Tiềm năng tự nhiên

Một phần của tài liệu Xuất khẩu gạo Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 33)

Là một đất n-ớc thuộc vùng khí hậu nhiệt đới, với hai vùng đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long. Với diện tích rộng khoảng 15.000km2, đ-ợc bồi đắp bởi phù sa của hai con sông lớn là sông Hồng và sông Thái Bình, đồng bằng sông Hồng (đồng bằng Bắc Bộ) là nơi hình thành nền văn minh lúa n-ớc. Đồng bằng sông Cửu Long rộng trên 40.000km2, là vùng đất piì nhiêu, khí hậu thuận lợi, là vựa lúa lớn nhất của Việt Nam.

Đất đai là t- liệu sản xuất quan trọng hàng đầu trong quá trình sản xuất

lúa gạo. Việt Nam là n-ớc giàu tiềm năng và có nhiều lợi thế trong sản xuất lúa gạo trên thế giới. Trong tổng diện tích tự nhiên cả n-ớc (trên 33,1 triệu ha) khoảng 4,3 triệu ha đất đang đ-ợc sử dụng để trồng lúa. Đến nay, diện tích đất có khả năng nông nghiệp ở n-ớc ta có trên 10 triệu ha, trong đó đất có khả năng

trồng lúa khoảng 8,5 triệu ha (chiếm 26% diện tích đất tự nhiên). Quỹ đất ch-a sử dụng đang còn rất lớn, có đến hàng triệu ha đất trống đồi trọc còn ch-a sử dụng, trong đó đất có khả năng nông nghiệp còn khoảng 3 triệu ha.

Việt Nam có hai vùng trồng lúa chính là đồng bằng sông Hồng ở phía bắc và đồng bằng sông Cửu Long ở miền Nam. ở vùng đồng bằng châu thổ có nhóm đất phù sa đ-ợc hình thành do các con sông chuyển tải bồi đắp. Về bản chất thổ nh-ỡng, đất phù sa mang đặc tính xếp lớp, thành phần cơ giới nặng, hàm l-ợng mùn và N, P, K thuộc loại khá. Đất phù sa thuộc loại đất có độ phì nhiêu tự nhiên cao, thích hợp với lúa. Đất nông nghiệp Việt Nam phần lớn là màu mỡ, độ phì nhiêu cao, đáp ứng yêu cầu thâm canh tăng năng suất và phát triển sinh học đa dạng. Điều này là một thuận lợi đáng kể cho Việt nam trong việc thâm canh tăng nhanh sản l-ợng lúa gạo.

Việt Nam đ-ợc xếp vào hàng những quốc gia có nguồn n-ớc dồi dào, kể cả n-ớc mặt và n-ớc d-ới đất. Diện tích mặt n-ớc lớn và phân bố đều ở các vùng. Tài nguyên n-ớc dồi dào là một trong những lợi thế nổi bật trong nghề trồng lúa n-ớc ở Việt Nam. Số ngày m-a trong một năm ở hai vùng đồng bằng lớn là 120 – 140 ngày, l-ợng m-a đạt tới 5.000 – 8.000mm không chỉ cung cấp cho lúa nguồn n-ớc quý giá mà còn bồi bổ cho lúa một nguồn đạm thiên nhiên dễ hấp thụ. Dòng chảy bề mặt sản sinh trên lãnh thổ n-ớc ta khoảng 300 tỷ m2 n-ớc. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của hệ thống thuỷ lợi tạo ra tổng năng lực t-ới cho 3 triệu ha canh tác và năng lực tiêu 1,4 triệu ha. Sự -u đãi về nguồn n-ớc từ thiên nhiên có ý nghĩa quan trọng trong việc thâm canh tăng vụ và tăng sản l-ợng lúa gạo Việt Nam. Lợi thế của tài nguyên n-ớc còn có ý nghĩa đảm bảo cho lợi thế của tài nguyên đất phát huy đ-ợc đầy đủ trong quá trình sản xuất nông nghiệp lúa.

Về khí hậu và độ ẩm, Việt Nam nằm hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới

của nửa cầu bắc, trải dài trên 15 vĩ tuyến Bắc bán cầu (từ 80 – 230 vĩ Bắc), thiên về chí tuyến hơn là phía xích đạo. Khí hậu nhiệt đới gió mùa với sự kết hợp chặt chẽ của các yếu tố nh-: nền nhiệt độ cao (nhiệt độ trung bình năm từ 250C đến 300C) hầu nh- không có nhiệt độ âm (d-ới 00C), tổng tích ôn trong năm phổ biến

trên 80000, độ ẩm không khí cao 85% - 90%, l-ợng m-a dồi dào, hàng năm có khoảng 100 ngày m-a với l-ợng m-a trung bình ở hầu hết các vùng từ 1.500 đến 2.400mm, nhiều vùng có l-ợng m-a cao trên 3.000mm, số giờ nắng khoảng 1.500 – 2.000 giờ, đây là những là điều kiện lý t-ởng cho việc trồng lúa. Chế độ gió mùa cũng làm cho tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên Việt Nam thay đổi. Việt Nam có một mùa nóng nhiều m-a và một mùa t-ơng đối lạnh, ít m-a. Trên nền nhiệt độ trung bình đó, khí hậu của các tỉnh phía bắc thay đổi theo bốn mùa (Xuân, Hạ, Thu, Đông) rõ rệt đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thâm canh, luân canh gối vụ trong suốt năm.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu gạo Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)