Sự biến động giá cả trên thị tr-ờng gạo thế giới

Một phần của tài liệu Xuất khẩu gạo Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 29)

Giá gạo thế giới trong gần 20 năm qua biến động thất th-ờng và có xu h-ớng giảm xuống. Khoảng cách dao động của giá là khá lớn. Năm 1990 giá gạo xuất khẩu thế giới là 387 USD/tấn và đến năm 2001,giá gạo giảm xuống chỉ còn 173 USD/tấn (cách xa gần 2,2 lần). Năm 2007, giá gạo tăng mức kỷ lục ch-a từng có từ tr-ớc đến nay với mức 427 USD/ tấn (cách xa 2,5 lần mức giá thấp nhất năm 2001)

Bảng 1.5. Giá gạo xuất khẩu bình quân trên thị tr-ờng thế giới

Năm Giá xuất khẩu bình quân thế giới (USD/tấn) So với năm tr-ớc (%) 1989 320 1990 387 21 1991 313 -19 1992 287 -8 1993 270 -6 1994 268 -1 1995 321 20 1996 339 6 1997 303 -11 1998 304 0 1999 248 -18 2000 202 -19 2001 173 -14 2002 192 11 2003 198 3 2004 238 20 2005 286 20 2006 305 7 2007 427 40 Nguồn: IRRI

Trong hai năm đầu khi Việt Nam tham gia thị tr-ờng gạo thế giới, giá gạo thế giới rất cao với mức tăng là 21% (từ 320 USD/tấn lên 387 USD/tấn). Nh-ng ngay sau đó, năm 1992 đến năm 1993, giá gạo thế giới lại có xu h-ớng giảm xuống. Năm 1995, giá gạo xuất khẩu lại tăng lên với mức tăng đáng kể 20% (từ 268 USD/tấn lên đến 321 USD/tấn). Từ đó đến năm 1998, giá gạo xuất khẩu trên thế giới tăng liên tục nh-ng mức tăng chậm lại. Và năm 1999, giá gạo thế giới đã giảm xuống mức 248 USD/tấn (giảm 18% so với năm 1998). Giá gạo xuất khẩu của thế giới tiếp tục giảm tới tận năm 2003. Năm 2004, nền kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi nh-ng đến cuối năm 2004, cơn sóng thần xảy ra ở khu vực Châu á đã gây thiệt hại nặng nề về ng-ời và của. Sau thảm hoạ này nhu cầu về gạo trên thế giới tăng lên rất cao. Điều này khiến cho giá gạo thế giới tăng lên rất nhanh với mức tăng 20% (từ 198 USD/tấn lên đến 238 USD/tấn). Hoạt động th-ơng mại thế giới vẫn rất sôi động. Năm 2005, trên thế giới liên tục xảy ra thiên tai, bão lũ, động đất, hạn hán, băng giá, dịch bệnh xảy ra ở các n-ớc từ Châu á sang Châu Âu. Điển hình là cơn bão lớn đổ bộ vào Hoa Kỳ làm ngập lụt nhiều ngày ở Thành phố New Orleans, động đất mạnh ở Pakistan và ấn Độ, tiếp đến là giá lạnh băng tuyết diễn ra ở các n-ớc Nam á, Châu Phi, lũ lụt lớn, dịch cúm gia cầm ở Trung Quốc và nhiều n-ớc trên thế giới. Ngoài ra tình trạng khủng bổ vẫn diễn ra nhiều nơi trên thế giới. Thế nh-ng, kết thúc năm 2005, kinh tế thế giới vẫn đạt mức tăng tr-ởng khả quan, với mức 3,2%, giá gạo xuất khẩu tăng 20% và đến năm 2006 giá gạo xuất khẩu thế giới vẫn tiếp tục tăng 7%. Giá gạo của Thái Lan trên thị tr-ờng trong khoảng 20 năm gần đây, chúng ta có thể thấy rằng giá gạo hạt dài của Thái Lan có xu h-ớng giảm so với những năm tr-ớc. Sự suy giảm về giá trong năm 1998 là do sự suy giảm nhẹ trong việc sản xuất của một số quốc gia sản xuất gạo chính trên thế giới và cũng do ảnh h-ởng của cuộc khủng hoảng Châu á vào năm này. Giá gạo trung bình cả năm của Thái lan đã giảm 25% so với giá gạo đầu năm đó. Cũng t-ơng tự nh- Thái Lan, gạo 5% tấm của Việt Nam, gạo 15% tấm của Pakistan cũng giảm hơn so với năm tr-ớc. Tuy nhiên, sự suy giảm về giá gạo trên thế giới cũng không kéo dài, từ năm 2002 trở lại đây, hầu hết các loại gạo trên thế giới đều tăng giá hằng

