Nguyên nhân chủ yếu của hạn chế, bất cập, khó khăn trong thi hành án dân sự ở tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành án dân sự ở tỉnh Bắc Giang (Trang 48)

thi hành án dân sự ở tỉnh Bắc Giang

Những hạn chế, bất cập, khó khăn nêu trên là rất cơ bản và cấp bách đối với công tác thi hành án dân sự hiện nay. Xét trên nhiều phương diện, những hạn chế, bất cập, khó khă này do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Thứ nhất, xuất phát từ đội ngũ cán bộ, công chức thi hành án dân sự và công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động thi hành án dân sự.

Số lượng chấp hành viên và thư ký còn quá mỏng chưa tương xứng với số lượng công việc phải tổ chức thi hành. Cục thi hành án dân sự Bắc Giang được Tổng cục thi hành án dân sự phân bổ là 168 người, Cấp tỉnh có 34 người, cấp huyện có 134 người (trong đó hợp đồng lái xe 02, bảo vệ 22, tạp vụ 11, kế toán 06). Đến nay số lượng cán bộ trong biên chế của Cục thi hành án dân sự tỉnh Bắc Giang là 155/168 người (thiếu 03 biên chế công chức, 10 nhân viên tạp vụ, 01 hợp đồng bảo vệ). Về trình độ: cử nhân luật 93 người (đạt 60%), đại học và cao đẳng khác 12 người (đạt 8%); Về lý luận chính trị: Cao cấp chính trị 5 người, trung cấp 86 người; Quản lý nhà nước cao cấp 05 công chức, ngạch chuyên viên chính 14 người. Đặc biệt là số lượng chấp hành viên ít (49 chấp hành viên) lại phải giải quyết khối lượng lớn việc thi hành ấn dân sự (trung bình khoảng 7.000 việc). Đây là lực lượng trực tiếp tiến hành giải quyết việc thi hành án nên đã ảnh hưởng không nhỏ tới công tác thi hành án dân sự của tỉnh. Do toàn tỉnh có 49 chấp hành viên (tính đến 30/8/2011), trong khi đó số lượng công việc phải thi hành nhiều, mỗi năm một tăng và phức tạp hơn (năm 2009 số việc phải thi hành là 7.461 việc, năm

2010 số việc phải thi hành là 7.524 việc, năm 2011 số việc phải thi hành là 8.080 việc). Qua đó thấy được sức ép công việc lên mỗi Chấp hành viên rất lớn, có nơi một Chấp hành viên phải thụ lý và giải quyết 300 việc/1 năm (Chi cục thi hành án dân sự thành phố Bắc Giang). Bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ Chấp hành viên, cán bộ, công chức làm công tác thi hành án dân sự năng lực, trình độ còn hạn chế, chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm trong tổ chức thi hành bản án, quyết định có hiệu lực được phân công thi hành. Điều đó dẫn đến tình trạng Chấp hành viên không thể giải quyết công việc cẩn thận, công tác rà soát, phân loại án sẽ chậm, không được tiến hành thường xuyên và nhiều khi không chính xác, việc lập các kế hoạch tổ chức cưỡng chế chưa lường hết được các khả năng xảy ra và có phương án ứng phó kịp thời dẫn đến nhiều trường hợp cưỡng chế không thành. Chính vì vậy, lượng án thi hành dang dở chuyển sang kỳ sau nhiều (năm 2009 là 210 việc, năm 2010 là 326 việc, năm 2011 là 160 việc) và gây ra tồn đọng án.

Bên cạnh đó, một số cán bộ, công chức của cơ quan thi hành án dân sự còn vấp phải các tiêu cực xã hội (đặc biệt là nạn hối lộ) gây ra những tác hại không nhỏ, giảm sút lòng tin của nhân dân vào đội ngũ cán bộ như trường hợp của ông Trần Văn Chính (Chi cục trưởng thi hành án dân sự huyện Yên Dũng, Bắc Giang) đã nhận hối lộ của đương sự. Các đường dây môi giới hối lộ, dẫn dắt vào con đường cờ bạc, rượu chè, mại dâm... đã và đang tấn công vào đội ngũ chấp hành viên. Khi chấp hành viên đã chấp nhận "bán linh hồn cho quỷ dữ", tự nguyện làm nô lệ của các tiêu cực xã hội, coi hoạt động thi hành án dân sự như là sự ban ơn cho đương sự để vòi vĩnh, ngã giá thì chắc chắn quyết định áp dụng pháp luật của Chấp hành viên sẽ bị biến dạng, méo mó. Các quyết định được ban hành trong trường hợp này thực chất chỉ là hình thức, sáo rỗng để biện minh cho một nội dung đã được biết trước và đã bị làm sai lệch. Nếu tác hại của nạn hối lộ và tiêu cực trong xã hội đối với đời sống

