mạnh liên quan đến nhãn hiệu
Bởi tính chất không thể chiếm hữu và khả năng có thể làm giả mạo, cùng với lợi nhuận kinh tế đem lại nên nhãn hiệu luôn là đối tượng thể các
chủ thể thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Việc bảo hộ cho đối tượng này chống lại các hành vi cạnh tranh không lành mạnh là một điều hết sức quan trọng. Đây cũng là lí do tại sao Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, được bổ sung vào Công ước năm 1900 và được sửa đổi lần
cuối theo Văn bản Stockholm năm 1967 tại điều 10bis quy định: “bất kỳ hành
vi cạnh tranh nào đi ngược lại các thông lệ trung thực, thiện chí trong công nghiệp hoặc trong thương mại đều là hành vi cạnh tranh không lành mạnh” [3].
Điều 10bis đưa ra định nghĩa về cạnh tranh không lành mạnh khá mở,
khái niệm “thương mại trung thực” lại để cho các quốc gia tự quyết định. Khi
xem xét các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, các quốc gia đều phải xem xét kĩ lưỡng yếu tố chủ quan trong hành vi của chủ thể. Vì trên thực tế có những hành vi được thực hiện nhưng không có lỗi, không có ý đồ xấu hoặc không do cẩu thả, nhưng vẫn trùng với các hành vi quy định cấm của hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Vậy nên các quốc gia thường yêu cầu bắt buộc chủ thể thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh phải có yếu tố “lỗi” hoặc “có ý đồ xấu” nhằm mục đích cạnh tranh mới bị coi là có hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Do đó, xác định yếu tố chủ quan trong việc thực hiện hành vi là một yếu tố quan trọng để xác định một hành vi là cạnh tranh lành mạnh hay không lành mạnh [13,17].
Thông qua thực tiễn thương mại, các nhà làm luật xác định được một số hành vi luôn luôn bị coi là tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh. Điều 10 bis Công ước Paris đã đưa ra một danh sách không đầy đủ bao gồm ba hình thức cạnh tranh không lành mạnh đặc biệt bị cấm như sau: mọi hành vi nhằm gây ra sự nhầm lẫn, bằng bất kỳ phương tiện nào, với cơ sở, hàng hoá hay hoạt động kinh doanh, thương mại của đối thủ cạnh tranh; những tuyên bố sai trái trong công việc kinh doanh nhằm làm mất uy tín của cơ sở, hàng hoá hay
hoạt động kinh doanh, thương mại của đối thủ cạnh tranh; những chỉ dẫn hoặc tuyên bố sử dụng trong quá trình kinh doanh nhằm lừa dối công chúng về bản chất, quy trình sản xuất, đặc điểm, sự phù hợp về mục đích, hoặc số lượng của hàng hoá. Quy định của Công ước Paris đã trở thành chuẩn mực chung, là yêu cầu tối thiểu cho các quốc gia thành viên trong việc bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh. Vậy nên hiện nay với các quốc gia là thành viên của Công ước Paris thì cơ sở pháp lý cho việc bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh không chỉ thấy trong pháp luật quốc gia mà còn ở mức độ quốc tế. Việt Nam một quốc gia thành viên của Công ước cũng tuân thủ đầy đủ các quy định này [3].
Hiện nay, ở Việt Nam có 2 văn bản pháp luật chủ yếu điều chỉnh hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp đó là Luật Cạnh tranh 2004 và luật Sở hữu trí tuệ 2005. Luật cạnh tranh 2004 quy định về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh không chỉ là các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến các đối tượng của quyền SHCN nhưng chưa được bảo hộ như nhãn hiêu, bí mật kinh doanh mà còn liên quan đến các lĩnh vực khác như: quảng cáo, gièm pha, khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh, còn luật SHTT 2005 lại quy định cụ thể về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến các đối tượng của quyền SHCN đã được đăng ký bảo hộ. Luật cạnh tranh 2004 là văn bản điều chỉnh một cách tổng quan và đầy đủ nhất đối với lĩnh vực cạnh tranh. Luật cạnh tranh đưa ra khái niệm về hành vi cạnh tranh không lành mạnh và liệt kê các hành vi bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Các quy định này là những quy định chung nhất về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên rất nhiều lĩnh vực khác nhau [27]. Luật Cạnh tranh 2004 không quy định riêng đâu là hành vi cạnh tranh không lành mạnh đối với nhãn hiệu mà chỉ đề cập đến hành vi “chỉ dẫn gây nhầm lẫn” tại khoản 1, điều 39 và diều 40. Luật SHTT 2005 cũng không đưa
ra khái niệm nào về cạnh tranh không lành mạnh mà chỉ quy định các hành vi cạnh tranh không lành mạnh đối với nhãn hiệu tại điều 130 Luật SHTT 2005. Điều 130 Luật SHTT 2005 quy định khá cụ thể các hành vi nào bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh:
“1. Các hành vi sau đây bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh:
a) Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hoá, dịch vụ;
b) Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hoá, dịch vụ; về điều kiện cung cấp hàng hoá, dịch vụ;
c) Sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên, nếu người sử dụng là người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu và việc sử dụng đó không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu và không có lý do chính đáng;
d) Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng nhằm mục đích chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng” [28].
Nhìn chung các quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật Việt Nam là khá tương đồng với các quy định của Công ước Paris và pháp luật của các quốc gia khác trên thế giới. Bên cạnh Luật SHTT 2005
và Luật Cạnh tranh 2004 hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam còn nhiều văn bản pháp luật khác điều chỉnh các hành vi cạnh tranh nhưng được quy định trong từng lĩnh vực cụ thể như: Luật Quảng cáo, Luật Thương mại, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Về mặt nguyên tắc khi áp dụng pháp luật để xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền SHCN đối với nhãn hiệu sẽ ưu tiên áp dụng luật chuyên ngành trước, đó là Luật SHTT.