Hình thức, nội dung của đề nghị

Một phần của tài liệu Giao kết hợp đồng dân sự theo bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 (Trang 25)

Hình thức của đề nghị được thể hiện dưới nhiều hình thức nhưng pháp luật không quy định rõ ràng các hình thức thể hiện của đề nghị giao kết mà mới chỉ quy định hình thức của hợp đồng là bằng miệng, bằng văn bản hoặc bằng hành vi (khoản 1, Điều 401). Việc biểu lộ ý định giao kết hợp đồng phải

22

được thể hiện ra bên ngoài thông qua một hình thức nhất định có thể bằng miệng, bằng văn bản hay lời mời chào bằng miệng…, bằng văn bản rất dễ để chúng ta nắm bắt. Nhưng việc biểu lộ bằng hành động rất đa dạng, khó nắm bắt hơn. Một xe taxi bật đèn báo tín hiệu cho thuê hoặc chạy lòng vòng để tìm kiếm khách hàng được xem như một đề nghị mà hành khách có thể chấp nhận bằng cách bước lên xe và chỉ rõ nơi đến [38, tr. 130]. Cũng được coi như một đề nghị khi một người đi bộ dọc theo con đường và dang một cánh tay ra, bàn tay nắm lại với một ngón tay cái chỉ lên trời để vẫy xe. Nếu người lái xe dừng xe, mở cửa xe cho người đó lên thì có nghĩa là người lái xe đó chấp nhận đề nghị của người đó.

Đề nghị chỉ có thể được xem xét chấp nhận khi nó được chuyển tới bên được đề nghị. Pháp luật Việt Nam hiện nay đề cập tới ba trường hợp được coi là đề nghị đã chuyển tới bên được đề nghị, hay nói cách khác, ba trường hợp được coi là bên được đề nghị nhận được đề nghị: (1) Đề nghị được chuyển tới nơi cư trú hay cư sở của bên được đề nghị; (2) đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị; và (3) khi bên được đề nghị biết được đề nghị thông qua các phương thức khác (Điều 391, khoản 2, Bộ luật Dân sự 2005).

Bộ luật Dân sự năm 2005 không có quy định cụ thể về nội dung của đề nghị như Bộ luật Dân sự năm 1995 tại Điều 396, nhưng lại có quy định về việc thay đổi nội dung của đề nghị thì đề nghị đó lại được coi là đề nghị mới (khoản 2, Điều 392). Về vấn đề có cần quy định cụ thể nội dung của đề nghị tại Bộ luật Dân sự hay không thì có khá nhiều ý kiến mong muốn giữ lại Điều 396 Bộ luật Dân sự 1995, vì cho rằng là đề nghị phải được xác định mà sự xác định được thể hiện ở chỗ trong đề nghị phải bao gồm những điều khoản cơ bản của hợp đồng trong tương lai, điều luật này có xác định nội dung chủ yếu của "hợp đồng tương lai" trong đề nghị giao kết hợp đồng [25, tr. 34]. Trong đề tài nghiên cứu do Tiến sĩ Ngô Huy Cương chủ trì cũng đã đưa ra một số lập luận cho thấy ý kiến này tương đối phù hợp với thông lệ quốc tế, tính xác

23

đáng của bình luận trên được thể hiện ở chỗ, trong các ấn phẩm của Unidroit về Các nguyên tắc của Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế năm 1994 và năm 2004 có kèm theo bình luận đều cho rằng, hợp đồng được giao kết chỉ bởi chấp nhận một đề nghị, nên các điều kiện của thỏa thuận trong tương lai phải được chỉ ra trong đề nghị [29, tr. 81]. Sự chưa đầy đủ của bình luận trên thể hiện ở chỗ, lời bình luận chưa đề cập tới vấn đề, trong đề nghị có thể không cần thiết phải nêu tất cả các điều khoản mang nội dung chủ yếu như được quy định tại Điều 401 của Bộ luật Dân sự năm 1995 nếu những điều khoản này có thể được bù đắp hoặc bổ sung hay được giải thích bởi pháp luật về hợp đồng. Do đó, trong đề nghị có thể không có các điều kiện như mô tả chi tiết hàng hóa hoặc dịch vụ sẽ được cung cấp, giá cả, thời gian, địa điểm thực hiện hợp đồng... mà vẫn không làm cho đề nghị thiếu tính xác định, và tất cả tùy thuộc vào các bên giao kết có mong muốn bị ràng buộc bởi hợp đồng này hay không, còn những điều kiện bị thiếu đó có thể được giải thích hoặc bổ sung theo pháp luật hoặc tập quán quan hệ giữa các bên [29, tr.81].

