Hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu

Một phần của tài liệu Hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới nhãn hiệu theo Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (Trang 47)

Điều 130 Luật SHT 2005 phân chia hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền SHCN đối với nhãn hiệu thành ba nhóm:

 Hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn với nhãn hiệu

 Hành vi sử dụng nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam mà không được

sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu đó.

 Hành vi đăng kí, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền

trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu

Luật SHTT quy định các hình thức cạnh tranh không lành mạnh trên cơ sở những hành vi cụ thể mà các chủ thể thực hiện. Để xác định hành vi cạnh tranh không lành mạnh, điều 10bis Công ước Paris đưa ra ba hình thức cạnh tranh không lành mạnh, đó là những hành vi gây ra sự nhầm lẫn, mục đích lừa dối công chúng và mục đích hạ thấp uy tín đối thủ. Mặc dù cách tiếp cận khác nhau nhưng nhìn chung các quy định về cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến SHCN giữa luật SHTT và Công ước Paris là khá tương đồng bởi đều hướng tới cũng một mục đích là bảo vệ nhà kinh doanh trung thực khỏi các hành vi này.

2.1.1 Hành vi sử dụng chỉ dẫn thƣơng mại gây nhầm lẫn với nhãn hiệu

2.1.1.1Khái niệm chỉ dẫn thƣơng mại

Hành vi dùng các chỉ dẫn gây nhầm lẫn về tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, bao bì, chỉ dẫn địa lý làm sai lệch nhận

thức của khách hàng về hàng hoá, dịch vụ lần đầu tiên được điều chỉnh bởi Nghị định 54/2000/NĐ-CP và đã được pháp điển hoá trong Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005. Hiện nay, điều chỉnh pháp luật đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh dưới dạng CDGNL được quy định tại Luật Cạnh tranh năm 2004 và Luật SHTT 2005 cùng các văn bản hướng dẫn.

Chỉ dẫn thương mại thực chất là những thông tin hay dấu hiệu có khả năng hướng dẫn thương mại hàng hóa hoặc dịch vụ giúp cho người tiêu dùng có thể nhận biết về một chủ thể kinh doanh, về hoạt động kinh doanh hay về đặc tính của sản phẩm. Một chỉ dẫn có thể là bất kỳ dấu hiệu, biểu tượng hay hình ảnh truyền tải tới người tiêu dùng thông điệp rằng một sản phẩm hay dịch vụ trên thị trường xuất phát từ một nguồn gốc thương mại nào đó. Vì vậy chỉ dẫn có thể bao gồm nhưng không giới hạn là những dấu hiệu hai hoặc ba chiều, nhãn hiệu hàng hóa, khẩu hiệu, bao bì, màu sắc hoặc giai điệu... Luật cạnh tranh không đưa ra định nghĩa về chỉ dẫn thương mại, cũng không đưa ra các dấu hiệu để nhận dạng các đối tượng bị xâm phạm này mà chỉ thiết kế dưới dạng các quy phạm cấm đoán, do đó, phải sử dụng phối hợp các quy phạm định nghĩa trong các văn bản pháp luật hiện hành khác có liên quan để từ đó có cách hiểu thống nhất trong quá trình áp dụng [23]. Theo Điều 40

Luật Cạnh tranh 2004: “Cấm doanh nghiệp sử dụng chỉ dẫn chứa đựng thông

tin gây nhầm lẫn về tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, bao bì, chỉ dẫn địa lý và các yếu tố khác theo quy định của Chính phủ để làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích cạnh tranh; cấm kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có sử dụng CDGNL này” [27]. Quy định này chỉ ra chủ thể thực hiện hành vi và phương thức thực hiện hành vi. Chủ thể thực hiện hành vi phải là "doanh nghiệp". Tuy nhiên, không đồng nghĩa hoàn toàn với khái niệm "doanh nghiệp" được quy định trong Luật Doanh nghiệp năm 2005, doanh nghiệp, hiểu theo nghĩa của Luật Cạnh tranh

2004, rộng hơn so với Luật Doanh nghiệp 2005 không chỉ bao gồm các tổ chức kinh doanh như quy định của Luật Doanh nghiệp 2005, mà còn bao gồm cả cá nhân kinh doanh, trong đó gồm cá nhân có đăng ký kinh doanh và cá

nhân không có đăng ký kinh doanh. Về phương thức thực hiện hành vi là làm

cho nhận thức của khách hàng bị sai lệch về nguồn gốc hàng hóa.

