Xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan nhãn hiệu bằng

Một phần của tài liệu Hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới nhãn hiệu theo Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (Trang 97)

bằng biện pháp hành chính

Bất kì một chủ thể nào không nhất thiết phải là chủ thể quyền SHCN khi bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh đều có quyền yêu cầu áp dụng các biện pháp dân sự và hành chính. Theo quy định tại Điều 198 khoản 3 thì: tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng… các biện pháp hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh[28]. Như vậy luật SHTT không chỉ quy định về biện pháp dân sự còn biện pháp hành chính được quy định dẫn chiếu sang các quy định của luật cạnh tranh tương ứng và như vậy thì trình tự tố tụng sẽ là tố tụng cạnh tranh. Và các quy tắc tố tụng này được áp dụng theo các quy định tại chương V, điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh Luật Cạnh tranh 2004. Tố tụng cạnh tranh là hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo trình tự, thủ tục giải quyết, xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định của pháp luật. Tố tụng cạnh tranh tiến hành theo thủ tục hành chính có những điểm khác với thủ tục tư pháp tại Tòa án và hiện được quy định trong Nghị định số 116/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2005 quy định chi tiết thi hành một số

điều của Luật Cạnh tranh. Các chủ thể tham gia tố tụng cạnh tranh có Cơ quan

tiến hành tố tụng cạnh tranh: Cơ quan quản lý cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh; Người tiến hành tố tụng cạnh tranh, bao gồm: thành viên hội đồng cạnh

tranh, thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh, điều tra viên và thư ký phiên điều trần; Người tham gia tố tụng cạnh tranh bao gồm: bên khiếu nại, bên bị điều tra, Luật sư, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Các hình thức xử phạt vi phạm pháp luật về cạnh tranh bao gồm hình

thức xử phạt chính và xử phạt bổ sung. Các hình thức xử phạt chính sau đây:

ảnh cáo hoặc phạt tiền. Theo Nghị định 97/2010/NĐ-CP Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp có hiệu lực thi hành từ ngày 09 tháng 11 năm 2010 và thay thế Nghị định số 106/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp thì đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh đối với nhãn hiệu có thể chịu mức phạt lên đến 70.000.000 đồng đối với hành vi gắn chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn, 20.000.000 đồng với hành vi đăng ký, chiếm giữ, sử dụng tên miền trùng với nhãn hiệu được bảo hộ và hành vi sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn hiệu đó mà Việt Nam cũng là thành viên, nếu người sử dụng là người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu và việc sử dụng đó không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu và không có lý do chính đáng. Tại Điều 14 Nghị định 97/2010/NĐ-CP quy định mức phạt đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp có thể lên tới 70.000.000 đồng. Tùy theo mức độ vi phạm mà có các hình thức xử phạt bổ sung như: thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật về cạnh tranh.

Thời hiệu khiếu nại đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh sẽ là 2 năm kể từ ngày hành vi có dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh được thực

hiện theo điều 58 Luật Cạnh tranh. Bên khiếu nại có nghĩa vụ phải cung cấp chứng cứ để chứng minh hành vi bị khiếu nại đã xâm phạm hoặc có nguy cơ xâm phạm đến quyền và lợi ích của người khiếu nại. Đơn khiếu nại sẽ được gửi đến cơ quan quản lý cạnh tranh và sẽ do cơ quan này thụ lý. Nếu không nhất trí với một phần hoặc toàn bộ nội dung quyết định xử lý các bên có quyền khiếu nại lên Hội đồng cạnh tranh.

Việc áp dụng mức phạt cao đối với các chủ thể vi phạm mới có tính chất răn đe, đảm bảo tạo dựng một môi trường thương mại lành mạnh, một sân chơi trong sạch, tạo cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp trung thực, loại bỏ các yêu tố xấu cho nền kinh tế phát triển bền vững và cuối cùng là bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Tuy nhiên, với mức phạt như trên thì mới chỉ mang tính chất xử lý nhẹ so với những thiệt hại thực tế mà hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây ra cho bên bị thiệt hại.

2.2.3 Xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn

hiệu bằng biện pháp hình sự

Xử lí bằng biện pháp hình sự đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh đối với nhãn hiệu biện pháp nghiêm khắc nhất. Biện pháp này được áp dụng chủ yếu đối với các hành vi như tàng trữ, buôn lậu, vận chuyển, sản xuất hàng giả… được quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999. Trong trường hợp phát hiện có hành vi vi phạm mà các hành vi này có đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của bộ luật hình sự thì người vi phạm tsẽ bị áp dụng biện pháp này theo điều 212 Luật sở hữu trí tuệ. Thủ tục xử lý các hành vi này tuân theo pháp luật về tố tụng hình sự. Thông thường, các hành vi vi phạm đối với nhãn hiệu mà áp dụng biện pháp hình sự là các hành vi có tính chất, mức độ nguy hiểm cao cho xã hội tới mức bị coi là tội phạm. Biện pháp hình sự là sự can thiệp trực tiếp bằng sức mạnh cưỡng chế nhà

nước đối với người có hành vi vi phạm, mục đích là nhằm trừng trị nghiêm khắc người có hành vi nguy hiểm cho xã hội. Các hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu có thể cấu thành một trong các tội như: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả (điều 156 Bộ luật hình sự), Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh ( điều 157 Bộ luật hình sự), Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (điều 171 bộ luật hình sự) và Tội lừa dối khách hàng theo điều 162 Bộ luật hình sự. Tuỳ vào tính chất, mức độ nguy hiểm mà người thực hiện hành vi vi phạm có thể bị áp dụng các chế tài như: phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù có thời hạn, và mức phạt cao nhất là chung thân hoặc tử hình [25].

