Tác động của quan hệ thương mại Trung Quốc – EU đến nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Trung Quốc - Liên minh châu Âu (EU) và tác động của nó đến Việt Nam (Trang 67)

kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

2.4.2.1. Tác động đến sự điều chỉnh cơ cấu kinh tế và tốc độ, độ sâu, rộng của cải cách mở cửa

Xúc tiến thương mại với EU nói riêng, gia nhập WTO nói chung đã thúc đẩy cải cách mở cửa toàn diện của Trung Quốc. Ảnh hưởng này là ảnh hưởng ngắn hạn đối với thương mại, ảnh hưởng trung hạn đối với cơ cấu kinh tế và ảnh hưởng dài hạn với thể chế. Cũng vì thế tác động đến Việt Nam trên

nhiều phương diện: thương mại, đầu tư và những vấn đề ở cấp độ sâu xa hơn như điều chỉnh cơ cấu kinh tế.

Gần đây, cơ cấu kinh tế Trung Quốc bước vào thời kỳ điều chỉnh mới ở một trình độ cao, mức độ cao, xu thế thương mại với EU cũng như gia nhập WTO thúc đẩy quá trình điều chỉnh này nhanh hơn. Ngành nghề truyền thống hướng đến ngành kỹ thuật cao, ngành tập trung nhiều sức lao động, ngành tốn nhiều nhiên liệu hướng đến ngành tập trung tri thức kỹ thuật cao hơn.

Theo đánh giá hiện nay, với tổng lượng kinh tế và thị trường khổng lồ của Trung Quốc hoàn toàn có thể thúc đẩy các nước láng giềng trong đó có Việt Nam thực hiện điều chỉnh, tạo nên thay đổi tương ứng trong cơ cấu kinh tế. Quan trọng là Việt Nam có thể nhận thức, nắm bắt được điểm này, tích cực tạo điều kiện, thu hút một bộ phận trong nghề truyền thống của Trung Quốc, nhất là bộ phận gia công xuất khẩu ở khu vực duyên hải Đông Nam Trung Quốc chuyển sang Việt Nam và ra sức thu hút vốn kết hợp của một bộ phận các nhà sản xuất đồ điện gia dụng, viễn thông không thích ứng được với cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường Trung Quốc. Ưu thế trong phương tiện đồ điện gia dụng và khả năng tiếp thu hướng đến ngành kỹ thuật cao của ngành này ở Trung Quốc đáng được Việt Nam nghiên cứu và học tập; đây sẽ là con đường thông qua ngành nghề truyền thống bước vào ngành nghề kỹ thuật cao rất tốt.

Trong mục tiêu và xu thế gia nhập WTO chung hiện nay, cải cách mở cửa đã đẩy nhanh tốc độ dưới tác động hai chiều bị động và chủ động, phát triển cả độ rộng và chiều sâu. Cải cách mở cửa tương đối muộn, tiến triển tương đối chậm chạp của Việt Nam sẽ đứng trước áp lực mới, không thể không đẩy nhanh cải cách khiến rất nhiều vấn đề khi cải cách chậm chạp không bộc lộ thì nay sẽ nhanh chóng bộc lộ. Như đến Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam mới đưa ra khái niệm kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.

Trình bày chủ yếu khái niệm này đã nhấn mạnh phương hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng chưa nhận thức đầy đủ về nội dung thực chất của kinh tế thị trường, cải cách kinh tế phát triển đến một trình độ nhất định tất yếu sẽ yêu cầu cải cách chính trị tương ứng, còn bước đầu tiên của cải cách chính trị là cải cách hành chính. Trở ngại chủ yếu của cải cách là ở những người hưởng lợi ích. Như vậy, một loạt vấn đề như chủ nghĩa quan liêu, tham ô tham nhũng sẽ xuất hiện nhanh chóng. Nhưng đây cũng có thể nói là một việc tốt, có thể đẩy mạnh cả cải cách và phát triển kinh tế. Có những thay đổi sẽ làm đau đớn những cải cách càng muộn thì càng đau.

2.4.2.2. Tác động đến khả năng cạnh tranh của Việt Nam

Cho đến năm 1999, Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia trên tám nhóm tiêu chí với 155 chỉ tiêu, vừa kết hợp điều tra theo mẫu ở từng nước, vừa thăm dò ý kiến của 1.500 công ty trên thế giới. Tám nhóm tiêu chí của WEF là: độ mở cửa của nền kinh tế, vai trò và hiệu lực của chính phủ, sự phát triển của hệ thống tài chính – tiền tệ, trình độ phát triển của công nghệ, trình độ phát triển của cơ sở hạ tầng, trình độ quản lý của doanh nghiệp, số lượng và chất lượng của lao động, trình độ phát triển của thể chế, bao gồm hiệu lực của các cơ quan bảo vệ pháp luật, mỗi nhóm có trọng số nhất định phản ánh tầm quan trọng của từng tiêu chí đối với năng lực cạnh tranh quốc gia.

