Để xác định kích thước, vi hình thái và sự phân tán của các mẫu chế tạo được, tôi tiến hành chụp ảnh hiển vi điện quét (SEM) tại viện Công nghệ Hóa học – Viện Hàn lâm & Công nghệ Việt Nam trên hệ máy JSM-5500.
Hình 3.14 biểu thị ảnh hiển vi điện tử quét (SEM) ở thang đo 2 (m) của lần lượt 4 mẫu PGMA, Amino-PGMA, M-PGMA, F-M-PGMA chế tạo được. Thông qua ảnh hiển vi của các mẫu, ta xây dựng bảng kích thước trung bình (D) của các hạt và độ lệch khỏi kích thước trung bình (Cv) (Bảng 3.2).
Bảng 3.2. Kích thước trung bình (D) và độ lệch khỏi kích thước trung bình (Cv) của các hạt
PGMA Amino-PGMA M-PGMA F-M-PGMA
D (m) 1.17 1.28 1.39 1.43
Cv (%) 0.65 0.71 1.23 1.37
Về mặt cấu trúc hình thái, ta thấy tất cả các hạt đều có dạng hình cầu, kích thước khá đồng đều, phân tán tương đối tốt và không có hiện tượng kết đám.
Hình 3.14. Ảnh SEM của các mẫu cùng ở thang đo 2 m : (a). PGMA, (b). Amino-PGMA, (c). M-PGMA, (d). F-M-PGMA
Kích thước hạt trung bình của các mẫu PGMA, Amino-PGMA, M-PGMA và F- M-PGMA chế tạo được lần lượt là 1,17 (m); 1,28 (m); 1,39 (m) và 1,43 (m) (Bảng 3.2). So sánh và đối chiếu đường kính của các mẫu trên, ta thấy rằng từ vật liệu polymer PGMA dạng hình cầu ban đầu có đường kính 1,17 (m) sau khi chức năng hóa bề mặt nhằm tạo nhóm chức Amino- để tạo thành vật liệu Amino-PGMA, đường kính hạt tăng lên thành 1,28 (m), tiếp đến thêm thành phần hạt nanô từ Fe3O4 vào cấu trúc vật liệu để thu được vật liệu M-PGMA, đường kính hạt lại tăng lên 1,39 (m). Vật
liệu composite F-M-PGMA với cả 2 thành phần Fe3O4 và chấm lượng tử cấu trúc lõi/vỏ CdSe/CdS được tạo ra bằng cách thêm vào thành phần chấm lượng tử CdSe/CdS từ vật liệu M-PGMA, lúc này đường kính hạt lại tăng lên 1,43 (m). Thêm vào đó, bề mặt các hạt sau mỗi lần thêm vào cấu trúc các pha vật liệu khác không còn trơn, mịn như lúc đầu và ta có thể quan sát thấy các hạt với kích thước nhỏ phân bố trên bề mặt các vi cầu (Hình 3.14 (c) và (d)). Điều này chứng tỏ có các pha vật liệu nanô siêu thuận từ Fe3O4
và chấm lượng tử bán dẫn cấu trúc lõi/vỏ CdSe/CdS đã được thêm vào cấu trúc vật liệu Polymer PGMA để tạo ra hệ vật liệu nanocomposite F-M-PGMA.
Hình 3.15. Ảnh SEM của vật liệu Fe3O4/PGMA [71,72]
Hình 3.15 là ảnh SEM của vật liệu Fe3O4/PGMA đã được công bố trong các công trình nghiên cứu trên thế giới thời gian gần đây của nhóm tác giả Evrim Banu Altıntas (2007) [71], Pingping Jiang (2013) [72]. So sánh và đối chiếu hình 3.14c và 3.15, ta thấy mẫu M-PGMA chế tạo được trong luận văn này hoàn toàn phù hợp với kết quả của 2 công trình trên Cụ thể, kích thước hạt trung bình của mẫu M-PGMA nhỏ hơn công trình [71] (Hình 3.14a) (1,39 m < 1,63 m), và xấp xỉ công trình [72] (Hình 3.14b) (1,39
m
~ 1,3 m)
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI
Những kết quả đạt được
Luận văn đã nghiên cứu và tổng hợp thành công hệ vật liệu nanocomposite (SPION-QD) Fe3O4-CdSe/CdS với lớp phủ polymer đa chức năng nhạy cảm với nhiệt độ, chứa các thành phần hạt nanô từ Fe3O4 và chấm lượng tử bán dẫn cấu trúc lõi/vỏ CdSe/CdS. Thông qua đo đạc và phân tích với các phương pháp phổ và ảnh hiển vi: nhiễu xạ tia X (XRD), từ kế mẫu rung (VSM), phổ huỳnh quang (PL), phổ hồng ngoại biến đổi Fourier (FTIR), ảnh hiển vi điện tử quét (SEM), ảnh hiển vi điện tử truyền qua (TEM), thu được các kết quả như sau:
-Đã tổng hợp thành công vật liệu Poly(Glycidyl methacrylate) (PGMA) thông minh nhạy cảm với nhiệt độ từ mônômer Glycidyl methacrylate (GMA) bằng phương pháp trùng hợp nhiệt, vật liệu tạo được có dạng khối cầu với đường kính trung bình ~1,17 (m).
