Cải thiện môi trường kinh doanh củaViệt Nam

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Trung Quốc - Liên minh châu Âu (EU) và tác động của nó đến Việt Nam (Trang 85)

Để thúc đẩy sự phát triển hoạt động kinh tế quốc tế, Nhà nước Việt Nam cần phải chú trọng hoàn thiện hệ thống pháp luật và cải thiện môi trường kinh doanh trước hết là việc hoàn thiện các văn bản luật và dưới luật.

Một hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ, vận hành hữu hiệu là một trong những môi trường kinh doanh toàn diện, định hướng và hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam cũng như các doanh nghiệp của EU. Pháp luật là những công cụ của Nhà nước để phát triển, điều chỉnh và mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế. Pháp luật phải tính toán đầy đủ đến lợi ích của phía nước ngoài, đến những nguyên tắc của pháp luật quốc tế. Đồng thời, nó phải tạo cơ sở vững chắc theo hướng tăng cường hợp tác và hội nhập, mặt khác với thích hợp với điều kiện trong nước, tạo hành lang pháp lý thông thoáng nhưng chặt chẽ, bảo đảm an toàn cho hoạt động kinh tế đối ngoại. Trên tinh thần đó, một mặt, nước ta khẩn trương tham gia đầy đủ vào các công ước quốc tế, ký kết các điều ước, các thoả thuận, hiệp ước quốc tế với EU. Mặt khác, xem xét lại hệ thống luật để điều chỉnh các quy định không còn phù hợp hoặc chưa được rõ. Trước hết là việc thay đổi căn bản phương thức quản lý nhập khẩu. Tăng cường sử dụng các công cụ phi thuế "hợp lệ" như hàng rào kỹ thuật, hạn

ngạch, thuế quan, thuế tuyệt đối, thuế mùa vụ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp. Giảm dần tỷ trọng của thuế nhập khẩu trong cơ cấu nguồn thu ngân sách. Khắc phục triệt để những bất hợp lý trong chính sách bảo hộ, cân đối lại đối tượng bảo hộ theo hướng chú trọng bảo hộ nông sản. Sửa đổi biểu thuế và cải cách việc thu thuế theo giá tối thiểu. Với phương thức quy luật nhập khẩu hợp lý, chúng ta có thể đẩy mạnh nhập khẩu công nghệ nguồn từ EU, đặc biệt là công nghệ chế biến. Tiếp tục đổi mới và cải cách thủ tục hành chính trong quy luật xuất nhập khẩu, nhất là thủ tục hải quan, áp dụng công nghệ thông tin vào việc kê khai hàng hoá tính thuế xuất nhập khẩu. Khi phương thức quy luật nhập khẩu được thay đổi sẽ là động lực thúc đẩy thương mại Việt Nam - EU phát triển mạnh mẽ trong những năm tới.

Đối với hệ thống pháp luật về lĩnh vực đầu tư nước ngoài của Việt Nam hiện nay cần được xây dựng theo hướng nhất quán, ổn định trên cơ sở hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, bình đẳng với tất cả các doanh nghiệp và ngoài nước. Tính đồng bộ phải được xem xét cả về mặt kinh tế và xã hội. Về thời gian phải đảm bảo tính kịp thời cũng như sự đồng bộ giữa các văn bản luật và văn bản dưới luật. Đặc biệt là vấn đề hoàn thiện các văn bản luật quy định cho hoạt động đầu tư nước ngoài.

Gần đây, Chính phủ đã ban hành quy định mới về giá mua, bán, thuê, nhượng đất đai trong kinh doanh đầu tư với các đối tác nước ngoài theo hướng hạ thấp các mức giá theo các hạng, loại đất được xác định rõ ràng. Đây là một bước tiến lớn nhằm tạo sức hấp dẫn hơn với các dòng vốn đầu tư nước ngoài.

Tuy nhiên, vấn đề cần tiếp tục giải quyết là xác định rõ ràng và cụ thể hơn nữa quyền sở hữu và sử dụng đất trên thực tế.

Một vấn đề muôn thủa được nhắc đến đó là việc cải cách các thủ tục hành chính trong việc thẩm định dự án, cấp giấy phép và quản lý hoạt động

thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài. Hiện nay vẫn còn khá nhiều thủ tục rườm rà và nhiều "cửa" mà chủ dự án đầu tư phải thông qua trước khi nhận được câu trả lời là có được chấp thuận hay không. Vì vậy, Nhà nước cần công khai quy trình, thủ tục lập hồ sơ, thẩm định, triển khai và quản lý dự án, quy định cụ thể về thời gian giải quyết các công việc, trách nhiệm của từng cơ quan cá nhân thực hiện từng phần việc và lệ phí rõ ràng cho từng loại giấy phép đầu tư. Trao quyền nhiều hơn nữa cho các nhà chức trách thực hiện việc cấp giấy phép đầu tư để họ chủ động giải quyết các vấn đề phát sinh và đảm bảo chủ trương "một cửa".

Liên quan đến vấn đề này là việc có thể xem xét từng bước cho phép các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và các nhà đầu tư EU nói riêng được lựa chọn hình thức và tổ chức ở những lĩnh vực mà hiện nay còn bị hạn chế.

Làm được những điều đó, sẽ phát huy được đầy đủ sức mạnh điều chỉnh của thị trường, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư EU nói riêng và các nhà đầu tư nước ngoài nói chung lựa chọn được chính xác nơi và lĩnh vực đầu tư có hiệu quả, do đó thu hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài đến với Việt Nam.

Cải thiện môi trường kinh doanh còn đồng nghĩa với việc giữ vững, ổn định chính trị. Đây là nhân tố có ý nghĩa quyết định đến việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, nếu các điều kiện khác của môi trường đầu tư không đổi, thì chính trị càng ổn định thì độ tin cậy càng cao, càng hấp dẫn các nhà đầu tư. Khi tình hình chính trị không ổn định (và đi liền với nó là luật pháp thay đổi) cũng có nghĩa là mục tiêu thu hút vốn FDI sẽ thay đổi và phương thức để đạt mục tiêu đó cũng thay đổi. Điều này có nghĩa là những cái mà ngày hôm qua đã xây dựng được dưới chế độ xã hội cũ sẽ trở thành lạc hậu, thậm chí phải phá bỏ. Hậu quả của sự phá bỏ ấy là sự thiệt hại về lợi ích, trong đó nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải gánh chịu một phần, như vậy rõ ràng không đáp

ứng được mục tiêu lợi nhuận của các nhà đầu tư (chưa kể đến trường hợp mất hoàn toàn vốn đầu tư do chính quyền mới thực hiện quốc hữu hoá). Tiêu chí của sự ổn định chính trị mà các nhà đầu tư quan tâm là sự bền vững của chính phủ và mức độ cạnh tranh quyền lực giữa các phe phái chính trị. Việt Nam là quốc gia có chế độ chính trị tương đối ổn định, dưới sự lãnh đạo của một Đảng duy nhất, Đảng cộng sản Việt Nam. Do đó, sự ổn định chính trị có thể được coi là một lợi thế cần phát huy của nước ta.

Để giữ vững và tăng cường ổn định chính trị ở Việt Nam thì yếu tố quyết định là tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và vai trò Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, thực hiện dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, kịp thời ngăn chặn âm mưu của các thế lực phản động, đảm bảo an ninh quốc phòng, bảo vệ chủ quyền quốc gia, từng bước đi lên CNXH.

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Trung Quốc - Liên minh châu Âu (EU) và tác động của nó đến Việt Nam (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)