Giao kết hợp đồng dân sự trong trường hợp một người có nhiều tư cách chủ thể

Một phần của tài liệu Giao kết hợp đồng dân sự theo bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 (Trang 69)

nhiều tư cách chủ thể

Giao kết hợp đồng dân sự là quá trình bày tỏ, thống nhất ý chí giữa các bên với nhau để xác lập hợp đồng dân sự. Tuy nhiên, trên thực tế có trường hợp một người lại mang nhiều tư cách chủ thể khác nhau, khi ấy họ có được giao kết hợp đồng dân sự với "chính họ" hay không? Chúng ta cùng xem xét ví dụ sau:

Tháng 10/2009, ông Nguyễn Gia Hoàng, sinh năm 1971 và vợ là Trịnh Ngọc Yến, sinh năm 1980 thường trú tại phường Phan Bội Châu, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng đến Phòng Công chứng làm thủ tục tặng cho con trai là Nguyễn Văn Hà, sinh năm 2005 hiện đang ở cùng bố mẹ toàn

66

bộ quyền sử dụng đất 35.6 m2

đất ở và tài sản gắn liền với đất ở là nhà 3 tầng cùng vật kiến trúc khác tại phường Đông Hải, quận Lê Chân, Hải Phòng (có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và là tài sản chung của vợ chồng). Trong

trường hợp này chủ thể giao kết hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất sẽ như thế nào?

Quan điểm thứ nhất cho rằng: Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa

thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận (Điều 465 Bộ luật Dân sự 2005). Cháu Nguyễn Văn Hà mới 4 tuổi (chưa đủ 6 tuổi) không có năng lực hành vi dân sự nên trong hợp đồng tặng cho phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện (Điều 21 Bộ luật Dân sự 2005). Mà theo quy định tại Điều 141 Bộ luật Dân sự 2005 và Điều 39 Luật Hôn nhân và gia đình ngày 09/6/2000 thì cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên (trừ trường hợp con có người

khác làm giám hộ hoặc có người khác đại diện theo pháp luật). Như vậy, ông

Nguyễn Gia Hoàng và vợ là Trịnh Ngọc Yến sẽ cùng đứng tên ở cả hai bên của hợp đồng với hai tư cách khác nhau để giao kết hợp đồng (là bên tặng cho tài sản và đại diện theo pháp luật của cháu Nguyễn Văn Hà là bên được tặng cho tài sản).

Quan điểm thứ hai cho rằng: Ông Nguyễn Gia Hoàng và vợ là Trịnh

Ngọc Yến không thể cùng đứng tên ở cả hai bên của hợp đồng với hai tư cách khác nhau để giao kết hợp đồng (là bên tặng cho tài sản và đại diện theo pháp luật của cháu Nguyễn Văn Hà là bên được tặng cho tài sản) vì như vậy là họ đã giao kết với "chính họ" thì không thể xác lập hợp đồng dân sự được. Như vậy, cần phải có người đại diện khác, hoặc người giám hộ khác để giao kết hợp đồng này.

Quan điểm thứ ba cho rằng: Riêng đối với hợp đồng mà chỉ mang lại

67

đủ năng lực hành vi dân sự vẫn có thể tham gia giao kết với tư cách bên được tặng cho. Bởi lẽ theo hợp đồng này bên được tặng cho chỉ được hưởng tài sản chứ không phải thực hiện bất cứ nghĩa vụ nào. Chúng tôi đồng ý với quan điểm này, trên thực tế, khi bố mẹ tặng cho con mình (dưới 6 tuổi) những tài sản là đồ dùng sinh hoạt hàng ngày cũng không cần phải có người đại diện khác, hoặc người giám hộ khác.

Tuy nhiên, pháp luật cũng cần phải có quy định hướng dẫn cụ thể việc giao kết hợp đồng dân sự trong trường hợp mà một người có nhiều tư cách chủ thể để bảo đảm áp dụng thống nhất trên thực tế. Ví dụ như trường hợp giám đốc doanh nghiệp trực tiếp ký kết hợp đồng thuê tài sản (máy móc, nhà làm trụ sở…) mà tài sản đó là của chính cá nhân họ.

4.1.4. Hình thức của đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề

nghị giao kết hợp đồng bằng văn bản

Pháp luật không quy định cụ thể về hình thức của đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng dân sự. Khoản 4 điều 404 Bộ luật Dân sự 2005 có quy định: "Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là

thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản". Theo quy định này có thể hiểu là: Đề

nghị giao kết và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng với hình thức bằng văn bản bắt buộc phải có chữ ký của các bên được hay không? Trên thực tế, đối với những hợp đồng giao kết bằng văn bản thường phải có chữ ký (hoặc điểm chỉ) của các bên; Đối với chủ thể giao kết hợp đồng dân sự là tổ chức, pháp nhân thì đề nghị giao kết, chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng thường có chữ ký, có đóng dấu.

Theo quy định tại Điều 41 Luật Công chứng năm 2006 thì việc điểm chỉ được thay thế việc ký trong văn bản công chứng trong các trường hợp người yêu cầu công chứng, người làm chứng không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký; Hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng; Hoặc công chứng viên thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi cho người yêu cầu công

68

chứng. Thực tế, khi giao kết hợp đồng dân sự (trước khi thực hiện việc chứng nhận hợp đồng) nhiều công chứng viên thường yêu cầu chủ thể là cá nhân vừa ký vừa điểm chỉ (mặc dù họ không bị khuyết tật và biết ký) để bảo vệ quyền lợi của các bên.

Như vậy, đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng với hình thức bằng văn bản có đầy đủ các nội dung của hợp đồng nhưng không có chữ ký, hoặc có chữ ký nhưng không đóng dấu đối với pháp nhân, hoặc không có chữ ký nhưng có điểm chỉ... thì có giá trị pháp lý ràng buộc các bên hay không cũng cần phải được quy định cụ thể để bảo đảm quyền lợi cho các chủ thể, hạn chế các tranh chấp có thể phát sinh.

Một phần của tài liệu Giao kết hợp đồng dân sự theo bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 (Trang 69)