HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG DÂN SỰ
4.1. THỰC TIỄN SỬ DỤNG VÀ ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG DÂN SỰ VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG DÂN SỰ
Bộ luật Dân sự (2005) đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong việc thống nhất pháp luật về hợp đồng ở Việt Nam. Điều 1 Bộ luật Dân sự (2005) quy định: "Bộ luật Dân sự quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác; quyền và nghĩa vụ của các chủ thể về nhân thân và tài sản trong các quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự)". Như vậy, phạm vi điều chỉnh của Bộ luật Dân sự đã được xác định rõ ràng, nhất quán: bao trùm tất cả các quan hệ dân sự (theo nghĩa rộng), trong đó bao gồm cả quan hệ kinh doanh, thương mại, lao động.
Tại phần I, Mục 7 chương XVII Phần thứ ba của Bộ luật Dân sự (2005) (từ Điều 388 đến điều 411) quy định chung về giao kết hợp đồng dân sự bao gồm: khái niệm hợp đồng dân sự (Điều 388), giao kết hợp đồng dân sự (từ Điều 389 đến Điều 411). Các quy định này được áp dụng chung cho tất cả các quan hệ hợp đồng, trong đó có hợp đồng trong các quan hệ kinh doanh, thương mại, lao động như đã được xác định trong phạm vi điều chỉnh tại Điều 1 của Bộ luật.
Việc đánh giá thực tiễn áp dụng quy định pháp luật dân sự, đặc biệt là Bộ luật Dân sự năm 2005 về giao kết hợp đồng dân sự của Việt Nam là một vấn đề khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải được các nhà làm luật quan tâm hơn trong thời gian tới.
Bên cạnh các nội dung quy định của pháp luật còn có điểm chưa rõ, chưa thống nhất như đã trình bày ở các phần trên, luận văn này xin nêu thêm
64
một số vấn đề nảy sinh từ thực tiễn áp dụng và hạn chế trong quá trình áp dụng pháp luật về giao kết hợp đồng dân sự như sau.