Trong giao kết hợp đồng dân sự thông thường, nhiều khi không phải bất cứ người giao kết hợp đồng nào cũng có sự am hiểu nhất định về hợp đồng và không phải bất kể người giao kết hợp đồng nào cũng nhờ tới luật sư, do đó việc đòi hỏi hợp đồng phải bao gồm đầy đủ các nội dung chủ yếu để có thể trở thành hợp đồng hoàn chỉnh như quy định tại Điều 401 Bộ luật Dân sự 1995 là thiếu hiện thực, có thể gây cản trở cho các giao dịch và tăng chi phí, trong khi pháp luật đã có giải pháp là thiết lập các quy định giải thích cho ý chí của các bên trong những trường hợp thiếu vắng một số nội dung chủ yếu đó. Vì vậy theo Vũ Văn Mẫu, các bên giao kết hợp đồng chỉ cần thoả thuận về đót số vấn đề tối thiểu, có nghĩa là về bản chất và chủ đích của hợp đồng [18, tr. 58] và đây cũng là những điều khoản cơ bản của hợp đồng.

Pháp luật Việt Nam trong vài năm về trước đã có quan niệm cực đoan, do đó quy định hợp đồng phải bao gồm các điều khoản cơ bản và liệt kê rất nhiều nội dung chủ yếu, và lại còn cho rằng nếu hợp đồng thiếu một trong số

24

chúng thì coi như hợp đồng không thể giao kết (khoản 1, Điều 401 Bộ luật Dân sự 1995). Quan niệm này đã bị loại bỏ khỏi pháp luật Việt Nam với sự ra đời của Bộ luật Dân sự 2005. Nhưng, một đề nghị giao kết cần phải thể hiện có những đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, đền nghị phải có nội dung rõ ràng, cụ thể: Phải nêu rõ nội

dung chủ yếu, cơ bản của hợp đồng nhưng không nhất thiết phải như liệt kê tại Điều 401 Bộ luật Dân sự 1995. Tuy nhiên, các nội dung này không cần xác định cụ thể, trừ rường hợp đề nghị giao kết mua bán tài sản. Đối với loại hợp đồng này, Bộ luật Dân sự đã quy định tại mục 1 Chương XVIII.

Thứ hai, đề nghị giao kết phải được thể hiện rõ ràng hoặc thể hiện

dưới dạng ẩn, hướng tới công chúng rộng rãi hoặc một nhóm người hoặc hướng tới một người cụ thể, có kèm theo hoặc không kèm theo thời hạn trả lời. Việc đưa kèm thời hạn trả lời sẽ tạo ra một cơ sở pháp lý trong việc xác định tính hợp pháp của chấp nhận đề nghị cũng như trách nhiệm của các bên trong quá trình giao kết.

Thứ ba, đề nghị giao kết phải được thể hiện ra bên ngoài dưới một

hình thức cụ thể: bằng văn bản, bằng lời hay bằng một hành vi cụ thể…

Thứ tư, đề nghị phải chắc chắn: nội dung của đề nghị phải thể hiện rõ

ý định giao kết hợp đồng của người đưa ra đề nghị. Nếu đề nghị giao kết đưa ra kèm các điều khoản bảo lưu thì không bảo đảm. Đề nghị phải chắc chắn để chỉ cần hành vi chấp nhận đề nghị của bên kia là đủ để hợp đồng được giao kết. Nếu trong đề nghị có điều bảo lưu thì đó chỉ là đề nghị thương thuyết chứ chưa phải là đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp đó là những bảo lưu rõ ràng, cụ thể. Đề nghị không được mang tính nước đôi.

Đề nghị và lời mời đàm phán không có ranh giới thực sự rõ ràng. Do đó đòi hỏi sự phân biệt, nhiều khi gắn với hoàn cảnh cụ thể. Tuy nhiên về mặt lý thuyết ta có thể phân tích một đề nghị để nhận biết nó dựa trên các dấu hiệu đặc trưng của nó đã được nói ở trên. Mong muốn bị ràng buộc thường được

25

dùng để xác định một bên đưa ra đề nghị hay chỉ nhằm khởi xướng việc đàm phán [29, tr. 82].

