Xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu

Một phần của tài liệu Hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới nhãn hiệu theo Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (Trang 92)

bằng biện pháp dân sự

Xuất phát từ bản chất các hành vi cạnh tranh không lành mạnh này là một quan hệ tư giữa các chủ thể, vậy nên việc giải quyết bởi các chế tài dân sự là được khuyến khích nhiều nhất. Theo các quy định tại Điều 202 luật

SHTT: “Tòa án áp dụng các biện pháp dân sự sau để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới quyền SHCN đối với nhãn hiệu bao gồm:

1. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; 2. Buộc xin lỗi, cải chính công khai; 3. Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; 4. Buộc bồi thường thiệt hại;

5. Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ” [28].

Các biện pháp này được thực hiện theo trình tự, thủ tục theo Bộ Luật dân sự và Luật Tố tung dân sự. Nhìn chung thì các biện pháp dân sự này là phù hợp với các quy định tại Bộ luật Dân sự. Trong các biện pháp dân sự mà các chủ thể được quyền yêu cầu áp dụng thì biện pháp buộc chấm dứt hành vi cạnh tranh không lành mạnh là biện pháp được áp dụng thường xuyên nhất và là biện pháp giúp bảo vệ quyền lợi của các chủ thể bị thiệt hại một cách tốt nhất. Yêu cầu chấm dứt hành vi cạnh tranh không lành mạnh giúp cho các chủ thể bị thiệt hại tránh thêm các tổn thất về sau, không tiếp tục làm phương hại, ảnh hưởng đến hoạt động, khai thác bình thường của chủ thể thể quyền. Các biện pháp buộc xin lỗi, cải chính công khai và buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự mang tính chất là biện pháp bổ sung, nhằm khắc phục hậu quả do hành vi cạnh tranh không lành mạnh xảy ra trên thực tế. Chủ thể sở hữu nhãn hiệu đã bị các hành vi gây nhầm lẫn, hành vi dèm pha, hạ thấp uy tín của đối thủ cạnh tranh gây ra khiến cho thương hiệu bị giảm sút. Do đó, chủ thể vi phạm thông thường phải thực hiện các biện pháp nhằm khắc phục hậu quả xảy ra. Bên

cạnh đó, biện pháp buộc bồi thường thiệt hại là biện pháp bảo vệ và khắc phục hậu quả hữu hiệu mà pháp luật quy định cho chủ thể bị thiệt hại. Cuối cùng là biện pháp buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng hàng hóa của chủ thể cạnh tranh không lành mạnh. Biện pháp buộc tiêu hủy thường là áp dụng đối với các loại hoàng hóa không rõ nguồn gốc, nếu đưa vào sử dụng có khả năng gây phương hại đến sức khỏe, sinh hoạt của người tiêu dùng như các sản phẩm thuốc men, dược liệu, lương thực thực phẩm.... Đối với các hàng hóa như máy móc, xe cộ, hàng hóa phục vụ sinh hoạt như quạt điện, bàn ghế... các hàng hóa mà việc đưa vào sử dụng không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng và nhằm tránh lãng phí thì có thể được phân phối, đưa vào sử dụng. Việc áp dụng các biện pháp phân phối các sản phẩm, hàng hóa của cá nhân, tổ chức vi phạm không được nhằm mục đích thương mại tức là không được dùng để bán cho người tiêu dùng, xuất khẩu và có thể dùng vào công tác từ thiện, dùng vào tái sản xuất... Tuy nhiên việc áp dụng các biện pháp phân phối, sử dụng phải không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền.

Về nghĩa vụ chứng minh của người bị thiệt hại - nguyên đơn. Theo quy định tại điều 203 Luật SHTT thì tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp dân sự nhưng phải có nghĩa vụ chứng minh được mình là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và phải cung cấp các chứng cứ về hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Nghĩa vụ chứng minh được thực hiện theo quy định tại điều 79 của Bộ luật tố tụng dân sự. Nguyên đơn chứng minh mình là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ bằng một trong các chứng cứ sau đây: chứng cấp văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu của mình do Cục SHTT cấp, bản sao hợp đồng sử dụng nhãn hiệu trong trường hợp quyền sử dụng được chuyển giao theo hợp đồng, cùng các chứng cứ khác liên

