Nhóm giải pháp giải quyết tình trạng quá tải công việc

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành án dân sự ở tỉnh Bắc Giang (Trang 70)

Thực tế công việc thi hành án dân sự ngày càng nhiều trong khi số lượng chấp hành viên ít và một số cán bộ năng lực còn hạn chế là nguyên nhân quan trọng dẫn đến thi hành án chậm và chất lượng thi hành án dân sự chưa cao để lượng việc tồn đọng qua các năm nhiều, trong đó việc có điều kiện thi hành. Chính vì vậy, trong những năm tới Cục thi hành án dân sự tỉnh và các chi cục thi hành án dân sự cấp huyện của Bắc Giang cần phải có một số giải pháp sau:

Thứ nhất, tăng cường biên chế cho cơ quan thi hành án dân sự; bổ sung số lượng, chất lượng chấp hành viên, thư ký thi hành án dân sự, thống kê viên và các cán bộ công chức làm công tác thi hành án dân sự. Xây dựng định mức về số lượng việc chấp hành viên phải làm hàng năm; xây dựng chế độ đãi ngộ phù hợp để thu hút những người có năng lực, tâm huyết vào làm việc trong cơ quan thi hành án dân sự.

Thứ hai, thường xuyên quan tâm, kiện toàn, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ như hàng năm có kế hoạch cho bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công chức trong ngành, đặc biệt đối với cán bộ như: chấp hành viên,

thư ký, chuyên viên tổng hợp, văn thư lưu trữ để đáp ứng công việc trong tình hình mới. Hàng năm, Cục thi hành án dân sự tỉnh đều tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác thi hành án dân sự, đặc biệt là kỹ năng tổ chức thi hành án cho các chấp hành viên, thẩm tra viên, cán bộ thi hành án, phổ biến các quy định mới, những quy định của Luật Thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành còn nhiều cách hiểu khác nhau để có sự áp dụng thống nhất trong toàn tỉnh. Đồng thời, Cụ thi hành án dân sự đã thường xuyên tạo điều kiện cho cán bộ, công chức thi hành án đi học lớp chuyên viên, chuyên viên chính hoặc trung cấp lý luận chính hành chính để nâng cao hiểu biết về quản lý nhà nước và củng cố lập trường, tư tưởng vững vàng cho mỗi cán bộ, công chức trong cơ quan.

Thứ ba, thường xuyên rà soát, cân đối nhu cầu của từng đơn vị thi hành án, đánh giá khối lượng công việc ở từng đơn vị, từ đó thực hiện việc luân chuyển, điều động hỗ trợ cho các đơn vị có khối lượng công việc nhiều nhằm sử dụng tối ưu nguồn nhân lực hiện có vào công tác thi hành án dân sự. Bên cạnh đó, công tác quy hoạch luân chuyển và điều động cán bộ cần có kế hoạch hàng năm và quy định thời hạn cụ thể, đối tượng cần luân chuyển, điều động để thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, thử thách cán bộ tạo điều kiện cho cán bộ phát triển toàn diện hơn trên các mặt theo yêu cầu của công tác quy hoạch cán bộ.

Thứ tư, tăng cường cơ sở vật chất, xây dựng cơ chế phân bổ kinh phí hợp lý, phù hợp với đặc thù của hoạt động thi hành án dân sự, với từng đặc điểm của từng chi cục thi hành án dân sự. Cục thi hành án sự tỉnh và các chi cục thi hành án dân sự cấp huyện cần đầu tư xây dựng thêm phòng làm việc, nhà kho như ở chi cục thi hành án dân sự thành phố Bấc Giang hiện nay là chật hẹp; ứng dụng công nghệ thông tin trong thi hành án dân sự như trao đổi nghiệp vụ thi hành án, quản lý hồ sơ...

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành án dân sự ở tỉnh Bắc Giang (Trang 70)