Chỉ dẫn thương mại quy định tại khoản 2 điều 130 Luật SHTT là: “các

dấu hiệu, thông tin nhằm hướng dẫn thương mại hàng hoá, dịch vụ, bao gồm nhãn hiệu, tên thương mại, biểu tượng kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng bao bì của hàng hoá, nhãn hàng hoá”[28]. Trong số các chỉ dẫn thương mại được liệt kê thì nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý và tên thương mại là ba đối tượng của quyền SHCN được quy định tại luật SHTT 2005. Các chỉ dẫn không phải là đối tượng của quyền SHCN này bao gồm: biểu tượng kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, kiểu dáng bao bì của hàng hoá, nhãn hàng hoá. Theo đó thì các đối tượng này được hiểu như sau:

Nhãn hiệu là “dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ

chức, cá nhân khác nhau.” – khoản 16, điều 4 Luật SHTT [28].

Chỉ dẫn địa lý “ là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu

vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể” – khoản 22 điều 4 Luật SHTT [28]. Chỉ dẫn địa lý là thông tin về nguồn gốc địa lý của hàng hoá, theo đó, mặt hàng này có tính chất, chất lượng đặc thù dựa trên các điều kiện địa lý độc đáo, ưu việt, bao gồm cả yếu tố tự nhiên, con người hoặc cả hai yếu tố đó, nó không phải là nhãn hiệu và tên thương mại. Chỉ dẫn địa lý là tên địa lý của một nước ví dụ Pháp, Italia hoặc tên một địa phương, hay một khu vực:

Vodka, Nha Trang, Phan Thiết … Chỉ dẫn địa lý thường được gắn với những

mặt hàng có tính chất hoặc chất lượng đặc thù mà tính chất và chất lượng đặc thù này do các yếu tố độc đáo về địa lý, thổ nhưỡng, về con người của địa phương đó tạo nên. Xuất phát từ thực tế là tại một địa phương có thể có nhiều

người cùng được hưởng những yếu tố độc đáo về tự nhiên và con người của địa phương mình để sản xuất những sản phẩm có tính chất, chất lượng đặc thù, nên bất kỳ cá nhân, pháp nhân nào sản xuất kinh doanh sản phẩm đặc biệt tại địa phương có yếu tố đặc trưng đều có quyền nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Hiện nay, tại Việt Nam một số chỉ dẫn được công nhận là chỉ dẫn địa lý như: nước mắm Phú Quốc, cà phê Buôn Mê Thuật, nước mắm Nha Trang... Chỉ dẫn địa lý là đối tượng của quyền SHCN của tập thể và không thể được phép chuyển nhượng.

Tên thương mại: “là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động

kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh” - khoản 21 điều 4 Luật SHTT [28]. Tên thương mại thông thường đều được thể hiện cụ thể, rõ ràng có thể là tập hợp các chữ cái, có thể kèm theo chữ số, phát âm được, có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với các chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh. Ví dụ, Vietnam airline, Hòa Phát, Samsung. Tên thương mại được sử dụng vào mục đích kinh doanh bằng cách dùng nó để xưng danh trong các hoạt động kinh doanh, thể hiện trong các giấy tờ giao dịch, biển hiệu, hàng hoá sản phẩm, bao bì hàng hoá và quảng cáo. Cấu tạo của tên thương mại thương bao gồm phần tên loại hình doanh nghiệp và tên Công ty. Ví dụ: Cổ phần thì thường sẽ là Công ty cổ phần Việt Kim, Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Tâm An. Tên thương mại có thể trùng hoàn toàn hoặc trùng một phần với nhãn hiệu dịch vụ, ví dụ PICO (tên thương mại và nhãn hiệu PICO là Công ty Cổ phần PICO ). Tên thương mại phải không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh, không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó

được sử dụng. Cần phân biệt tên thương mại với nhãn hiệu, ví dụ: Công ty cổ phần Toyota là tên thương mại và Toyota là nhãn hiệu, phân biệt tên thương mại với xuất xứ hàng hóa, chỉ dẫn địa lý, ví dụ: tên thương mại Công ty cổ

phần vang Thăng Long với chỉ dẫn địa lý của rượu vang Bordeaux, Vodka.