quan. Trong trường hợp một bên trong vụ kiện chứng minh được chứng cứ thích hợp để chứng minh cho yêu cầu của mình bị bên kia kiểm soát do đó không thể tiếp cận được thì có quyền yên cầu Toà án buộc bên kiểm soát chứng cứ phải đưa ra chứng cứ đó. Như vậy thì nghĩa vụ chứng minh hành vi cạnh tranh không lành mạnh là thuộc về các cá nhân, tổ chức bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh của bị đơn. Bị đơn có quyền chứng minh hành vi của mình không phải là hành vi cạnh tranh không lành mạnh và đưa ra các chứng cứ cụ thể [26].

Trong BLDS Việt Nam năm 2005, vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt

hại ngoài hợp đồng được qui định tại Điều 604: “Người nào do lỗi cố ý hoặc

vô ý xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm đến danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc các chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh với nhãn hiệu cũng được hiểu là hình thức trách nhiệm dân sự mang tính tài sản áp dụng đối với chủ thể có hành vi vi phạm gây thiệt hại nhằm bù đắp những tổn thất về vật chất và tinh thần cho bên bị thiệt hại. Đây là một biện pháp dân sự quan trọng và hữu hiệu được áp dụng để xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Về nguyên tắc bồi thường thiệt hại có thể thấy, có hai nguyên tắc cơ bản bồi thường theo thoả thuận và nguyên tắc bồi thường toàn bộ. Nguyên tắc này phản ánh được bản chất của mối quan hệ giữa các chủ thể trong quan hệ, mặt khác, nó thể hiện được quan điểm pháp lý của Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Bên cạnh đó, đây cũng là những nguyên tắc được thừa nhận rộng rãi trong pháp luật nhiều nước trên thế giới.

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có các yếu tố: sự thiệt hại, hành vi vi phạm gây

thiệt hại, lỗi và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và sự thiệt hại mới phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Việc xác định hình thức lỗi cũng chỉ có ý nghĩa trong một số trường hợp nhất định. Trong một số trường hợp, lỗi vô ý là một trong những điều kiện cần để được xem xét giảm trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Còn mọi trường hợp gây thiệt hại do lỗi cố ý thì luôn phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ. Theo các quốc gia trên thế giới, việc phân loại lỗi có ý nghĩa rất quan trọng, ví dụ như pháp luật của Đức cho phép Toà án có quyền xem xét để giảm mức bồi thường thiệt hại trong trường hợp vi phạm được xác định là do lỗi vô ý nhẹ. Theo pháp luật sở hữu trí tuệ hiện hành của Việt Nam, việc phân loại lỗi đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại không thực sự có nhiều ý nghĩa và không ảnh hưởng đến bất cứ yếu tố nào trong toàn bộ cơ chế bồi thường thiệt hại. Một hành vi xâm phạm dù là do lỗi vô ý, cố ý hay không có lỗi đều phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với thiệt hại thực tế gây ra. Điều này có lẽ xuất phát từ quan điểm pháp lý của Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt hại là chủ trương khôi phục các quan hệ dân sự bị phá vỡ chứ không nhằm mục đích trừng phạt. Các quy định của Việt Nam về các nguyên tắc và căn cứ xác định bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nhìn chung là tiến bộ, đáp ứng được các chuẩn mực của Hiệp định TRIPS.

Thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh có thể được xác định dựa theo các tiêu chí xác định thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền SHTT

được quy định tại Điều 204 Luật SHTT: “Mức độ thiệt hại được xác định trên

cơ sở các tổn thất thực tế mà chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải chịu do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây ra”. Theo đó thiệt hại sẽ bao gồm thiệt hại về vật chất – các tổn thất về tài sản, mức giảm sút về thu nhập, lợi nhuận, tổn thất về cơ hội kinh doanh, chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại[28]. Và căn cứ xác định mức bồi thường cũng sẽ được xác định theo quy

định tại điều 205 về căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Việc xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh đối với nhãn hiệu bằng các biện pháp dân sự nêu trên là khá hữu hiệu, có tác dụng tốt trong việc bảo vệ quyền lợi của chủ thể bị xâm phạm.

Một phần của tài liệu Hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới nhãn hiệu theo Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (Trang 92)