Cơ cấu tổ chức và hiện trạng đội ngũ cán bộ, công chức của cơ quan thi hành án dân sự ở tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành án dân sự ở tỉnh Bắc Giang (Trang 27)

cơ quan thi hành án dân sự ở tỉnh Bắc Giang

Cơ cấu tổ chức của cơ quan thi hành án dân sự ở tỉnh Bắc Giang gồm 01 cục thi hành án dân sự và 10 chi cục thi hành án dân sự, cụ thể:

- Cục thi hành án dân sự tỉnh Bắc Giang

- Chi cục thi hành án dân sự thành phố Bắc Giang - Chi cục thi hành án dân sự huyện Việt Yên - Chi cục thi hành án dân sự huyện Tân Yên - Chi cục thi hành án dân sự huyện Yên Thế - Chi cục thi hành án dân sự huyện Lạng Giang - Chi cục thi hành án dân sự huyện Hiệp Hòa - Chi cục thi hành án dân sự huyện Lục Nam - Chi cục thi hành án dân sự huyện Lục Ngạn - Chi cục thi hành án dân sự huyện Sơn Động - Chi cục thi hành án dân sự huyện Yên Dũng

Cục thi hành án dân sự và các Chi cục thi hành án dân sự cấp huyện được được tổ chức và có chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.

+ 01 cục trưởng và 02 phó cục trưởng; 03 trưởng phòng và 03 phó trưởng phòng; 10 chi cục trưởng và 10 chi cục phó cấp huyện;

+ 49 chấp hành viên, 17 thẩm tra viên, 19 kế toán, 08 thủ kho, 03 thủ quỹ, 30 hợp đồng lao động (kế toán, bảo vệ, lái xe);

+ Độ tuổi: Đội ngũ công chức có tuổi đời trẻ nhất là 19 tuổi, cao nhất là 57 tuổi;

+ Giới tính: có 58 người là nữ chiếm 37% và 97 người là nam chiếm 63 %; + Dân tộc: có 5 cán bộ, công chức là người dân tộc chiếm 3%;

+ Đảng viên: có tổng số 100/155 người là đảng viên (đạt 65%)

+ Trình độ: 134/155 cán bộ, công chức có ngoại ngữ A, B, C chiếm 87%, 129/155 cán bộ công chức có trình độ tin học A, B, chiếm 83 %.

- Về hiệu quả công việc: trong 03 năm (2008 - 2009) cơ bản đội ngũ cán bộ, công chức thi hành án dân sự tỉnh đáp ứng được yêu cầu hiệu quả công việc. Cụ thể:

+ Có 113 công chức xếp loại A - đáp ứng yêu cầu công việc đạt hiệu quả cao, chiếm 76 %;

+ 32 công chức xếp loại B - đáp ứng yêu cầu công việc, chiếm 22 %; + 01 Công chức xếp loại C - chưa đáp ứng yêu cầu công việc, chiếm 0,7%; + 01 công chức xếp loại D - không đáp ứng yêu cầu công việc, chiếm 0,7%. - Về công tác quy hoạch cán bộ: Căn cứ vào điều kiện thực tế, lãnh đạo Cục thi hành án dân sự tỉnh đã chỉ đạo văn phòng, chi cục trưởng chi cục thị hành án cấp huyện phối hợp cấp ủy rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ hàng năm. Quá trình tổ chức, thực hiện luôn chấp hành đầy đủ về độ tuổi, giới tính, về tiêu chuẩn đạo đức, năng lực nghiệp vụ chuyên môn, tuân thủ nghiêm chỉnh trình tự, thủ tục theo quy định. Trong đó chú ý đến quy hoạch cán bộ nữ

theo sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo vì sự tiến bộ phụ nữ ngành tư pháp. Năm 2009, dự nguồn lãnh đạo Cục thi hành án dân sự tỉnh là 06 công chức, lãnh đạo phòng chuyên môn là 09 công chức, lãnh đạo Chi cục thi hành án dân sự cấp huyện là 31 công chức.

- Công tác tuyển dụng, bố trí, sử dụng cán bộ công chức:

Đây là nội dung hết sức quan trọng nhằm đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ, tạo điều kiện cho cán bộ trẻ, trong quy hoạch được rèn luyện, thử thách trong thực tiễn, tạo nguồn cho cán bộ lâu dài trong lĩnh vực thi hành án dân sự.

Về công tác tuyển dụng: Trong nhưng năm qua, trên có sở chỉ tiêu biên chế hàng năm được Tổng cục thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp giao đối với các cơ quan thi hành án địa phương, cục trưởng Cục thi hành án dân sự lập kế hoạch thi tuyển công chức và thông báo trên truyền hình tỉnh theo đúng quy định của pháp luật; tổ chức việc thi tuyển và báo cáo kết quả trúng tuyển với Tổng cục thi hành án dân sự ra quyết định công nhận kết quả. Sau nhận được kết quả đã phê duyệt cục trưởng Cục thi hành án dân sự ra quyết định công nhận công chức và bố trí công tác. Trong 3 năm (2008-2010), Cục thi hành án dân sự tỉnh đã tuyển dụng 18 công chức và đã bố trí về các chi cục thi hành án dân sự huyện 14 công chức, 04 công chức ở Cục thi hành án dân sự tỉnh.

- Về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức có vai trò quan trọng để nâng cao nhận thức chính trị, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ góp phần vào những thắng lợi của cơ quan trước mắt và lâu dài. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, hàng năm cơ quan thi hành án dân sự tỉnh đã cử cán bộ, công chức đi học các lớp quản lý nhà nước, bồi dưỡng nghiệp vụ. Trong 03 năm (2008-2010), có 14 công chức đi học lớp chuyên viên, 03 cán bộ đi học thạc sĩ, 06 đồng chí đi học trung cấp lý luận chính trị và nhiều cán bộ đi học các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ …

Về chế độ chính sách cho cán bộ, công chức: Trong những năm qua, cơ quan thi hành án dân sự tỉnh Bắc Giang thực hiện tốt chính sách, đề được một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác, đảm bảo tiền lương và nhất là nâng lương trước thời hạn cho cán bộ, công chức. Đặc biệt là chế độ khen thưởng vật chất đối với chấp hành viên, cán bộ, công chức có thành tích trong công tác. Trong 03 năm (2008-2010):

+ Tập thể, cá nhân được bộ Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tặng bằng khen: 16 bằng khen;

+ Tập thể, cá nhân được tặng giấy khen của cục trưởng: 81 giấy khen. Qua hiện trạng đó có thể thấy, cán bộ, công chức thi hành án dân sự tỉnh Bắc Giang đều có lập trường tư tưởng vững vàng, được đào tạo cơ bản, có ý thức học hỏi nâng cao trình độ về chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, có đạo đức tốt, quá trình công tác hoàn thành nhiệm được giao, có năng lực trong việc giải quyết thi hành án dân sự và không vi phạm những việc chấp hành viên không được làm. Tuy nhiên, vẫn còn một số cán bộ công chức thi hành án chưa có tinh thần trách nhiệm cao trong việc thực hiện nhiệm vụ, chưa chủ động, sáng tạo, ngại va chạm, chưa tâm huyết với nghề, trình độ năng lực hạn chế nhưng không tích cực học hỏi để đáp ứng yêu cầu công việc (0,7% chưa đáp ứng yêu cầu công việc, 0,7% chiếm không đáp ứng yêu cầu công việc).

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành án dân sự ở tỉnh Bắc Giang (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)