xã hội là rất nghiêm trọng thì tác hại của nó đối với hoạt động thi hành án dân sự còn nghiêm trọng hơn rất nhiều, vì nó không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các quyền và lợi ích hợp pháp của người dân lương thiện, không chỉ làm suy giảm lòng tin của nhân dân vào cơ quan tư pháp, mà còn làm công lý không được thực thi trên thực tế; trật tự và công bằng xã hội bị đảo lộn. Bên cạnh lực lượng đông đảo đội ngũ Chấp hành viên liêm khiết, công tâm và có trách nhiệm trong khi thực thi nhiệm vụ thì vẫn còn một số ít chấp hành viên đã bị sa ngã, bị cám dỗ, trở thành nạn nhân của tệ nạn hối lộ và tiêu cực xã hội.

Có thể nhận thấy rằng, để cho hoạt động thi hành án dân sự được chính xác, hiệu quả, đúng căn cứ theo quy định của pháp luật, cần có các giải pháp cụ thể để xây dựng đội ngũ Chấp hành viên trong sạch, vững mạnh, liêm khiết, có lương tâm và đạo đức nghề nghiệp.

Mặt khác, theo quy định của pháp luật, chấp hành viên có quyền độc lập tác nghiệp và chỉ tuân theo pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi của mình. Thực tiễn công tác thi hành án dân sự không phải lúc nào chấp hành viên cũng toàn quyền để thực thi nhiệm vụ được giao. Cơ quan thi hành án dân sự về mặt quản lý Nhà nước chịu sự quản lý mang tính song trùng trực thuộc; quản lý ngành dọc Cục thi hành án dân sự tỉnh trực thuộc Tổng cục thi hành án dân sự Bộ Tư pháp quản lý, Chi cục thi hành án dân sự cấp huyện trực thuộc Cục thi hành án dân sự tỉnh, mặt khác Cục và Chi cục thi hành án dân sự chịu sự kiểm tra giám sát của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp tại địa phương, do vậy hoạt động của chấp hành viên ít nhiều cũng ảnh hưởng bởi cơ chế này. Cục thi hành án dân sự tỉnh và chi cục thi hành án dân sự cấp huyện ngoài việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn theo ngành dọc còn có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương nơi công tác, trong quá trình thực thi nhiệm vụ một số trường hợp vì mục đích ổn định chính trị, xã hội tại địa phương chấp hành viên sẽ chịu sự

tác động của chính quyền địa phương. Theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự, thủ trưởng cơ quan thi hành án là chức danh quản lý nhà nước có trách nhiệm quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn về mặt chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức thuộc quyền, chấp hành viên vẫn là người phải chịu trách nhiệm chính về những hoạt động tác nghiệp của mình. Tuy vậy, trên thực tế có trường hợp thủ trưởng cơ quan thi hành án can thiệp sâu vào hoạt động của chấp hành viên đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ và hiệu quả giải quyết việc thi hành án của chấp hành viên. Chấp hành viên là người được thủ trưởng cơ quan thi hành án giao nhiệm vụ trực tiếp tổ chức thi hành án đồng thời là chủ thể chịu trách nhiệm chính trước pháp luật về những hành vi của mình và được pháp luật bảo vệ. Trong lĩnh vực thi hành án dân sự là hoạt động rất đa dạng động chạm đến quyền, lợi ích của nhiều cá nhân, tổ chức, liên quan đến nhiều lĩnh vực, chấp hành viên dù muốn cũng không có đủ khả năng đáp ứng tất cả các lĩnh vực chuyên môn, trong những trường hợp như vậy đòi hỏi phải có sự tham gia phối kết hợp với những cơ quan chuyên môn cùng giải quyết. Thực tế công tác thi hành án có vụ việc tranh chấp về tài sản giữa các đương sự về giá trị tài sản không lớn song trong giai đoạn xét xử đã xảy ra đơn thư khiếu nại đến nhiều cơ quan, ban ngành, ngay từ đầu thụ lý giải quyết đã được Chấp hành viên, cơ quan thi hành án xác định là vụ việc phức tạp, Chấp hành viên bằng nhiều biện pháp đã kiên trì động viên, thuyết phục các đương sự và đã thống nhất được biện pháp giải quyết giữa các đương sự, tránh phải sử dụng đến biện pháp cưỡng chế thi hành án, vừa gây tốn kém cho đương sự mất thời gian công sức của Chấp hành viên, cán bộ Cơ quan thi hành án. Tuy nhiên, trong nhiều vụ việc, đương sự yêu cầu phải có sự tham gia của cơ quan chuyên môn để có thể giải quyết chính xác vụ việc như cơ quan chuyên môn trong đo đạc đất, xác định vật thật, vật giả…, trường hợp này ngay cả các loại máy móc chuyên ngành thực hiện cũng rất khó.