năm. Có đ-ợc điều này là do sự can thiệp liên tục của chính phủ các n-ớc trong việc giữ ổn định giá gạo trên thị tr-ờng trong n-ớc và thị tr-ờng thế giới. Năm 2003, giá gạo 100% loại B của Thái Lan tăng khoảng 20 USD/ tấn, đạt mức 200USD/tấn. Tuy nhiên, giá gạo 25% tấm của Pakistan lại giảm do sự cạnh tranh gay gắt trên thị tr-ờng gạo thế giới mà đặc biệt là ấn Độ (bán gạo với giá rất thấp). Bên cạnh đó, một số n-ớc nhập khẩu gạo truyền thống đã dần dần thoả mãn nhu cầu trong n-ớc bằng l-ợng gạo nội địa và giảm sản l-ợng gạo nhập khẩu. Điều này đã làm cho giá gạo trung bình thế giới có xu h-ớng giảm.

Tuy nhiên, thời tiết không thuận lợi làm cho mùa màng thất bát; sản l-ợng thóc tại nhiều n-ớc giảm; giá xăng dầu tăng cao làm tăng chi phí đầu vào và chi phí vận tải; nhu cầu tiêu thụ gạo không giảm… Sản l-ợng thóc gạo của Trung Quốc năm 2004 giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 20 năm qua. Năm 2005 Trung Quốc sản xuất 120 triệu tấn gạo, tăng 7% so với 112 triệu tấn năm 2004. L-ợng gạo dự trữ của n-ớc này giảm tới 70% trong 5 năm từ 2000 đến 2005. ấn Độ cũng gặp khó khăn t-ơng tự. Năm 2005, Thái Lan xuất khẩu gạo ít hơn nh-ng giá vẫn cao do chính phủ có ch-ơng trình can thiệp hỗ trợ giá giúp ng-ời trồng lúa tăng thêm thu nhập, nên không có dấu hiệu giảm giá gạo. Tuy nhiên, Thái Lan không thể tăng giá gạo v-ợt qua mức 315 – 320 USD/tấn bởi nếu nh- vậy thì các nhà kinh doanh sẽ quay sang nhập khẩu gạo Mỹ. Nhiều n-ớc đang bị sức ép phải nhập khẩu gạo để đáp ứng nhu cầu trong n-ớc. Indonesia, n-ớc đông dân ở Đông Nam á ch-a thể tự túc đủ gạo trong năm 2006. Năm 2005, sản l-ợng thóc của Indonesia là 53,98 triệu tấn, giảm 103.878 tấn so với năm 2004 do nhiều vùng trồng lúa bị hạn hán và sang thần. Do dự trữ giảm hơn mức tối thiểu nên Indonesia có kế hoạch nhập gạo để dự trữ, không bán ra thị tr-ờng. Philipin nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo mặc dù sản l-ợng thóc năm 2005 đạt khoảng 14,5 triệu tấn.

Ch-ơng trình dự trữ gạo của Thái Lan đ-ợc thực hiện đã làm tăng giá gạo xuất khẩu vào cuối 2006, do đó Philipine phải tranh thủ mua gạo dự trữ. Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đang đứng tr-ớc sức ép cả trong n-ớc và n-ớc ngoài phải

nhập khẩu gạo, tuy cả hai n-ớc này muốn bảo trợ mặt hàng nhạy cảm gạo. Tháng 11/2005, Quốc hội Hàn Quốc đã thông qua việc cho phép mở cửa một phần thị tr-ờng gạo trong n-ớc, tăng nhập khẩu gạo từ Mỹ, Thái Lan và các n-ớc xuất khẩu gạo khác. Tất cả sẽ là những yếu tố duy trì giá gạo thế giới ở mức cao và có thể tăng cao hơn trong những năm tới. Sản l-ợng thóc gạo năm 2006 đạt khoảng 84,5 triệu tấn, giảm khoảng 1% so với năm tr-ớc. Sản l-ợng thóc của Trung Quốc và ấn Độ giảm đã giữ cho giá gạo tại Châu á luôn ở mức cao trong cả năm 2006 khi các kho dự trữ tại các n-ớc giảm mạnh. L-ợng gạo dự trữ toàn cầu năm 2006 thấp nhất trong 30 năm qua, chỉ đủ cho nhu cầu tiêu thụ 2 – 3 tháng. Một khi thiên tai xảy ra, giá gạo sẽ tăng đột biến. Tuy nhiên, năm 2006 giá gạo Thái Lan đã giảm năng lực cạnh tranh so với gạo các xuất xứ khác, trong đó có Việt Nam. Nguyên nhân chính là do những ch-ơng trình can thiệp của chính phủ quá sâu vào giá gạo cộng với sự tăng giá của đồng Bạt so với đồng Đôla Mỹ.

