chính quyền cơ sở
Liên ngành tư pháp tỉnh, các huyện và thành phố đã xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ và có hiệu quả giữa cơ quan điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án nhằm phát hiện, xử lý kịp thời, nhanh chóng số vụ việc có biện pháp ngăn chặn việc tẩu tán tài sản ngay từ khi phát hiện vụ án bảo đảm việc thi hành án.
Giải quyết án tồn đọng thuộc diện miễn, giảm thi hành án cần tăng cường sự phối hợp đồng bộ và cần sự chỉ đạo từ Trung ương đến địa phương giữa ba cơ quan (Thi hành án dân sự, Tòa án, Viện kiểm sát) từ khâu phân loại hồ sơ đưa vào diện miễn, giảm theo đúng quy định, đến vấn đề nhận thức về quan điểm áp dụng các quy định của pháp luật, khắc phục tình trạng án tồn đọng hồ sơ đủ điều kiện xét miễn nhưng không hoàn chỉnh thủ tục miễn. Đối với việc mà đương sự có đủ điều kiện được miễn, giảm theo quy định tại Điều 61 của Luật Thi hành án dân sự thì chấp hành viên tiến hành xác minh, thiết lập hồ sơ đề nghị Viện kiểm sát và Tòa án miễn, giảm các khoản tiền nộp ngân sách theo quy định đảm bảo quyền lợi cho người phải thi hành án.
Sự phối hợp với chính quyền cơ sở trong công tác thi hành án dân sự rất quan trọng, vụ việc đó có giải quyết dứt điểm được hay không cũng do sự phối kết hợp của chính quyền địa phương, nhưng có một thực tế hiện nay, một số địa phương ý thức về trách nhiệm phối hợp chưa cao, có rất nhiều lý do, trong đó lý do quan trọng nhất đó là số biên chế của chính quyền cơ sở rất hạn hẹp, công tác xác minh, đôn đốc giải quyết án lại là công việc thường xuyên của cán bộ thi hành án dân sự, trong khi đó mỗi xã chỉ có một cán bộ tư pháp phụ trách rất nhiều đầu việc của xã, do đó không thể bố trí thời gian cùng với cán bộ thi hành án dân sự đôn đốc việc thi hành án trên địa bàn của xã, phường, thị trấn. Để giải quyết vấn đề trên, các cơ quan thi hành án dân sự trong tỉnh đã phối hợp với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trong tỉnh chỉ đạo các chấp hành viên, cán bộ thi hành án trực tiếp phối hợp với các trưởng khu, tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn trong công tác giáo dục thuyết phục người phải thi hành án thực hiện nghĩa vụ của mình, hàng tháng cơ quan thi hành án lập danh sách những người phải thi hành án thông báo cho các trưởng khu, tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn thực hiện việc tuyên truyền trên loa truyền thanh của thôn, khu phố để mọi người dân biết; vào những dịp thực hiện công tác xét đặc xá như ngày 30 tháng 4, ngày 2 tháng 9, ngày tết Âm lịch…, cán bộ thi hành án cùng với tổ trưởng tổ dân phố đến từng gia đình người phải thi hành án đang chấp hành hình phạt tù ở các trại giam để động viên, thuyết phục thân nhân của họ nộp thay người phải thi hành án để có căn cứ xét đặc xá cho con em họ. Các trưởng khu và tổ trưởng tổ dân phố là những người hiểu hoàn cảnh của người phải thi hành án nhất, do đó sự phối kết hợp với các trưởng khu, tổ trưởng tổ dân phố trong công tác thi hành án dân sự trong những năm qua đã đạt được nhiều kết quả trong công tác thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
Đối với trách nhiệm của chấp hành viên phụ trách địa bàn, hàng tháng, hàng quý phải bám sát địa bàn mình phụ trách, phối hợp với chính quyền cơ
sở để thường xuyên rà soát đến từng đối tượng phải thi hành án để kịp thời phát hiện những đối tượng có điều kiện thi hành án thì phối hợp với chính quyền cơ sở đôn đốc, thuyết phục đương sự tự nguyện thi hành.