GIAO KẾT HỢP ĐỒNG TRONG BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN

Một phần của tài liệu Giao kết hợp đồng dân sự theo bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 (Trang 64 - 67)

Giao kết hợp đồng trong bán đấu giá chính là quá trình bày tỏ ý chí giữa các bên trong quan hệ đấu giá, từ đó tiến tới xác lập các quyền và nghĩa vụ nhằm ràng buộc các bên. Giao kết này được thực hiện trên cơ sở cạnh tranh khi có sự cạnh tranh của nhiều người trong việc giao kết hợp đồng và trong việc giao kết hợp đồng theo điều kiện tối ưu đã đặt ra. Trong bán đấu giá, những người tham gia có thể biết trước nội dung của hợp đồng. Bán đấu giá tài sản có hai phương thức. Ở phương thức thứ nhất, giá bán không được định trước và hợp đồng được giao kết với người trả giá cao nhất - phương thức này được gọi là phương thức nâng giá lên. Phương thức thứ hai, giá bán được xác định trước và hạ dần cho đến khi không còn có người mua - gọi là phương thức hạ giá xuống.

Cũng là quan hệ mua - bán hàng hóa, cũng là quá trình "mặc cả" và đi tới thống nhất ý chí về các nội dung của hợp đồng, song giao kết hợp đồng trong bán đấu giá có những điểm khác biệt cơ bản so với giao kết hợp đồng thông thường bởi vì đây là quan hệ mua bán hàng hóa đặc biệt. Nó khác biệt so với giao kết hợp đồng thông thường không những về chủ thể, thủ tục tiến hành, hình thức thể hiện mà cả nội dung biểu đạt trong giao kết.

61

+ Đề nghị giao kết

Việc thông báo ban đầu mời tham dự cuộc bán đấu giá của người bán đấu giá không được xem như lời đề nghị giao kết hợp đồng mà đó là lời mời đề nghị giao kết. Người bán đấu giá không bị ràng buộc về quyền và nghĩa vụ đối với lời mời đề nghị giao kết của mình. Nhận lời mời đề nghị giao kết, các khách hàng tiềm năng mới tiến hành đăng ký và làm các thủ tục cần thiết để trở thành người tham gia đấu giá. Tại cuộc đấu giá, người điều hành cuộc đấu giá nêu tên hàng hóa/ tài sản được đem bán và đưa ra mức giá khởi điểm, hành động này vẫn chưa được coi là lời đề nghị giao kết hợp đồng mà vẫn là lời mời đề nghị giao kết. Lời đề nghị giao kết hợp đồng chỉ thực sự được đưa ra bởi những người mua khi họ tham gia trả giá.

- Trong cuộc đấu giá theo phương thức nâng giá lên:

Người mua sẽ liên tục đưa ra các mức giá khác nhau tùy thuộc vào khả năng tài chính của bản thân, theo sự điều hành cuộc bán đấu giá của đấu giá viên. Việc đưa ra các mức giá khác nhau ấy thực chất những lời đề nghị giao kết, trái với cách tư duy thông thường rằng người bán là người đề nghị, người mua là người được đề nghị. Các nội dung khác của hợp đồng bán đấu giá coi như đã được thỏa thuận trước, đề nghị giao kết chỉ hướng tới một mục đích là thỏa thuận về giá cả. Chấp nhận bán hàng với mức giá như thế nào, người bán sẽ dựa vào kết quả của cuộc đấu giá để quyết định.

- Trong cuộc đấu giá theo phương thức hạ giá xuống:

Người bán sẽ liên tiếp đưa ra các mức giá theo mức độ giảm dần (những lời mời đề nghị giao kết với các mức giá khác nhau), cho đến khi người mua chấp nhận mua hàng hóa ở một mức giá nhất định. Mỗi lần người bán đưa ra mức giá mới được hiểu là một lần người bán đưa ra lời mời đề nghị giao kết hợp đồng mới. Những lời mời đề nghị giao kết sẽ liên tục thay thế nhau như vậy cho đến khi có người chấp nhận mua (tức là chính thức đưa ra lời đề nghị giao kết tại cuộc bán đấu giá với một mức giá xác định theo sự

62

điều hành của người điều hành cuộc đấu giá). Cũng như ở trên, người mua là người đề nghị giao kết, còn người bán lại là người nhận được đề nghị giao kết.

+ Chấp nhận giao kết

Bên mua khi nhận được lời mời đề nghị giao kết hợp đồng sẽ cân nhắc các khả năng và đưa ra lời đề nghị giao kết hợp đồng chính thức tại quá trình trả giá trong cuộc bán đấu giá. Khi người được đề nghị đồng ý bán hàng hoá theo mức giá mà người đề nghị đưa ra, tức là người được đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng theo đề nghị của bên đề nghị, thì cuộc bán đấu giá dừng lại.

Cụ thể là:

- Trong cuộc đấu giá theo phương thức nâng giá lên: khi người mua trả giá cao nhất và không có ai trả giá cao hơn được nữa, người bán chấp nhận bán hàng hóa (chấp nhận giao kết)

- Trong cuộc đấu giá theo phương thức hạ giá xuống: Người bán hạ dần giá so với mức giá khởi điểm, cho đến khi có người mua đề nghị mua hàng hóa với mức giá nhất định và người bán chấp nhận bán.

Qua sự phân biệt ấy, người ta cũng có thể hình dung được rõ hơn về các giai đoạn giao kết hợp đồng: gọi là người trả giá khi hợp đồng chưa được giao kết, gọi là người mua khi hợp đồng đã được giao kết.

63

Chương 4

Một phần của tài liệu Giao kết hợp đồng dân sự theo bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)