Năm 1997, Việt Nam được xếp hạng 49 trên 53 nước được xếp hạng về chỉ số năng lực cạnh tranh. Năm 1998, do các nước bị khủng hoảng kinh tế, Việt Nam xếp hạng 39/53 nước, năm 1999 xếp hạng 48/59, đều là những vị trí thấp và chậm được cải thiện trong tương quan quốc tế. Trong khi đó, Trung Quốc xếp thứ hạng thấp về năng lực cạnh tranh (41 năm 2000, 32 năm 1999, 28 năm 1998, 29/53 năm 1997), nhưng điểm khác biệt là Trung Quốc thu hút đầu tư nước ngoài rất cao và ngày càng tăng. Điều này thể hiện những chỉ tiêu

đánh giá khả năng cạnh tranh chưa xét tới các nhân tố khác ảnh hưởng mạnh mẽ đến thu hút đầu tư nước ngoài cũng như quy mô của nền kinh tế và thị trường.

Từ năm 2000, WEF điều chỉnh lại các nhóm tiêu chí, gộp thành ba nhóm lớn: sáng tạo kinh tế, khoa học công nghệ, tài chính, quốc tế hoá, trong đó trọng số của sáng tạo kinh tế và khoa học công nghệ đã tăng mạnh từ 1/9 đến 1/3. Theo cách đánh giá mới, xếp hạng của Việt Nam là 53/59 năm 2000 và 62/75. Tuy rằng, các cách đánh giá trên còn nhiều thiệt thòi cho Việt Nam, ví dụ: yếu tố chính phủ được xếp hạng cao nhất, trong khi lao động – vốn là yếu tố có thế mạnh của Việt Nam lại bị xếp hạng thấp do tỷ lệ đào tạo thấp. Tuy nhiên, đây cũng là một cách nhìn nhận, một cách khách quan chúng ta phải thừa nhận rằng khả năng cạnh tranh của Việt Nam còn rất thấp.

Nghị quyết của Bộ chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế đã đề ra hàng loạt biện pháp đồng bộ nhằm bảo đảm cho quá trình hội nhập thành công từ khâu tuyên truyền giải thích đến khâu xây dựng chiến lược tổng thể về hội nhập; chuyển dịch cơ cấu kinh tế; xây dựng, điều chỉnh các văn bản pháp quy; đào tạo nguồn nhân lực; tổ chức thực hiện...Chính phủ cũng thông qua chương trình hành động để thực hiện nghị quyết của Đảng. Một khâu được nhấn mạnh với ý nghĩa sống còn trong cả tiến trình hội nhập của Việt Nam là nâng cao khả năng cạnh tranh.

Điểm xuất phát của vấn đề ở chỗ, cũng như Trung Quốc, EU là đối tác rất quan trọng với Việt Nam. Việc tự do hoá về thương mại và đầu tư trên thế giới và những cải cách về chính sách và cơ chế quản lý xuất nhập khẩu của EU có xu hướng ngày càng được nới lỏng, các nhà xuất khẩu Việt Nam trong những năm tới chắc chắn sẽ phải đương đầu với những thử thách và cạnh tranh quyết liệt trên thị trường này. Trung Quốc khi trở thành thành viên chính thức của WTO, hàng xuất khẩu của họ được hưởng nhiều ưu đãi hơn so

với hiện nay khi thâm nhập vào thị trường EU, đó là giảm thuế nhập khẩu, giá sẽ rẻ hơn, sẽ ảnh hưởng đến thị phần và sức cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam vào những thị trường này. Đồng thời, khi xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, hàng hoá của các nước thành viên WTO nhập khẩu vào Trung Quốc được hưởng thuế suất hơn sẽ rẻ hơn nhiều, sẽ ảnh hưởng đến thị phần và sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam tại thị trường Trung Quốc. Điều đáng chú ý ở đây là ngoài buôn bán chính ngạch, giữa Việt Nam và Trung Quốc còn buôn bán tiểu ngạch biên giới, và tỷ lệ giữa hai hình thức này cũng dao động trong khoảng 50 – 60%. Với đường biên giới đất liền dài 1350km, có chung biên Đông, đi lại dễ dàng, nếu không có sự quản lý tốt thì hàng hoá phương Tây với ưu thế về chất lượng và giá cả một khi đã thâm nhập thị trường Trung Quốc sẽ rất dễ dàng tràn qua biên giới thâm nhập thị trường Việt Nam theo con đường tiểu ngạch, gây nhiều khó khăn cho các nhà sản xuất Việt Nam.

