Pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn

Một phần của tài liệu Hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới nhãn hiệu theo Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (Trang 28)

hiệu

Ngày nay, các đối tượng sở hữu công nghiệp đã trở thành một yếu tố quan trọng của nền kinh tế và là một lợi thế cạnh tranh của chủ sở hữu các đối tượng đó. Trong đó, nhãn hiệu là loại tài sản có giá trị kinh tế lớn mà bất cứ một doanh nghiệp nào muốn phát triển thì phải tìm mọi cách để bảo vệ, nâng cao chất lượng, tạo dựng danh tiếng, uy tín trên thị trường, lòng tin đối với người tiêu dùng. Tuy nhiên, khác với các tài sản vật chất khác mà chủ sở hữu có thể chiếm hữu theo phương thức thông thường như cất giữ, bảo vệ, trông coi thì nhãn hiệu là tài sản trí tuệ, thứ tài sản không thể bỏ vào tủ khóa lại, nói một cách khác là không thể chiếm hữu được nên rất khó có thể kiểm soát được các hành vi lợi dụng xâm phạm, hoặc hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các chủ thể khác.

Đối với một doanh nghiệp, một khi đã xây dựng được nhãn hiệu uy tín thì đó là nguồn lợi nhuận khổng lồ mà chủ doanh nghiệp phải cố gắng gìn giữ. Thật khó lòng để định giá cho một nhãn hiệu nổi tiếng bởi giá trị kinh tế của nó quá lớn. Nhãn hiệu đôi khi nó còn có giá trị cao gấp rất nhiều lần so với các tài sản vật chất hữu hình khác của doanh nghiệp. Hằng năm, các tổ chức định giá nhãn hiệu trên thế giới thường tiến hành định giá các nhãn hiệu nổi tiếng thế giới như Coca-cola, intel, Microsof, các nhãn hiệu này thường được định giá lên tới hàng chục tỉ USD, thậm chí là vài chục tỉ USD. Theo thống kê của Tạp chí Business Week từ năm 2006 thì trong 100 nhãn hiệu nổi tiếng thế giới, nhãn hiệu có giá trị cao nhất là Coca-cola: 70,45 tỷ USD; giá thấp nhất là Jack Daniels: 1.6 tỷ USD và cho đến hiện nay thì giá trị của nó còn có thể cao hơn nữa. So với một nhãn hiệu bình thường thì giá trị tài sản của các nhãn hiệu nổi tiếng như vừa nói trên quả là một con số khổng lồ mà các nhãn hiệu thường khó có thể đạt được. Việc bắt chước một nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đã

có tiếng tăm cho một loại hàng hóa để nhằm trục lợi không phải là một việc là quá khó vậy nên đây luôn là miếng mồi béo bở để các đối thủ cạnh tranh không trung thực nhòm ngó để thực hiện các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Như đã nói ở trên, bản chất của một nhãn hiệu là giúp phân biệt hàng hóa của chủ thể này với chủ thể khác. Đằng sau mỗi nhãn hiệu là chất lượng của sản phẩm được nhà sản xuất chân chính bảo đảm, là cả uy tín của doanh nghiệp, vậy nên việc có được một nhãn hiệu có uy tín trên thị trường không phải là điều dễ dàng. Một thực tế cho thấy, không một nhãn hiệu nổi tiếng nào không bị làm nhái, làm giả, bị sử dụng nhằm gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Hành vi này thường được thực hiện bởi các chủ thể thiếu trung thực, muốn lợi dụng thành quả của doanh nghiệp khác để trục lợi hoặc gây cản trở cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của đối thủ cạnh tranh. Để bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu nhãn hiệu khỏi các hành vi này, Luật SHTT 2005 đã đưa ra các quy định về thế nào là hành vi xâm phạm, thế nào là hành vi cạnh tranh không lành mạnh đối với nhãn hiệu.

Để có thể có một cái nhìn đúng đắn và toàn diện trong việc xác định hành vi cạnh tranh không lành mạnh đối với nhãn hiệu thì ngoài việc nghiên cứu chung về nhãn hiệu như đã đề cập tại chương I thì cần phải xem xét phần lý luận về bản chất của hành vi cạnh tranh, từ đó hiểu thế nào là hành vi cạnh tranh không lành mạnh và cuối cùng là tìm hiểu các quy định của pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền SHCN đối với nhãn hiệu.

Một phần của tài liệu Hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới nhãn hiệu theo Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)