Kinh nghiệm của Trung Quốc trong quá trình phát triển quan hệ thƣơng mại với EU

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Trung Quốc - Liên minh châu Âu (EU) và tác động của nó đến Việt Nam (Trang 76)

hệ thƣơng mại với EU

Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng “núi liền núi, sông liền sông”. Quan hệ ngoại giao, kinh tế, văn hóa, thương mại giữa hai nước đã hình thành từ lâu như một tất yếu khách quan. Đối với nhân dân hai nước, quan hệ láng giềng, quan hệ giao lưu văn hóa và thương mại đã trở thành một quan hệ truyền thống bền vững. Những biến động chính trị xã hội trong lịch sử có thể có những thời kỳ đã có ảnh hưởng tiêu cực nhưng chưa bao giờ làm triệt tiêu hoàn toàn mối quan hệ giữa nhân dân hai nước. Chính vì vậy, sau một thời kỳ sóng gió, với sự nỗ lực của cả hai bên, quan hệ giữa hai nước đã trở lại bình thường hóa vào cuối năm 1991. Từ đó cho đến nay, quan hệ giữa hai nước nói chung và trên lĩnh vực ngoại thương nói riêng, đã phát triển ngày càng mạnh, ngày càng bền vững và “đang trở thành một bộ phận quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam” (1).

Như đã trình bày ở chương 2, mối quan hệ thương mại Trung Quốc – EU đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, đây sẽ là những bài học quý báu của Việt Nam trong quá trình thúc đẩy thương mại với EU. Cụ thể là những bài học về cải cách chính sách thương mại và chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Trung Quốc thời gian qua:

Cải cách chính sách thương mại và đầu tư của Trung Quốc nhằm cả hai mục đích. Một là, làm cho chế độ ngoại thương và đầu tư đáp ứng những yêu cầu của WTO (điều này thể hiện trong giai đoạn đầu đàm phán gia nhập WTO như minh bạch hoá quy định giá hải quan, các thủ tục hải quan..). Hai là, làm cho nền kinh tế Trung Quốc thích ứng và tận dụng những lợi thế của quá trình tự do hoá thương mại toàn cầu.

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Trung Quốc - Liên minh châu Âu (EU) và tác động của nó đến Việt Nam (Trang 76)