Cải cách chính sách thương mạ

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Trung Quốc - Liên minh châu Âu (EU) và tác động của nó đến Việt Nam (Trang 77)

Những cải cách trong chính sách thương mại của Trung Quốc bao gồm những nội dung chủ yếu sau:

+ Mở rộng quyền hoạt động thương mại và phân cấp quản lý hoạt động thương mại. Trong hiệp định gia nhập WTO, Trung Quốc đã cam kết thực hiện đầy đủ quyền hoạt động thương mại đối với toàn bộ doanh nghiệp Trung Quốc cũng các doanh nghiệp có vốn nước ngoài trong vòng 3 năm. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp trong và ngoài nước được quyền hoạt động thương mại mà không bị ràng buộc bởi những điều kiện về sở hữu, vốn, lĩnh vực kinh doanh hoặc kinh nghiệm hoạt động như trước đây.

+ Giảm hàng rào thuế quan: từ khi tiến hành đàm phán gia nhập WTO, việc cắt giảm thuế quan của Trung Quốc đã được thực hiện một cách nhất quán và liên tục, vừa làm cho hệ thống thuế quan phù hợp với chuẩn mực chung của kinh tế thị trường và thông lệ quốc tế, vừa nhằm mục tiêu giảm thuế suất bình quân đáp ứng yêu cầu của việc gia nhập WTO

+ Giảm các rào cản phi thuế quan: các rào cản này bao gồm những hạn chế về giấy phép và quota xuất nhập khẩu, các yêu cầu về chất lượng và tiêu chuẩn kỹ thuật, các rào cản này được chuẩn hoá theo yêu cầu của WTO và đưa vào kế hoạch loại bỏ nhằm hạn chế bóp méo thương mại và cạnh tranh không công bằng.

+ Những chính sách thúc đẩy xuất khẩu: Chính sách thúc đẩy xuất khẩu của Trung Quốc có rất nhiều nội dung bao gồm cả chính sách mặt hàng, chính sách thị trường, thu hút đầu tư nước ngoài. Trong thời gian qua, các chính sách thúc đẩy xuất khẩu của Trung Quốc đang được cải cách dựa theo nguyên tắc của kinh tế thị trường và yêu cầu của WTO..

+ Một số vấn đề thể chế khác liên quan đến yêu cầu của WTO: trong tiến trình cải cách chính sách và hệ thống thương mại của mình theo hướng hội nhập hệ thống thương mại đa phương, Trung Quốc đang điều chỉnh một số vấn đề thể chế liên quan trực tiếp đến các quy định của WTO, đó là vấn đề chống phá giá, vấn đề chống độc quyền và mua sắm của chính phủ.

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Trung Quốc - Liên minh châu Âu (EU) và tác động của nó đến Việt Nam (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)