2.4.2.3. Tác động đến kim ngạch xuất nhập khẩu

Với vị thế là đối tác quan trọng của EU, đồng thời với việc trở thành thành viên chính thức của WTO, Trung Quốc được hưởng các chính sách ưu đãi mậu dịch đa phương của EU và WTO, nhất là ưu đãi về thuế quan và cắt bỏ hạn ngạch. Điều này tác động mạnh đến xuất khẩu của các ngành nghề truyền thống, nhất là ngành tập trung nhiều lao động như ngành dệt, ngành may, giày da, hoá chất của Trung Quốc cũng mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu, đặc biệt là những mặt hàng có hàm lượng kỹ thuật cao còn yếu kém ở các nước phát triển như hàng điện tử.

Về lý luận, sự mở rộng xuất khẩu của Trung Quốc tất nhiên sẽ tạo nên áp lực nhất định đối với Việt Nam, nước có cơ cấu hàng hoá xuất khẩu và bố cục thị trường khá giống Trung Quốc. Nhưng chúng ta không thể đơn giản nhìn vào hai nước đều xuất khẩu giày dép, quần áo sang thị trường EU đã cho

rằng sau khi Trung Quốc được hưởng ưu đãi về mặt thuế quan, tăng cường xuất khẩu sẽ cạnh tranh với hàng hoá Việt Nam, ảnh hưởng xuất khẩu của Việt Nam. Trên thực tế, hàng hoá của hai nước không cạnh tranh khốc liệt trên cùng thị trường xuất khẩu, còn lâu hai bên mới là đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ.

Tỷ lệ hàng hoá Việt Nam được buôn bán trên thị trường EU cũng như thị trường thế giới còn tương đối nhỏ. Hiện nay, sự gia tăng của hàng hoá Trung Quốc trong thời gian ngắn không thể ảnh hưởng đến kim ngạch hàng hoá tương tự của Việt Nam ở EU. Về lâu dài, với tốc độ tăng trưởng khá cao hiện nay, hai nước sẽ thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu cũng đang không ngừng điều chỉnh, trong thời gian tới, không thể vẫn ở giai đoạn hàng hoá xuất khẩu cấp thấp và hàng hoá giá trị phụ gia thấp. Do vậy, đối với Trung Quốc và Việt Nam nên suy nghĩ đến việc hình thành ưu thế hỗ trợ lẫn nhau trong tương lai như thế nào. Có thể những mặt hàng như cao su, dầu thô, nguyên liệu... của Việt Nam sẽ đẩy mạnh xuất khẩu nhờ Trung Quốc mở rộng thị trường.

Trên thực tế, Việt Nam và Trung Quốc đã bắt đầu chú ý đến vấn đề quan trọng nhất trong quan hệ thương mại song phương, đó chính là tầng thứ 2 của quan hệ kinh tế thương mại. Trung Quốc có thể nhanh chóng được hưởng từ Việt Nam và dành cho Việt Nam như những gì được hưởng từ thành viên trong WTO và dành cho thành viên của WTO, làm cho Việt Nam được tiếp xúc trước với WTO từ một con đường nhỏ và thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Trung Quốc đến tầng phát triển cao hơn, đi đầu trong việc xây dựng khu mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN trong vòng 10 năm, cố gắng sớm thành lập Khu mậu dịch tự do Việt Nam - Trung Quốc, trước hết tìm một khu vực để hoạt động mậu dịch tự do là vô cùng quan trọng.

Gần đây, Trung Quốc đã tiến hành chính sách ưu đãi đầu tư nước ngoài, không ngừng cải thiện môi trường đầu tư, đãi ngộ thị trường ngày càng lớn, đồng thời có sự hậu thuẫn đắc lực từ các chương trình hợp tác của EU, vì vậy, thu hút đầu tư nước ngoài liên tục đứng đầu trong các nước đang phát triển. Trong khi đó, mấy năm gần đây, đầu tư nước ngoài của Việt Nam lại giảm. Sau khi Trung Quốc gia nhập WTO tất phải tuân theo cam kết trong đàm phán, mở cửa rất nhiều lĩnh vực kinh tế mà có lợi tức dự tính tương đối lớn mà trước đây bị hạn chế hoặc không mở cửa như ngân hàng, viễn thông, dịch vụ...Hơn nữa, những dự báo về thị trường rộng lớn và tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh trong tương lai của Trung Quốc sẽ thu hút một lượng vốn đầu tư lớn vào Trung Quốc

