GIAO KẾT HỢP ĐỒNG VỚI HÌNH THỨC BẰNG HÀNH

Một phần của tài liệu Giao kết hợp đồng dân sự theo bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 (Trang 62 - 64)

Hợp đồng dân sự có thể được giao kết với hình thức bằng hành vi cụ thể theo quy ước định trước như: Việc gửi thư có dán tem bưu chính hoặc bằng các hình thức trả trước cước phí khác là hành vi xác lập việc giao kết hợp đồng giữa doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính và người gửi; Hoặc mua bán hàng hóa bằng máy tự động; Chụp ảnh bằng máy tự động; Gọi điện thoại tự động… Đây là hình thức giản tiện nhất của hợp đồng dân sự. Hình thức này càng ngày càng trở nên phổ biến, nhất là tại những quốc gia có nền công nghiệp tự động hóa phát triển.

Bộ luật Dân sự của Việt Nam chưa có quy định cụ thể về giao kết hợp đồng dân sự (quá trình, nội dung…) với hình thức bằng hành vi cụ thể. Tuy

59

nhiên, giao kết hợp đồng dân sự với hình thức bằng hành vi cụ thể cũng có những đặc điểm khác so với việc giao kết hợp đồng dân sự bằng lời nói hoặc bằng văn bản thông thường như:

- Việc giao kết hợp đồng dân sự được thực hiện thông qua hành vi cụ thể của bên được đề nghị giao kết hợp đồng khi hành vi đó được thực hiện theo đúng quy ước định trước của bên đề nghị giao kết mà không nhất thiết phải có sự hiện diện đồng thời của tất cả các bên tại nơi giao kết và cũng không cần dùng đến lời nói hoặc ký kết văn bản. Trong giao kết hợp đồng dân sự bằng hành vi cụ thể thì các yếu tố: đề nghị giao kết và chấp nhận đề nghị giao kết không có sự xác định rõ ràng, rành mạch. Ví dụ: Bên mua nước uống đưa tiền vào máy tự động để trả tiền mua nước theo đúng giá bán, đúng cách thức đã được bên bán nước quy định công khai tại máy tự động. Việc nêu rõ giá bán và cách thức thực hiện việc mua bán tại máy tự động bán nước uống có thể coi là đề nghị giao kết hợp đồng "công cộng" hay chỉ là lời mời đề nghị giao kết có thể được coi là hành vi chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng dân sự hay không? Đây là vấn đề chưa được đề cập cụ thể trong pháp luật Việt Nam và cần được các nhà lý luận về pháp luật dân sự tiếp tục nghiên cứu làm rõ.

- Trong giao kết hợp đồng dân sự bằng hành vi, các bên giao kết hợp đồng không trực tiếp trao đổi, thỏa thuận với nhau, thậm chí các bên không biết bên giao kết hợp đồng với mình là ai nên việc giao kết hợp đồng dân sự này sẽ có thể không bảo đảm sự tự do ý chí của các bên. Điều 404 Bộ luật Dân sự năm 2005 không có quy định thời điểm giao kết hợp đồng dân sự với hình thức bằng hành vi được xác định như thế nào, nhưng có thể thấy thời điểm chủ thể (bên) thực hiện hành vi cụ thể để giao kết hợp đồng dân sự cũng đồng thời là thời điểm hợp đồng được thực hiện (gửi thư có dán tem; đưa tiền vào máy tự động…). Do đó, Bộ luật Dân sự năm 2005 có lẽ cần nghiên cứu để bổ sung quy định cụ thể về thời điểm giao kết hợp đồng dân sự với hình thức bằng hành vi để áp dụng thống nhất trên thực tế.

60

- Trong giao kết hợp đồng dân sự bằng hành vi, có thể bên chấp nhận giao kết chỉ biểu hiện bằng hành vi thụ động - sự im lặng. Tất nhiên trong trường hợp này, không hoàn toàn có sự bày tỏ ý chí của bên được đề nghị, kể cả dưới hình thức ẩn (tức là được suy ra từ hành vi ứng xử hay từ thái độ). Về nguyên tắc, người ta không thể dựa vào sự im lặng của bên được đề nghị để suy ra ý chí chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng của bên đó như quy định tại khoản 2, Điều 404 Bộ luật Dân sự. Mà cần phải có thêm quy định, ví dụ như: có mối quan hệ kinh doanh đã được thiết lập từ trước giữa các bên giao kết; có sự tồn tại các tập quán thương mại theo đó, sự im lặng đồng nghĩa với chấp nhận giao kết; đề nghị giao kết được đưa ra hoàn toàn vì lợi ích của bên được đề nghị.

Một phần của tài liệu Giao kết hợp đồng dân sự theo bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)