Cần lưu ý, trong lời mời đàm phán người đưa ra lời mời thường sẵn sàng tiếp nhận đề nghị giao kết hợp đồng của người được mời; và lời mời đôi khi định ra cách thức để lời đề nghị giao kết hợp đồng có thể được thiết lập. Ví dụ: Trong vụ Harvela Investment Ltd v. Royal Trust Company of Canada (CI) Ltd, người kháng cáo và bị đơn thứ hai được bị đơn thứ nhất mời đề nghị

giao kết hợp đồng để mua cổ phần trong một công ty. Thư mời quy định lời đề nghị giao kết hợp đồng phải được gửi tới vào một ngày xác định. Bị đơn thứ nhất cam kết bị ràng buộc bởi là người đã trả giá cao nhất. Cả nguyên đơn và bị đơn thứ hai đều gửi đề nghị tới bị đơn thứ nhất trong thời hạn xác định. Nguyên đơn chào mua với giá 2.175.000 đô la. Bị đơn thứ hai chào mua với giá 2.100.000 đô la hoặc 101.000 đô la trội hơn bất kỳ đề nghị giao kết hợp đồng nào khác. Bị đơn thứ nhất cho rằng mình bị ràng buộc chấp nhận lời đề nghị của bị đơn thứ hai. Nguyên đơn kiện ra tòa đòi hỏi phải chuyển nhượng các cổ phần đó cho mình. The House of Lords nhận định, thư mời đề nghị giao kết hợp đồng chỉ dự liệu về việc trả giá ấn định, có nghĩa là giá xác định; và đưa ra phán quyết bị đơn thứ nhất có nghĩa vụ chuyển nhượng cổ phần cho nguyên đơn [35, tr. 16].

Đề nghị còn phải được phân biệt với quảng cáo, thậm chí trong quảng cáo có ghi rõ giá cả của hàng hóa. Truyền thống Common Law áp dụng quy tắc này đối với cả catalog, bảng liệt kê hay giấy báo giá [32, tr. 121]. Trong vụ Grainger and Son v. Gough vấn đề pháp lý đặt ra là một thương nhân phát giấy báo giá liệt kê giá cả cụ thể của từng loại rượu được xem là đề nghị giao hợp đồng hay lời mời về việc đề nghị giao kết hợp đồng. Qua xét xử vụ án này có phán quyết rằng giấy báo giá tạo thành lời mời đàm phán hợp đồng. Lord Herchell lập luận: Việc phát tán bảng liệt kê giá cả như vậy không được xem là một lời đề nghị cung cấp một số lượng rượu vô giới hạn mà được mô tả với một mức giá ấn định, để đến nỗi ngay lập tức một đòi hỏi được đưa ra

26

là có một hợp đồng ràng buộc cung cấp số lượng rượu như vậy. Nếu thế một thương nhân sẽ bị ràng buộc vào bất kỳ một nghĩa vụ hợp đồng nào để cung cấp rượu như được mô tả cụ thể trong khi anh ta có lẽ không đủ khả năng thực hiện, hầm rượu của anh ta nhất thiết phải có giới hạn. Từ vụ án này các học giả Common Law rút ra hai nguyên lý:

(1) Giấy báo giá, cattalogue, báo chí được xem là lời mời đàm phán. Các khách hàng tiềm năng có thể đề nghị giao kết hợp đồng và chủ hàng tự do chấp nhận hay từ chối.

(2) Quy tắc này cũng được áp dụng đối với trưng bày hàng hóa [32, tr.17], [35, tr. 121].

Các quan niệm trên đây của các nước theo truyền thống Common Law có sự khác biệt với quan niệm của Vũ Văn Mẫu. Ông cho rằng: "Sự đề ước có thể có nhiều hình thức, hoặc minh thị như khi một người bán nhà đề nghị rõ rệt muốn bán với những điều kiện nào, hoặc mặc nhiên như trưng bày hàng hóa ở trong tủ với giá bán hoặc để xe taxi đậu ở bến đỗ xe" [18, tr. 93]. Việc trưng bày hàng hóa ở các cửa hàng, thậm chí có niêm yết giá cả cụ thể, nếu được xem là lời đề nghị thì sẽ dẫn tới trường hợp phức tạp khó khăn cho việc giải quyết tranh chấp. Chẳng hạn: khi vào một siêu thị, chọn được một hàng hóa rất đắt tiền đang bày trên giá hàng hóa cùng với các hàng hóa khác để người mua lựa chọn, có niêm yết giá cả cụ thể, và rất phù hợp với nhu cầu của mình mà bấy lâu nay chưa tìm thấy. Khi mang hàng hóa đó ra quầy thu ngân để trả tiền, bị từ chối nhận tiền với lời giải thích rằng hàng hóa đó còn lại duy nhất để làm mẫu, và giám đốc siêu thị vừa thông báo không bán. Nếu tranh chấp xảy ra, thì có một vấn đề quan trọng cần phải cân nhắc - đó là việc trưng bày hàng hóa như vậy có được xem là đề nghị không. Nếu là đề nghị, thì trong trường hợp này có quan hệ hợp đồng giữa người mua và siêu thị. Như vậy siêu thị vi phạm hợp đồng. Còn nếu không phải là đề nghị mà chỉ là hoạt động mời khách hàng đưa ra lời đề nghị, thì chưa có quan hệ hợp đồng nào

