khẩu
Cải tiến cơ cấu nền kinh tế theo định hướng xuất khẩu, thúc đẩy tiến trình hội nhập của Việt Nam càng sớm càng tốt, đồng thời nhanh chóng điều chỉnh pháp luật cho phù hợp với các tiêu chuẩn của WTO để đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập với các nước khác, tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên tất cả các thị trường mà Việt Nam có thể buôn bán. Muốn vậy, Việt Nam phải tận dụng các điều kiện thương mại đã ký kết với EU. Mặt khác tiếp tục hoàn thiện quá trình đàm phán để gia nhập WTO. Điều này không có nghĩa là Việt Nam mở toang cửa để cho nước ngoài muốn làm gì thì làm, mà phải tăng cường các biện pháp tiêu chuẩn của WTO để các công ty của Việt Nam có thể cạnh tranh với các công ty nước ngoài tại Việt Nam và trên thị trường quốc tế. Cần thiết kế sớm các phương án gia nhập WTO để định hướng phát triển kinh tế cho đầu thập kỷ tới.
Qua 10 năm đổi mới, đất nước có những thay đổi lớn về mọi mặt. Nền kinh tế thương mại thế giới đang có nhiều diến biến sôi động, xu thế toàn cầu hoá và tự do hoá thương mại đang là xu thế chung của thời đại. Việt Nam đang đứng trước những cơ hội thuận lợi để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi nền kinh tế để đạt được tăng trưởng cao về kinh tế, thoát khỏi tình trạng lạc hậu và nghèo nàn. Để làm được việc này, Việt Nam cần phải có một chiến lược phát triển phù hợp với tình hình trong và ngoài nước.
Đại hội VIII của Đảng đã khẳng định đẩy mạnh xuất khẩu, coi hướng xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọng điểm của kinh tế đối ngoại. Điều chỉnh cơ cấu thị trường để vừa hội nhập khu vực, vừa hội nhập toàn cầu, xử lý đúng được lợi ích giữa ta và đối tác. Chủ trương xây dựng nền kinh tế hướng vào xuất khẩu thay thế chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế và thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước phù hợp đúng với các chiến lược ta đang thúc đẩy xuất khẩu ra thế giới nói chung và vào khu vực EU nói riêng.
Về phía Chính phủ cần áp dụng một số chính sách khuyến khích xuất khẩu như:
- Mở rộng quyền kinh doanh xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp. - Khuyến khích đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu đối với mọi thành phần kinh tế và dành ưu tiên tối đa cho sản xuất hàng xuất khẩu trên nguyên tắc các doanh nghiệp trong nước phải được ưu đãi bằng hoặc hơn doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.
- Khuyến khích đầu tư qua thuế, tạo nguồn vốn, ngoại tệ, bảo hiểm xuất khẩu, xoá bỏ những phiền hà về thủ tục hành chính, hỗ trợ xúc tiến thương mại…
- Hàng gia công cho nước ngoài cũng là nguồn quan trọng góp phần thúc đẩy xuất khẩu. Nhà nước cần có chủ trương tiếp tục khuyến khích hình thức này. Đây là cách thức giảm giá đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu
bằng cách miễn thuế nhập khẩu cho nguyên vật liệu nhập khẩu phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu. Hình thức này cần mở rộng thành một hình thức phổ thông áp dụng cho mọi đối tượng. Để tránh lợi dụng hình thức này để nhập lậu thông qua các hợp đồng gia công, nên bắt nộp thuế bình thường khi nhập và khi tái xuất khẩu các doanh nghiệp gia công sẽ được thoái hoá thu thuế.
Các doanh nghiệp nước ngoài nước chung và các công ty EU nói riêng, ngoài tiềm lực to lớn về vốn, kinh nghiệm kinh doanh quốc tế còn được chính phủ của họ trợ giúp về tài chính, thông tin thị trường và được bảo vệ bởi các Hiệp định song phương và đa phương. Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam khả năng cạnh tranh còn yếu, hàng hoá chưa đủ đáp ứng yêu cầu quốc tế cả về số lượng và chất lượng, mẫu mã và giá cả, chưa có kinh nghiệm kinh doanh quốc tế… nên nhu cầu được sự giúp đỡ của Chính phủ càng trở nên cấp thiết. Nhà nước có thể trợ giúp thông qua hệ thống các chính sách cụ thể như: Sửa đổi các chính sách về thuế liên quan đến xuất nhập khẩu theo các hướng sau:
- Thuế nhập khẩu đối với nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu, các máy móc thiết bị hiện đại cần được giảm đến mức thấp nhất. Số giảm thu thuế nhập khẩu được bù lại bởi thuế thu nhập đặc biệt.
- Không đánh thuế xuất khẩu đối với những mặt hàng nhằm đảm bảo an ninh quốc gia, tài nguyên quý hiếm cần hạn chế xuất khẩu có thể sử dụng các biện pháp hành chính.
- Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với những loại hàng nhập khẩu mà nền sản xuất trong nước đã sản xuất được và không phù hợp với cơ cấu những mặt hàng khuyến khích nhập khẩu.