Chấp hành viên đề xuất thủ trưởng cơ quan mời cơ quan chuyên môn xác định cho các bên đương sự, tuy vậy thủ trưởng cơ quan thi hành án cho rằng chấp hành viên có đủ năng lực giải quyết vụ việc không cần thiết phải mời cơ quan chuyên môn trong lĩnh vực này. Điều này dẫn tới thỏa thuận giữa các bên không thực hiện được và đương nhiên các đương sự không tiếp tục cộng tác với chấp hành viên để giải quyết vụ việc. Vì vậy, tình trạng án có điều kiện giải quyết tiếp tục tồn đọng kéo dài, không những ảnh hưởng tới việc hoàn thành nhiệm vụ của chấp hành viên mà còn ảnh hưởng tới thành tích của cả cơ quan, đơn vị

Bên cạnh đó, công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành hoạt động thi hành án dân sự từ Cục, Chi cục thi hành án dân sự và Ban chỉ đạo thi hành án dân sự còn chậm, chưa thực sự có nề nếp, có đơn vị buông lỏng công tác quản lý, chủ yếu chỉ tập trung chỉ đạo trong những đợt thi hành án tập trung. Việc phân công chấp hành viên tổ chức thi hành án của thủ trưởng cơ quan thi hành án ở một số chi cục chưa đồng đều, có chấp hành viên được phân công tổ chức thi hành nhiều vụ việc, trong khi đó có chấp hành viên số lượng vụ việc phải tổ chức thi hành ít. Nhiều chi cục thi hành án cấp huyện, thủ trưởng cơ quan thi hành án chưa quan tâm đến việc sử dụng kết quả thống kê, phân tích thống kê phục vụ công tác điều hành thi hành án dân sự nên chưa phát huy hết sức mạnh về nguồn lực con người, cơ sở vật chất cho công tác tổ chức thi hành án; chưa chủ động, tích cực trong việc giải quyết các vướng mắc liên quan đến việc tổ chức thi hành án các bản án, quyết định của Tòa án nhằm thi hành dứt điểm bản án, quyết định và tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương trong chỉ đạo phối hợp trong thi hành án dân sự nhằm phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị trong công tác thi hành án dân sự. Hoạt động kiểm tra trong một số trường hợp còn mang tính hình thức, chưa xác định được trọng tâm, trọng điểm của các đợt kiểm tra; kết luận kiểm tra cá biệt có

những trường hợp còn có sự "nể nang"; công tác hậu kiểm tra chưa được quan tâm đúng mức, vì vậy việc thực hiện kết luận kiểm tra còn chưa tốt, thậm chí có trường hợp chưa khắc phục triệt để các sai sót mà các đoàn kiểm tra đã chỉ ra. Việc tổng kết công tác kiểm tra để rút kinh nghiệm về tổ chức các đoàn kiểm tra và đánh giá tình hình thực hiện pháp luật thông qua nội dung kiểm tra, từ đó tổng kết, ban hành văn bản, hướng dẫn chỉ đạo chung trong toàn ngành chưa được quan tâm đúng mức.