Mấy năm gần đây, vốn đầu tư cơ bản của Việt Nam đang có xu thế giảm. Do sự suy thoái của kinh tế thế giới, rất nhiều khoản lợi nhuận của các nước phát triển thuộc EU thu nhỏ lại, họ đã phải nhanh chóng tìm kiếm thị trường đầu tư vừa thuận lợi vừa thu được lợi nhuận cao. Có thể nói, thu hút đầu tư nước ngoài, không phụ thuộc nhiều vào việc gia nhập WTO, vấn đề mấu chốt là ở mức độ thuận lợi; lợi nhuận trong hiện tại và tương lai; mức độ rủi ro, mức thu hồi vốn của môi trường đầu tư và thị trường đầu tư.

Trung Quốc luôn cố gắng phát huy tốt những mặt này. Có điều khác, sau khi Trung Quốc gia nhập WTO thì mức độ mở cửa thị trường sẽ tăng hơn nữa với quốc tế, đây thực chất là đang chuyển một áp lực khách quan thành động lực ưu thế. Việt Nam nên tích cực nghiên cứu về thu hút đầu tư của mình, cải thiện thủ tục hành chính rườm rà, chủ nghĩa quan liêu, tham ô tham nhũng, tính tuỳ tiện của chính sách, thực hiện không triệt để, cơ sở hạ tầng yếu kém, lợi nhuận kinh doanh chưa cao....Hoàn toàn có thể chủ động mở cửa hơn nữa khi chưa gia nhập WTO, cải thiện môi trường đầu tư, nhờ vậy vừa tạo sức thu hút đầu tư vừa có thể giảm bớt áp lực khi gia nhập WTO.

Xét ở khía cạnh khác, theo nguồn vốn lớn mới chảy vào Trung Quốc, có một bộ phận tư bản Trung Quốc và tư bản nước ngoài kinh doanh ở Trung Quốc sẽ gặp một số khó khăn do không thích ứng được trong cuộc cạnh tranh mới, sẽ chuyển luồng vốn này vào Việt Nam, một thị trường cơ bản giống như Trung Quốc những năm trước đây mà họ đã quen thuộc. Theo khía cạnh này, đây là biện pháp tốt cho cả hai. Đối với Việt Nam, Việt Nam chỉ cần tăng cường nghiên cứu vấn đề này, làm tốt một số công việc cụ thể, chính xác. Với thị trường không quá lớn như Việt Nam, việc thu hút đầu tư nước ngoài có thể xây dựng được toàn cục từ những bộ phận nhỏ lẻ như thế này.

2.4.2.5. Tác động đến việc Việt Nam gia nhập WTO.

Hiện nay, Việt Nam đang trong tiến hành đàm phán gia nhập WTO, đồng thời thực hiện cải cách mở cửa để phù hợp với những yêu cầu của WTO. Những xu thế vận động của mối quan hệ thương mại Trung Quốc – EU, cũng việc Trung Quốc gia nhập WTO, đang tạo ra những áp lực và thách thức với tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam.

Áp lực và thách thức của những xu thế thương mại Trung Quốc – EU sẽ thúc đẩy Việt Nam cải cách mở cửa nhanh chóng, phát triển kinh tế từ đó tạo cơ hội cho Việt Nam phát triển nhanh trong thế kỷ mới.

Đổi mới mở cửa ở Việt Nam chậm hơn cải cách mở cửa của Trung Quốc 10 năm, mức độ phát triển của toàn bộ nền kinh tế thấp hơn, tốc độ tăng trưởng kinh tế những năm gần đây lại thấp hơn Trung Quốc. Bình quân tăng trưởng năm của Việt Nam từ 1996 – 2000 là 7,08%, còn của Trung Quốc là 8,5%. Về cơ bản mục tiêu phát triển tổng thể của Việt Nam vẫn chỉ bằng mức độ phát triển của Trung Quốc đầu thập kỷ 1990. Do cơ số kinh tế không giống nhau, khoảng cách giữa các nước lạc hậu và nước tiên tiến có thể ngày càng lớn trong quá trình phát triển. Dù nước lạc hậu và nước tiên tiến có thể ngày càng lớn trong quá trình phát triển. Dù nước lạc hậu duy trì tốc độ tăng trưởng

nhanh hơn nước tiên tiến thì khoảng cách lớn này vẫn duy trì trong một thời gian nhất định mới có thể thay đổi.

Tiến trình Trung Quốc xúc tiến quan hệ hợp tác thương mại với EU,

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Trung Quốc - Liên minh châu Âu (EU) và tác động của nó đến Việt Nam (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)