Việc áp dụng biện pháp hình sự là biện pháp nghiêm minh nhất và có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa và xử lí tội phạm. Nó tác động rất lớn vào ý thức của người dân trong việc chống lại hành vi cạnh tranh không lành mạnh góp phần làm trong sạch xã hội, bảo vệ lợi ích của chủ sở hữu và người tiêu dùng.

2.2.4 Xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan nhãn hiệu

bằng biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu khỏi các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bằng biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu là biện pháp hữu hiệu trong việc ngăn chặn hàng hoá, sản phẩm vi phạm từ ngoài nhập vào thị truờng Việt Nam và hàng hoá từ Việt nam xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Biện pháp này góp phần bảo vệ quyền lợi của chủ nhãn hiệu đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng như việc ngăn ngừa hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng. Theo

Điều 216 Luật sở hữu trí tuệ thì các biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu,

quan đối với hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hoá có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ [28]. Trong trường hợp chủ sở hữu nhãn hiệu nghi ngờ có dấu hiệu vi phạm

có thể yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá bị nghi ngờ vi

phạm quyền sở hữu trí tuệ nhằm thu thập thông tin, chứng cứ về lô hàng để chủ sở hữu thực hiện quyền yêu cầu xử lý hành vi và yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ NHÃN HIỆU

3.1 Thực trạng cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu

trong bối cảnh hội nhập hiện nay

Cạnh tranh không lành mạnh là mặt trái của nền kinh tế thị trường nó đang diễn ra hàng ngày trên quy mô rộng lớn và ngày càng tinh vi. Trong các đối tượng của quyền SHCN, nhãn hiệu là một trong những đối tượng có nhiều hành vi cạnh tranh không lành mạnh và gây ra nhiều thiệt hại cho các chủ thể có liên quan cũng như xã hội nói chung nhất. Điều này xuất phát từ một nguyên nhân quan trọng: nó là tài sản trí tuệ, dễ dàng bị chiếm hữu, có giá trị kinh tế cao nên dễ bị xâm phạm. Nó không thể được chiếm hữu bởi bất cứ một chủ thể nào hoặc giới hạn bởi bất cứ hình thức vật chất nào. Nhãn hiệu khi được chủ sở hữu công bố, sử dụng rộng rãi và trở nên có uy tín, nó trở thành phổ biến trong đại chúng nên cũng dễ dàng bị sử dụng và khai thác một cách rộng rãi ở bất kỳ nơi nào, bởi bất kỳ ai mà có thể không cần xét đến ý kiến cũng như lợi ích của chủ sở hữu. Thực tế này khiến cho chủ sở hữu nhãn hiệu phải chịu khả năng rủi ro về việc bị lợi dụng bởi các hành vi gây nhầm lẫn, ăn cắp tên miền.... Chính vì thế mà tại các quốc gia tiến bộ trên thế giới luôn tìm cách để khuyến khích việc đăng ký bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu. Việc bảo hộ quyền đem lại cho chủ sở hữu những lợi ích nhất định và khả năng độc quyền kiểm soát việc người khác sử dụng nhãn hiệu của mình.

Khi tham gia vào thị trường các doanh nghiệp đã vì những động cơ vụ lợi của mình tìm mọi cách để cạnh tranh với sản phẩm, dịch vụ của các doanh

nghiệp đối thủ, bằng cách làm cho khách hàng nói chung và trong đó có khách hàng của đối thủ bị nhầm lẫn khi quyết định mua hàng hóa/ sử dụng dịch vụ. Các doanh nghiệp cạnh tranh không trung thực tạo ra những chỉ dẫn trên sản phẩm bằng cách gắn các chỉ dẫn gây nhầm lẫn với nhãn hiệu lên hàng hóa, đóng gói lại bao bì, quảng cáo để bán các sản phẩm có gắn nhãn hiệu với mục đích gây nhầm lẫn với sản phẩm chính hãng. Thực tiễn ở nước ta hành vi cạnh tranh không lành mạnh diễn ra rất nhiều và có thể thấy là công khai, mang tính thách thức. Để chống lại đối thủ cạnh tranh, duy trì sự tồn tại, mở rộng thị trường, thu nhiều lợi nhuận, không phải lúc nào doanh nghiệp cũng sử dụng phương pháp cạnh tranh công bằng, lành mạnh. Thay vào đó, nhiều trường hợp, doanh nghiệp sẵn sàng sử dụng cả các thủ đoạn cạnh tranh bị coi là “xấu”, là “không đẹp” hay nói cách khác là “không lành mạnh”.

