tác hại không nhỏ, giảm sút lòng tin của nhân dân vào đội ngũ cán bộ. Từ đó ảnh hưởng đến công tác thi hành án dân sự.

Chương 2

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành án dân sự ở tỉnh Bắc Giang (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)