Tên thương mại là tài sản của doanh nghiệp được bảo hộ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hoá hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hoá thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết về hàng hóa để người tiêu dùng nhận biết, làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng, để nhà sản xuất, kinh doanh quảng bá cho hàng hoá của mình và để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát. Ngôn ngữ thể hiện trên nhãn hàng hóa tiêu thụ trên thị trường là tiếng Việt, đối với hàng hóa nhập khẩu phải có nhãn phụ bằng tiếng Việt kèm theo, trên nhãn phụ phải thể hiện đầy đủ các nội dung bắt buộc của nhãn gốc. Nhãn hàng hóa không phải là đối tượng được bảo hộ theo Luật sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên nhãn hàng hóa luôn gắn với sản phẩm, hàng hóa và là một đối tượng thường xuyên bị làm giả hoặc vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa.

Theo quy định tại khoản 5 điều 3 Nghị định số 89/2006/NĐ-CP về nhãn hàng hóa thì: “bao bì” của hàng hóa là bao bì chứa đựng hàng hóa và lưu thông cùng với hàng hóa hay bao bì là vỏ bọc bao ngoài hàng hoá được gắn trực tiếp vào hàng hoá và được bán cùng với hàng hoá. Bao bì gồm bao bì chứa đựng và bao bì ngoài. Theo đó, bao bì chứa đựng là bao bì trực tiếp chứa đựng hàng hoá, tạo ra hình, khối cho hàng hoá, hoặc bọc kín theo hình, khối của hàng hoá. Bao bì ngoài là bao bì dùng chứa đựng một hoặc một số bao bì chứa đựng hàng hoá. Ví dụ: Vỏ chai Coca - Cola, vỏ hộp bánh là bao bì trực

tiếp của sản phẩm, còn thùng các tông chứa chai Coca - Cola là bao bì bên ngoài.

Hiện nay, pháp luật của chúng ta mới có quy định các dấu hiệu nhận dạng đối với một số chỉ dẫn là tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bao bì. Còn các đối tượng khác không được quy định trong Luật cạnh tranh và Luật Sở hữu trí tuệ như: biểu tượng kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh chưa có văn bản nào giải thích hướng dẫn. Theo tìm hiểu thì có thể hiểu về các đối tượng này như sau:

Biểu tượng kinh doanh là ký hiệu, chữ viết, hình vẽ, hình khối được thiết kế một cách độc đáo và được coi là biểu tượng của doanh nghiệp sử dụng trong hoạt động kinh doanh. Biểu tượng kinh thường được hầu hết các Công ty sử dụng, làm tôn lên hình ảnh của doanh nghiệp. Bất kỳ một biểu tượng nào cũng đều được thiết kế có ý nghĩa chứ không phải là sự lựa chọn ngẫu nhiên. Thông thường một biểu tượng kinh doanh thể hiện một phần hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phản ánh loại hình kinh doanh, hoặc ẩn chứa mục tiêu hướng tới hay mang tính phong thủy, cũng như thể hiện những mong đợi của khách hàng và xác định những đóng góp của các sản phẩm,

dịch vụ của bạn trên thị trường... tùy theo mỗi doanh nghiệp sử dụng. Việc

tạo ra một biểu tượng hấp dẫn về mặt thị giác và thể hiện tính chuyên nghiệp cao sẽ là chìa khóa mở ra thành công cho các hoạt động kinh doanh [17, 23].

Khẩu hiệu kinh doanh (slogan) là một nhóm từ ngữ xuất hiện bên cạnh tên doanh nghiệp hoặc nhãn hiệu của sản phẩm của doanh nghiệp nhằm nhấn mạnh mục đích hoặc tiêu chí kinh doanh của doanh nghiệp hoặc đối tượng khách hàng mà sản phẩm hướng tới [17]. Ví dụ: Bitis‟: “Nâng niu bàn chân Việt”. Nói cách khác nó còn được hiểu là một hay nhiều câu nói mà công ty đưa ra để diễn tả một lời hứa, một giá trị hay hướng phát triển cho sản phẩm hoặc dịch vụ của họ. Nó đóng vai trò thông điệp giữa chủ thể kinh doanh với

khách hàng. Và mỗi chủ thể kinh doanh đều có những khẩu hiệu kinh doanh riêng cho mình vậy nên, thông qua khẩu hiệu kinh doanh đó người tiêu dùng cũng có thể nhận biết đó là sản phẩm hay dịch vụ của chủ thể nào. Ví dụ: khẩu hiệu của Viettel “ Viettel hãy nói theo cách của bạn”, Pico “ Tiên phong trong sứ mệnh phục vụ”.