Như đã phân tích ở phần trên thì có thể thấy cạnh tranh không lành mạnh đối với nhãn hiệu được quy định với ba hành vi, trong đó hành vi sử dụng những chỉ dẫn gây nhầm lẫn có thể coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh phổ biến, diễn ra liên tục nhất hiện nay. Hành vi này của doanh nghiệp nhằm làm cho khách hàng bị nhầm lẫn giữa nhàng hóa/ dịch vụ của các nhà sản xuất với nhau. Thực tiễn cho thấy, không có một sản phẩm nổi tiếng nào lại không bị làm giả, làm nhái, từ những vật dụng sinh hoạt cho đến những máy móc, phương tiện kỹ thuật hiện đại. Trong số các hành vi đó phải kể đến các dạng hành vi gây nhầm lẫn cho khách hàng bằng cách nhái nhãn mác, ăn theo các thương hiệu nổi tiếng: chẳng hạn đối với hàng hóa là nước khoáng mang nhãn hiệu Lavie có La Ville, Lavier, Lavige, hàng hóa là xe máy Wave có Wave up, Wáe, Waythai , Dream và Dealim, Dleam, đối với nước uống có ga Coca-cola có Haracola, Vinacola … Đây là các hành vi mang tính phổ biến nhất hiện nay, nó làm rối loạn thị trường trong nước, làm cho các doanh nghiệp phải mất thời gian, tiền bạc trong việc khiếu nại giành giật lại thương

hiệu của mình, đồng thời quyền lợi của khách hàng cũng bị xâm hại một cách nghiêm trọng. Do đó, cần phải có những biện pháp cụ thể, kịp thời để nhanh chóng ngăn ngừa và xử lý các hành vi này.

Hành vi sử dụng nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu đó trên thực tế tại Việt Nam hiện nay ít xảy ra tranh chấp. Nhưng trên thực tế rất nhiều các doanh nghiệp Việt Nam đã bị thực hiện các hành vi này tại nước ngoài. Nhưng cũng xuất phát từ vị trí những doanh nghiệp Việt Nam bị thiệt hại do việc thực hiện hành vi này tại nước ngoài như trường hợp nên quy định này là cần thiết. Tuy nhiên để đảm bảo cho quyền lợi của các doanh nghiệp Việt Nam thì Việt Nam nên kí kết các hiệp định nhằm điều chỉnh vấn đề này, vì thực tế hiện nay, rất nhiều các doanh nghiệp Việt Nam đã gây dựng được cho mình một nhãn hiệu mạnh nên khả năng bị xâm phạm là rất nhiều.

Đối với hành vi đăng kí, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu. Thực tế cho thấy hiện nay các chủ doanh nghiệp có nhãn hiệu uy tín của Việt Nam vẫn chưa ý thức được tầm quan trọng của tên miền và tìm cách bảo vệ nó, đến khi “mất bò mới lo làm chuồng”. Điều này đương nhiên dẫn đến việc, những kẻ nhanh nhạy đã đi trước một bước khi đăng ký tên miền mang nhãn hiệu của tổ chức hay doanh nghiệp đó, dẫn tới không ít trường hợp thất thoát tên miền hay những vụ tranh chấp đáng tiếc. Hậu quả là hàng loạt các tranh chấp xảy ra trong việc giành giật tên miền. Các doanh nghiệp tốn không ít công sức và tiền bạc mới lấy lại được tên miền. Việc để mất tên miền gây thiệt hại rất lớn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến việc khai thác, sử dụng bình thường của doanh nghiệp và gây nhầm lẫn, phiền toái cho khách hàng. Các bài học từ Bkav, Heniken, Trung nguyên dường như vẫn chưa đủ cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp có biện pháp bảo vệ nhãn hiệu của mình. Các tên miền bị đăng

ký, chiếm giữ, sử dụng trái phép thường là trùng với các nhãn hiệu nổi tiếng, các nhãn hiệu đã tạo dựng được uy tín, có thị trường rộng và có một lượng khách hàng lớn. Ở Việt Nam trước đây ít khi xảy ra một vấn đề nghiêm trọng nào xuất phát từ việc bị mất tên miền thương hiệu nên ít ai chú ý đến những nguy hại từ việc này. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận sâu hơn thì có thể thấy được mức nguy hại tiềm tàng là vô cùng lớn và càng ngày các tranh chấp xảy ra càng nhiều. Mất tên miền thương hiệu đồng nghĩa với việc mất kiểm soát nội dung được đăng tải lên website đang chạy trên tên miền đó. Sẽ thật nguy hại đến mức nào khi thông tin đăng tải trên website này lại là những thông tin gây

Một phần của tài liệu Hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới nhãn hiệu theo Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)