Thứ hai, có tranh chấp về tài sản đã kê biên hiện đang chờ tòa án giải quyết. Thực tế khi cơ quan thi hành án tiến hành thụ lý giải quyết việc thi hành án, tiến hành các thủ tục xác minh điều kiện thi hành án và tiến hành kê biên tài sản. Lúc này mới phát hiện tài sản kê biên để thi hành án hiện đang có tranh chấp xảy ra và được tòa án thụ lý nhưng kéo dài, chưa giải quyết nên các vụ việc đó phải hoãn kéo dài do đó gây bức xúc cho dư luận. Ví dụ: Chi cục thi hành án dân sự thành phố Bắc Giang đang tổ chức thi hành bản án số 13/2006/DSST ngày 13/9/2006 của Tòa án nhân dân thành phố Bắc Giang đã xét xử việc kiện vay hợp đồng tài sản giữa bà Nguyễn Thị Bích Hồng và bà Phạm Thị Thủy. Quyết định bản án tuyên buộc bà Phạm Thị Thủy phải hoàn trả bà Nguyễn Thị Bích Hồng số tiền là 397.897.000 đồng và lãi suất chậm thi hành án. Chấp hành viên đã thông báo kê biên, sau khi kê biên cơ quan thi hành án đã nhận được thông báo đang thụ lý vụ án của Tòa án nhân dân thành phố giữa ông Trần Thế Lực và bà Phạm Thị Thủy; ngày 10/7/2008 cơ quan thi hành án dân sự nhận được quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án số 01/2008 ngày 30/6/2008 về việc giải quyết tranh chấp tài sản giữa ông Trần Thế Lực và bà Phạm Thị Thủy. Ngày 28/12/2011, Chi cục thi hành án dân sự thành phố có công văn số 22/CV-THA đề nghị Tòa án nhân thành phố Bắc Giang phối hợp có hướng xử lý vụ việc liên quan đến bản án đơn vị đang tổ chức thi hành nhưng đang phải hoãn do Tòa án nhân dân thành phố thông báo

thụ lý giải quyết tranh chấp. Bản án đã có hiệu lực từ năm 2006 đến nay chưa được thi hành dứt điểm do chờ kết quả giải quyết tranh chấp của Tòa án.

Thứ ba, do điều kiện khó khăn của đương sự (người phải thi hành án dân sự). Theo quy định tại Khoản 6 Điều 3 của Luật Thi hành án dân sự năm 2008, thì có điều kiện thi hành án dân sự là trường hợp người phải thi hành án có tài sản, thu nhập để thi hành nghĩa vụ về tài sản; tự mình hoặc thông qua người khác thực hiện nghĩa vụ thi hành án. Do đó, ngoài những trường hợp này thì người phải thi hành án được coi là chưa hoặc không có tài sản để thi hành án. Cụ thể là:

- Người phải thi hành án không có tài sản, không có thu nhập hợp pháp để thi hành án hoặc không xác định được nơi cư trú của đương sự, đặc biệt đối với trường hợp người phải thi hành án đang chấp hành hình phạt tù, không có tài sản.

- Người phải thi hành án có tài sản nhưng giá trị nhỏ không đáng kể để thi hành án.

- Người phải thi hành án chỉ có tài sản đã kê biên, phát mãi nhưng không bán được, mà người được thi hành án không đồng ý nhận để trừ vào số tiền được thi hành án và người phải thi hành án không còn tài sản nào khác.

- Người phải thi hành nghĩa vụ giao vật đặc định mà vật đó đã bị mất, hư hỏng mà hai bên không thỏa thuận được về phương thức thanh toán, cơ quan thi hành án đã hướng dẫn các đương sự khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết việc bồi thường, nhưng chưa có quyết định giải quyết của Tòa án;

- Việc thi hành nghĩa vụ gắn liền với nhân thân, nếu do điều kiện khách quan (ốm đau, đi công tác...) mà người phải thi hành án không thể tự mình thực hiện được các nghĩa vụ đó hoặc chưa xác định được địa chỉ của người phải thi hành án.

Thứ tư, do sự tác động của kinh tế thị trường, đặc biệt là sự ảm đạm của thị trường giao dịch bất động sản hiện nay, dẫn đến nhiều tài sản đã kê biên, đặc biệt là đất để thi hành án đã không bán được mặc dù đã hạ giá nhiều lần. Ví dụ: vụ Nguyễn Văn Chung và Nguyễn Thị Hợp ở xã Dĩnh Kế, thành phố Bắc Giang phải trả nợ 14.440.000đ (theo bản bản số 03/DSST ngày

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành án dân sự ở tỉnh Bắc Giang (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)