Tùy từng vụ việc, chủ thể vi phạm sử dụng một trong các chỉ dẫn gây nhầm lẫn có thể là nhãn hiệu, tên thương mại, bao bì, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, chỉ dẫn địa lý gây nhầm lẫn cho khách hàng. Đối với nhãn hiệu khi bị sử dụng là chỉ dẫn gây nhầm lẫn giống hệt nhau thì việc xác định hành vi sẽ dễ dàng. Trường hợp Doanh nghiệp A sử dụng nhãn hiệu thuốc Panadol chuyên trị cảm cúm của Doanh nghiệp B gắn lên bao bì, giấy tờ kinh doanh, phương tiện quảng cáo cho sản phẩm thuốc Panadol siro cho trẻ em sẽ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Người tiêu dùng sẽ bị nhầm tưởng rằng thuốc siro do hãng Panadol sản xuất, và trường hợp nếu thuốc siro là loại kém chất lượng gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của người sử dụng thì dẫn tới sự liên hệ ngay rằng sản phẩm của hãng Panadol là không tốt. Điều này gây thiệt hại nghiêm trọng đến uy tín của các doanh nghiệp làm ăn trung thực bởi hành vi của những chủ thể cạnh tranh không lành mạnh. Nhưng nếu các chỉ dẫn thương mại là nhãn hiệu không hoàn toàn giống nhau, có nghĩa là vẫn tồn tại một mức độ khác biệt nhất định, thì pháp luật phải xác định sự khác biệt đến mức độ nào thì được coi là có khả năng gây nhầm lẫn.Ví dụ, trường hợp nhãn hiệu Lavie đã đăng ký bị chủ thể khác lợi dụng gắn các nhãn hiệu tương tự như Laville, Lavier lên bao bì hàng hóa, phương tiện giao dịch… Đây được coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh, hành vi này nhằm lợi dụng uy tín, danh tiếng của Lavie mà trục lợi, việc gắn các nhãn hiệu tương tự với nhãn hiệu Lavie lên bao bì hàng hóa gây nhầm lẫn về

xuất xứ, nguồn gốc, chủ thể kinh doanh. Người tiêu dùng, bạn hàng sẽ liên hệ ngay tới hãng nước giải khát Lavie và bị nhầm lẫn.

Theo Luật về nhãn hiệu của Hoa Kỳ, tại Đạo Luật Lanham, 15 U.S.C. 1125 chỉ dẫn sai nguồn gốc, mô tả sai và ngăn cấm các hành vi làm lu mờ nhãn hiệu cũng đưa ra quy định về hành vi sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn và

quy định về việc cấm nhập khẩu hàng hóa: “Người nào sử dụng trong thương

mại bất kỳ từ ngữ, thuật ngữ, tên gọi, biểu tượng hay hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó trên sản phẩm, dịch vụ hoặc trên hộp đựng hàng hóa, hoặc chỉ dẫn sai nguồn gốc, mô tả sai hoặc gây hiểu sai sự thật mà việc sử dụng này: có khả năng gây nhầm lẫn hoặc hiểu sai hoặc lừa dối liên quan đến việc sát nhập, liên hệ hoặc liên kết giữa người đó với chủ thể khác hoặc gây hiểu sai về nguồn gốc, trách nhiệm hoặc chứng nhân sản phẩm, dịch vụ của người đó hoặc hiểu sai về các hoạt động thương mại của chủ thể khác, hoặc trong hoạt động quảng cáo hoặc trong xúc tiến thương mại, mô tả sai bản chất, đặc tính, chất lượng hoặc nguồn gốc địa lý của sản phẩm, dịch vụ của chủ thể đó

Một phần của tài liệu Hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới nhãn hiệu theo Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (Trang 47)