Năm 2007, sau khi tăng nhẹ vào tháng đầu quý 3, gạo xuất khẩu Thái Lan giảm trở lại trong vòng hai tháng 8 và 9. Giá gạo Thái Lan tăng mạnh nhất trong tháng 7, chủ yếu do nguồn cung không sẵn và đồng Baht Thái Lan tăng mạnh so với đồng đô la Mỹ. Đến tháng 8, giá gạo xuất khẩu giảm đáng kể do sức mua chững lại và chính phủ có kế hoạch giải phóng bớt nguồn cung dự trữ để giảm gánh nặng về tài chính và dọn chỗ đón thu hoạch vụ mới. Tuy nhiên, nguyên nhân giảm giá chủ yếu là do đồng Baht hạ giá, các nhà xuất khẩu khó khăn trong việc tìm kiếm tàu chở hàng và các nhà nhập khẩu thờ ơ ký kết hợp đồng mới. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam năm 2007 luôn ở mức cao. Đây cũng là năm đầu tiên giá gạo Việt Nam xuất khẩu ngang bằng với gạo Thái Lan cùng cấp các loại và cũng là năm đầu tiên giá gạo thế giới tăng tới mức trên 400 USD/tấn.

Trong hai năm qua, giá gạo toàn cầu đã tăng gấp đôi, hiện đang đạt mức cao nhất của 10 năm qua. Gạo đồ và gạo chất l-ợng thấp của Thái Lan có giá tăng mạnh nhất bởi đây là nguồn cung duy nhất loại gạo này trong suốt nhiều tháng cuối năm. Giá gạo 100% đồ của Thái Lan đã tăng từ 315 USD/tấn hồi đầu năm 2007 lên 390 USD/tấn vào cuối năm, từ chỗ th-ờng thấp hơn giá gạo 5%

tấm chất l-ợng cao, v-ơn lên cao hơn tới 40 USD/tấn. Giá gạo tăng mạnh không chỉ ở các thị tr-ờng nhập khẩu lớn nh- Indonesia, Pakistan hay Trung Quốc mà cả ở những n-ớc sản xuất lớn nh- ấn Độ hay Việt Nam. Đầu tháng 8 năm 2007, Chính phủ Việt Nam quyết định tạm ngừng ký kết hợp đồng xuất khẩu gạo, chỉ cho phép thực hiện những hợp đồng đã ký để đảm bảo an ninh l-ơng thực quốc gia. Tiếp đến, ngày 9/10/2007, ấn Độ cũng tuyên bố cấm xuất khẩu gạo phi – basmati để kiềm chế sốt giá nội địa. Sau đó cuối tháng 10/2007, ấn Độ mới nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu, chi phép gạo phi – Basmati chất l-ợng cao có giá trên 425 USD/tấn. Cả ấn Độ và Việt Nam đều hạn chế xuất khẩu gạo và đã tác động mạnh tới giá gạo thế giới bởi cả hai n-ớc này đều là những n-ớc xuất khẩu gạo lớn. Điều này đã làm cho khách hàng đổ dồn vào việc mua gạo Thái Lan, đẩy nhu cầu gạo n-ớc này tăng vọt, đặc biệt là gạo đồ. Xuất khẩu gạo đồ Thái Lan sang Châu Phi năm 2007 tăng tới 3,5 – 4 triệu tấn và dự báo sẽ tiếp tục tăng vào năm 2008. Với tình hình trên, dự báo nhu cầu gạo thế giới năm 2008 sẽ là 245 triệu tấn nh-ng sản l-ợng chỉ đạt 240 triệu tấn. Theo đó, thế giới sẽ thiếu khoảng 5 triệu tấn gạo và do đó giá gạo sẽ vẫn ở mức cao.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu gạo Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 29)