27 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

được thiết lập giữa người mua và siêu thị. Như vậy siêu thị không thể vi phạm hợp đồng, và siêu thị luôn luôn là bên sẵn sàng tiếp nhận đề nghị của khách hàng với giá bán và các điều kiện đã được định sẵn. Có lẽ bị ảnh hưởng bởi một bản án của Pháp coi việc gửi giấy báo giá có thể được xem là đề nghị, Vũ Văn Mẫu đã có quan niệm như trên. Tuy nhiên ông cũng phân tích sự khác biệt giữa đề ước và sự đề nghị thương lượng. Đề ước, theo ông, khác với đề nghị thương lượng ở chỗ: nếu được chấp nhận thì hợp đồng được kết lập, còn đối với đề nghị thương lượng thì không. Sau khi lý giải về tính chất phức tạp và quan trọng của sự phân biệt này, ông ủng hộ quan điểm cho rằng: sự phân biệt này là một vấn đề thực tế và không thể đưa ra một nguyên tắc tiên định nào, do đó nên để cho thẩm phán có toàn quyền giải quyết [18, tr. 93]. Sau đó Bộ luật Dân sự 1972 không có quy định cụ thể về đề nghị và chấp nhận đề nghị, trong khi trước đó Bộ luật Dân sự Bắc Kỳ và Bộ luật Dân sự Trung Kỳ đều có quy định cụ thể về đề nghị và chấp nhận đề nghị tại các Điều thứ 655 và Điều thứ 691.

Như vậy ranh giới giữa quảng cáo với đề nghị, cũng như ranh giới giữa lời mời đưa ra đề nghị với đề nghị rất mong manh.

Có lẽ khi giải thích các quy định của Bộ luật Dân sự 2005 về giao kết hợp đồng, Nguyễn Ngọc Khánh đã xuất phát từ cách xử lý của người Nga được thể hiện trong Bộ luật Dân sự của họ và kết hợp với một vài thực tiễn xét xử, nên đã viết:

Như vậy, kết hợp quy định tại khoản 1 Điều 390 và quy định tại khoản 1 Điều 404 Bộ luật Dân sự năm 2005, chúng ta có thể khẳng định rằng, để "thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng" thì bên đưa ra đề nghị phải nêu rõ nội dung chủ yếu của hợp đồng, còn các hình thức tờ rơi quảng cáo hàng hóa, catalog giới thiệu sản phẩm... chỉ được coi là lời mời chào giao kết hợp đồng hoặc lời mời bàn bạc để thỏa thuận giao kết, vì chúng không chứa đựng nội dung chủ yếu của hợp đồng [16, tr. 221].

28

Mặc dù pháp luật Việt Nam hiện nay không quy định thật cụ thể về vấn đề này, nhưng trong thực tiễn thương mại ở Việt Nam mọi người có khuynh hướng xem giấy báo giá, catalogue, tờ rơi, báo chí là việc mời đàm phán. Tuy nhiên Tiến sĩ Phạm Duy Nghĩa quan niệm: "Việc chào bán hàng tiêu dùng thường thông qua lời giới thiệu của nhân viên bán hàng và quan sát hiện vật. Đa số hàng tiêu dùng được chào bán thông qua hành vi cụ thể, ví dụ nhu yếu phẩm, sách vở đã ghi sẵn giá cả, được bày bán trong các cửa hàng tự chọn" [20, tr. 86]. Có quan điểm giải thích: định nghĩa về đề nghị giao kết hợp đồng tại Điều 390, khoản 1, Bộ luật Dân sự 2005 đã không xem "đề xuất" giao kết hợp đồng với công chúng rộng rãi hoặc một nhóm người là đề nghị giao kết hợp đồng. Về vấn đề này, các tác giả của cuốn "Bộ nguyên tắc của Unidroit về hợp đồng thương

mại quốc tế 2004" đã nói: "một đề nghị được gửi đến một người hay một số

người dễ được coi như một đề nghị giao kết hợp đồng hơn một đề nghị được gửi cho nhiều người nói chung" [29, tr. 82]. Vậy sẽ là khó khăn cho việc giải

Một phần của tài liệu Giao kết hợp đồng dân sự theo bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 (Trang 25)