Trước khi có Bộ luật Dân sự năm 2005, giao kết hợp đồng được các văn bản pháp luật quy định như: Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế 1989, Pháp lệnh Hợp đồng Dân sự năm 1991, Bộ luật Dân sự 1995 và Luật Thương mại 1997 với nhiều điểm không thống nhất trong các văn bản này. Hiện nay, các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về hợp đồng dân sự nói chung và giao kết hợp đồng dân sự nói riêng để áp dụng chung cho các loại hợp đồng (dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động) nhằm bảo đảm tính hệ thống, thống nhất của pháp luật, phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, điều này cũng dễ tạo ra sự nhầm lẫn hợp đồng dân sự (theo nghĩa rộng bao gồm cả: dân sự, kinh
doanh, thương mại, lao động) với hợp đồng dân sự theo nghĩa hẹp trước đây
đã quy định tại Điều 1 Pháp lệnh Hợp đồng Dân sự năm 1991 (Hợp đồng dân
sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong mua bán, thuê, vay, mượn, tặng cho tài sản; làm hoặc không làm một việc, dịch vụ hoặc các thỏa thuận khác mà trong đó một hoặc các bên nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng). Do
đó, nên sửa Bộ luật Dân sự năm 2005 theo hướng dùng khái niệm "hợp đồng" để thay thế cho khái niệm "hợp đồng dân sự", dùng thuật ngữ "giao kết hợp
đồng" thay cho "giao kết hợp đồng dân sự" (như cách dùng hiện nay) để mở
rộng phạm vi điều chỉnh của chế định hợp đồng sang cả quan hệ hợp đồng trong kinh doanh và quan hệ hợp đồng lao động và tránh sự hiểu lầm trên thực tế.
4.1.2. Nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự
Các nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự được quy định tại Điều 389 Bộ luật Dân sự năm 2005 gồm: "Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được
65
trung thực và ngay thẳng". Trong đó, các nguyên tắc "tự do", "tự nguyện",
"bình đẳng", "thiện chí", "trung thực" đã được quy định là nguyên tắc cơ bản tại Điều 4, Điều 5 và Điều 6 của Bộ luật Dân sự năm 2005; Còn nguyên tắc "hợp tác", "ngay thẳng" và giới hạn "không được trái pháp luật, đạo đức xã
hội" (như đã trình bày ở điểm 1.2 Chương 1 của Luận văn này) là được quy
định khác ở Điều 389 để áp dụng khi giao kết hợp đồng dân sự. Trong khi đó còn có các nguyên tắc cơ bản khác như: Nguyên tắc tôn trọng đạo đức, truyền thống tốt đẹp (Điều 8); Nguyên tắc tôn trọng lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác (Điều 10); Nguyên tắc tuân thủ pháp luật (Điều 11)... các bên cũng vẫn phải tuân theo khi giao kết hợp đồng dân sự.
Các nguyên tắc cơ bản được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2005 là những tư tưởng chỉ đạo, chuẩn mực chung mà các nguyên tắc, quy định khác trong Bộ luật phải tuân theo khi điều chỉnh các quan hệ dân sự cụ thể. Do đó, khi đã được quy định là nguyên tắc cơ bản thì không cần thiết phải quy định nhắc lại là nguyên tắc trong giao kết hợp đồng dân sự nhằm bảo đảm tính thống nhất và tránh trùng lặp không cần thiết.