Những sửa đổi này nhằm góp phần hạ giá thành sản xuất hàng xuất khẩu, khuyến khích các doanh nghiệp trang bị công nghệ hiện đại để tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường thế giới, giảm bớt các thủ tục
xuất khẩu. Việc giảm thuế nhập khẩu cũng là yêu cầu tất yếu trong quá trình Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới như tham gia AFTA và WTO. Ngoài ra cần giảm thuế doanh thu, thuế lợi tức đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu để khuyến khích hạ giá thành và có lợi nhuận cho tái đầu tư.
Thực hiện việc hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp xuất khẩu Đại bộ phận các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU đều có quy mô vừa và nhỏ, nên khả năng cạnh tranh và hiệu quả không cao vì vậy cần phải mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả xuất khẩu sang thị trường này, Nhà nước phải có chính sách hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp thông qua hệ thống các ngân hàng (thực hiện chính sách tín dụng) theo các biện pháp sau: cho phép các doanh nghiệp được vay vốn với lãi suất thấp giúp các doanh nghiệp giải quyết được khó khăn về vốn lưu động và có vốn đầu tư để đổi mới trang thiết bị; Nhà nước nên có chính sách khuyến khích đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xuất khẩu những mặt hàng đang có lợi thế trên thị trường EU đầu tư vốn và công nghệ để mở rộng quy mô, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá và nâng cao trình độ tiếp thị phẩm nhằm tăng khối lượng và nâng cao hiệu qủa xuất khẩu sang EU; Nhà nước tạo điều kiện tiếp cận các nguồn vốn kinh doanh cho các doanh nghiệp…
Hiện nay, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU tăng nhanh, những giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp thực hiện theo con đường xuất khẩu trực tiếp chỉ chiếm khoảng 50% tổng kim ngạch. Ngoài nguyên nhân là do các doanh nghiệp Việt Nam thiếu thông tin về thị trường và kênh phân phối phức tạp, nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này là do các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh xuất khẩu thiếu vốn đầu tư để cải tiến và mở rộng sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo ra nguồn hàng có khối lượng
lớn, ổn định và thoả mãn nhu cầu thị trường. Do vậy, với thực hiện chính sách hỗ trợ tài chính của Nhà nước sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam khắc phục được tình trạng này.
Ngoài việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, Chính phủ nên có các biện pháp khuyến khích việc thúc đẩy mạnh nhập khẩu công nghệ nguồn từ nguồn EU. Những mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế xuất khẩu như: hàng nông sản, thuỷ hải sản, may mặc, giày dép… cũng là những mặt hàng nhập khẩu chính của EU. Hiện nay EU là thị trường có hạn ngạch lớn nhất và đầy tiềm năng của Việt Nam nhưng lại rất khó tính. Khá nhiều mặt hàng nông sản, thực phẩm của Việt Nam vì lý do chất lượng và vệ sinh thực phẩm đã không thể vào được thị trường này. Cũng do vậy mà nhiều sản phẩm của Việt Nam không xuất khẩu trực tiếp vào thị trường EU được mà phải qua con đường trung gian (thông qua hợp đồng với các doanh nghiệp của một nước thứ ba như: Nhật Bản, Singapo, Hồng Kông, Hà Lan…) và đương nhiên nhãn mác Việt Nam cũng không được xuất hiện trên sản phẩm. Nếu để tình trạng này kéo dài thì số hàng hoá của Việt Nam sẽ khó tồn tại và phát triển trên thị trường EU. Mà nguyên nhân chính làm giảm chất lượng hàng hoá xuất khẩu là do công nghệ sản xuất và chế biến quá lạc hậu. Để khắc phục tình trạng này Chính phủ nên có các biện pháp sau để nhập khẩu công nghệ nguồn từ EU: Mua sắm của Chính phủ và thu hút các nhà đầu tư EU tham gia vào quá trình sản xuất hàng xuất khẩu tại Việt Nam.
Trong hai biện pháp trên thì mua sắm của Chính phủ là biện pháp ưu việt để nhập khẩu được công nghệ hiện đại một cách nhanh nhất và đúng với yêu cầu đặt ra. Nhưng do nguồn vốn của Chín phủ còn hạn hẹp nên đây không phải là biện pháp tối ưu. Đối với biện pháp thu hút các nhà đầu tư EU tham gia vào quá trình sản xuất hàng xuất khẩu tại Việt Nam có lẽ là biện pháp tối ưu hơn cả. Để thực hiện được biện pháp này nước phải có biện pháp
dành riêng cho các nhà đầu tư EU như ưu đãi về thuế nhập khẩu công nghệ nguồn từ EU, thuế suất lợi tức, thuế chuyển lợi nhuận… và chỉ áp dụng chính sách ưu tiên này đối với những nhà đầu tư EU đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên như: công nghiệp chế biến thực phẩm, công nghiệp sản xuất các thiết bị điện tử, viễn thông. Thực hiện được những biện pháp này Việt Nam vừa thu hút được công nghệ nguồn từ EU lại vừa nâng cao và tiêu chuẩn hoá chất lượng hàng xuất khẩu nói chung và chất lượng hàng xuất khẩu sang thị trường EU nói riêng. Do đó thúc đẩy được hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang EU nói riêng và thị trường thế giới nói chung một cách mạnh mẽ.