Các biện pháp xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến

Một phần của tài liệu Hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới nhãn hiệu theo Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (Trang 90)

quan đến nhãn hiệu

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, việc thiết lập cơ chế thị trường và việc bảo hộ quyền sở hữu của người dân đối với tài sản của mình

trong đó có tài sản sở hữu trí tuệ nói chung và quyền SHCN đối với nhãn hiệu nói riêng là yếu tố hết sức quan trọng. Bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu, vì thế không chỉ là đòi hỏi nội thân của nền kinh tế, là đòi hỏi tất yếu của việc xây dựng và thiết lập nền kinh tế thị trường văn minh ở Việt Nam mà còn là vấn đề đặc biệt quan tâm từ phía các đối tác nước ngoài trong quá trình hội nhập và hợp tác quốc tế. Chính vì vậy, tại điều 7 Luật Sở hữu trí tuệ đã

khẳng định rằng: “Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của

các tổ chức, cá nhân nhằm thúc đầy hoạt động sáng tạo, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân” [28]. Thực tiễn hội nhập cho thấy, dù gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực thi chế độ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ chung và quyền SHCN đối với nhãn hiệu nói riêng nhưng khó có quốc gia nào có thể lẩn tránh được nghĩa vụ đã cam kết

với các đối tác trong thương mại quốc tế. “Mọi tổ chức, cá nhân có hành vi vi

phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đều bị xử lý theo quy định của pháp luật”. Điều 10 của Luật này cũng quy định rõ “các tổ chức, cá nhân có quyền áp dụng các biện pháp mà pháp luật cho phép để tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình và có trách nhiệm tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác...” [28]. Sự ghi nhận của Luật SHTT cho thấy quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu luôn được ghi nhận và bảo vệ khỏi các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Người bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại bởi hành vi cạnh tranh không lành mạnh có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp dân sự, hành chính và hình sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trong đó, việc bảo vệ quyền lợi của người bị thiệt hại bằng các biện pháp dân sự được Luật SHTT quy định cụ thể tại khoản 3 điều 198 và đối với các hành vi bị xử lý theo biện pháp Hành chính thì Luật SHTT có

hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp dân sự quy định tại Điều 202 của Luật này và các biện pháp hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh” [28] vậy nên trường hợp chủ thể có hành vi vi phạm bị xử lý về hành chính sẽ được xử lý theo Luật cạnh tranh 2004.

Về mặt chủ thể, tại khoản 3 điều 198 quy định các chủ thể có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp dân sự, biện pháp hành chính là “Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại” quyền yêu cầu xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Người bị thiệt hại ở đây có thể là doanh nghiệp trung thực (bị thiệt hại do hành vi nhập khẩu hàng hóa có gắn chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của mình, doanh nghiệp bị đăng ký mất tên miền...), người tiêu dùng (người mua nhầm hàng hóa, dịch vụ của chủ thể cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại về sức khỏe như các mặt hàng dược phẩm, lương thực...).

Về mặt hậu quả, theo quy định này thì ngay cả chưa có hậu quả xảy ra trên thực tế mà chỉ cần có “khả năng bị thiệt hại” thì những chủ thể có nguy cơ bị gây thiệt hại cũng có quyền khởi kiện. Điều này có nghĩa là một hành vi cạnh tranh không lành mạnh không nhất thiết phải gây thiệt hại trên thực tế mới bị áp dụng các biện pháp xử lý, mà ngay cả khi bị phát hiện có nguy cơ gây thiệt hại thì chủ thể đó đã bị coi là có hành vi cạnh tranh không lành mạnh và có thể bị xử lý theo quy định.

Một phần của tài liệu Hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới nhãn hiệu theo Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)