Tổng quan về quan hệ Trung Quốc – EU

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Trung Quốc - Liên minh châu Âu (EU) và tác động của nó đến Việt Nam (Trang 35)

Quan hệ Trung Quốc – EU được thiết lập từ năm 1978. Cho tới trước khi ASEM ra đời, quan hệ hai bên không mấy phát triển, mặc dù EU và Trung Quốc đã ký “Hiệp định hợp tác và mậu dịch EC – Trung Quốc năm 1985” để

thay cho Hiệp định năm 1978. Thông qua thư trao đổi vào năm 1994, Trung Quốc và EU đã thiết lập quan hệ đối thoại chính trị.

Sau khi ASEM được thành lập, quan hệ Trung Quốc – EU đã phát triển rất nhanh. Bởi vì, Trung Quốc là một trong những đối tác lớn và quan trọng nhất trong ASEM ở Châu Á và là mục tiêu quan trọng hàng đầu của Chiến lược Châu Á mới của EU.

Nhằm cung cấp cơ sở pháp lý cho việc phát triển quan hệ với Trung Quốc, từ năm 1996 tới nay, EU đã liên tục đưa ra các văn kiện về chính sách đối với Trung Quốc: Thông cáo “Xây dựng quan hệ đối tác với Trung Quốc” công bố năm 1998; “Xây dựng quan hệ đối tác với Trung Quốc” tháng 9, 2000; “ Chiến lược của EU đối với Trung Quốc: Thực hiện Thông cáo 1998 và các bước đi trong tương lai vì một chính sách hiệu quả hơn của EU” được công bố ngày 15 tháng 5 năm 2001. Những văn kiện này chứa đựng chính sách của Liên minh Châu Âu đối với Trung Quốc trong bối cảnh ASEM. Mục tiêu được EU theo đuổi trong chính sách đối với Trung Quốc bao gồm:

+ Lôi cuốn hơn nữa Trung Quốc vào quan hệ song phương và cả trên trường quốc tế.

+ Ủng hộ sự quá độ của Trung Quốc sang xã hội mở cửa dựa trên nguyên tắc lập pháp và quyền con người.

+ Khuyến khích sự hội nhập của Trung Quốc vào nền kinh tế thế giới bằng cách đưa Trung Quốc vào hệ thống thương mại toàn cầu, ủng hộ tiến trình cải cách kinh tế đang diễn ra ở Trung Quốc.

+ Nâng cao vị thế của EU ở Trung Quốc

Gần đây, do những biến đổi trong môi trường chính trị và kinh tế quốc tế và do sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ hợp tác giữa hai bên, chính sách của EU – Trung Quốc đã được điều chỉnh với việc công bố văn kiện: “ Một

quan hệ đối tác đang chín: Lợi ích cùng chia sẻ và những thách thức trong quan hệ EU - Trung Quốc” vào ngày 13 tháng 10 năm 2003.

Văn kiện này gợi ý các phương cách phát triển hơn nữa quan hệ EU - Trung Quốc thông qua việc xác định các điểm hành động cụ thể và thực tiễn cho chính sách của EU đối với Trung Quốc trong 2,3 năm tới. Trong văn kiện trên, EU khẳng định sẽ tăng cường đối thoại chính trị với Trung Quốc thông qua việc sử dụng các cơ chế hiện có. Chủ đề đối thoại chính trị sẽ được mở rộng để bao gồm các vấn đề quản lý toàn cầu, khu vực và các vấn đề an ninh.

Hợp tác EU - Trung Quốc được xúc tiến trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học và công nghệ.

Trong lĩnh vực chính trị, hai bên đã tiến hành đối thoại ở nhiều cấp độ: Hội nghị cấp cao, Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao, Giám đốc chính trị, các trưởng phái đoàn, các hội nghị có tính chất kỹ thuật của các quan chức cao cấp. Các chủ thể đối thoại bao gồm các vấn đề khu vực và quốc tế đang diễn ra trên thế giới, kể cả vấn đề nhân quyền.

Trong lĩnh vực kinh tế, hợp tác EU – Trung Quốc đang phát triển rất thuận lợi. Sự phát triển nhanh chóng của kinh tế Trung Quốc trong 20 năm qua đã tác động mạnh mẽ tới các quan hệ kinh tế và thương mại giữa EU – Trung Quốc. Trong năm 2002, buôn bán hai chiều EU - Trung Quốc đã tăng 40 lần kể từ khi cải cách bắt đầu ở Trung Quốc với giá trị lên tới 115 tỷ Euro. Trong quan hệ thương mại với Trung Quốc, EU đã chuyển từ vị trí thặng dư sang thâm hụt tới 47 tỷ Euro, mức thâm hụt lớn nhất so với bất kỳ đối tác nào. Trung Quốc trở thành đối tác ngoài EU lớn thứ hai, sau Mỹ của EU. EU là thị trường xuất khẩu hàng hoá lớn thứ hai của Trung Quốc. Trong những năm gần đây, các công ty châu Âu đã đầu tư lớn vào thị trường Trung Quốc. Dòng FDI mới từ EU đưa vào sử dụng hàng năm đạt mức trung bình 4,2 tỷ đôla,

trong 5 năm qua, tổng số FDI của EU vào Trung Quốc lên tới trên 33,9 tỷ Euro.

EU ủng hộ Trung Quốc tham gia WTO và xem việc giám sát Trung Quốc thực hiện các cam kết với tổ chức trên là một ưu tiên trong những năm tới.

Hợp tác phát triển EU - Trung Quốc cũng được đẩy mạnh. Liên minh Châu Âu đang tài trợ cho 40 dự án phát triển với tổng số vốn lên tới gần 260 triệu Euro. Các dự án hợp tác của EU hiện nay vượt ra ngoài viện trợ phát triển truyền thống để hỗ trợ cho 11% dân số Trung Quốc đang sống dưới mức nghèo đói tuyệt đối (1 đôla Mỹ/ngày). Trong những năm sắp tới, Viện trợ phát triển của EU sẽ tập trung 3 lĩnh vực ưu tiên:

+ Hỗ trợ cải cách kinh tế và xã hội của Trung Quốc + Môi trường và phát triển bền vững

+ Cai trị tốt và tăng cường phát luật

Các dự án đang thực hiện hoặc đang được chuẩn bị bao gồm: ủng hộ tư cách thành viên WTO của Trung Quốc, hỗ trợ xã hội thông tin, cải cách an sinh xã hội và viện trợ để đấu tranh chống di cư bất hợp pháp. Trong giai đoạn 2002 – 2006, kinh phí dành cho Chương trình hợp tác phát triển với Trung Quốc của Uỷ ban Châu Âu dự kiến lên tới 250 triệu Euro.

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Trung Quốc - Liên minh châu Âu (EU) và tác động của nó đến Việt Nam (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)