-Chế tạo thành công chấm lượng tử bán dẫn cấu trúc lõi/vỏ CdSe/CdS với khả năng huỳnh quang dưới kích thích của tia UV tại bước sóng đỏ, kích thước hạt trung bình ~5,58 (nm).
-Chế tạo hạt nanô oxit sắt từ Fe3O4 với kích thước hạt trung bình ~14,19 (nm), có tính siêu thuận từ, độ từ hóa bão hòa ~42,16 (emu/g).
-Tổng hợp thành công vật liệu nanocomposite (SPION-QD) Fe3O4-CdSe/CdS với lớp phủ polymer đa chức năng nhạy cảm với nhiệt độ (F-M-PGMA) từ vật liệu nền ban đầu là polymer PGMA, bao gồm các thành phần hạt nanô siêu thuận từ Fe3O4 và chấm lượng tử bán dẫn cấu trúc lõi/vỏ CdSe/CdS trong cấu trúc vật liệu bằng phương pháp vi nhũ tương với các đầu ưa nước quay ra ngoài (Micelle thuận), kích thước trung bình ~1,43m, có tính siêu thuận từ với độ từ hóa bão hòa 5,21 (emu/g) và huỳnh quang
dưới kích thích tia UV tại bước sóng màu lục, trên bề mặt tồn tại các nhóm chức –Amino (-NH-NH2), có độ đồng đều cao về kích thước, không có hiện tượng kết đám các hạt, tính tương hợp sinh học cao... Với các tính chất đó, hệ vật liệu nanocomposite (SPION - QD) Fe3O4 - CdSe/CdS hội đủ các tiêu chí để có thể định hướng vào các ứng dụng y- sinh học, mà khả quan nhất là các ứng dụng bên ngoài cơ thể (in vitro).
Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình chế tạo hệ vật liệu nanocomposite (SPION-QD) Fe3O4-CdSe/CdS với lớp phủ polymer đa chức năng nhạy cảm với nhiệt độ cũng như thực hiện các phép đo phân tích còn tồn tại những hạn chế sau:
-Chưa chụp được phổ tử ngoại-khả kiến (UV-Vis) của F-M-PGMA để có thể tính được Eg của hệ vật liệu do mẫu F-M-PGMA hấp thụ hơi nước trong không khí quá nhanh dẫn đến sự giảm mạnh độ tan và làm cho mẫu khó tan trong dung môi phân tán.
-Phân bố kích thước và hiệu suất huỳnh quang của các chấm lượng tử cấu trúc lõi/vỏ CdSe/CdS chưa tốt do có hiện tượng kết đám.
-Độ từ hóa bão hòa của vật liệu nanô oxít sắt từ Fe3O4 chưa thật sự cao (độ từ hóa mong muốn là 70 - 80 emu/g).
-Chưa tìm được nguồn kháng nguyên/kháng thể thích hợp như kháng nguyên e (HbeAg) (marker-chất chỉ điểm đại diện cho DNA của virus viêm gan siêu vi B gây nên ung thư gan) và kháng thể tương ứng HbsAg, hoặc kháng nguyên CA 19.9 (đại diện cho ung thư tụy,ung thư đại tràng,một số ung thư tiêu hóa (túi mật,ống mật,dạ dày))…là một số các loại ung thư chiếm tỉ lệ cao ở Việt Nam hiện nay [45], để đính lên bề mặt hệ vật liệu nanocomposite (SPION-QD) Fe3O4-CdSe/CdS nhằm hướng đến các ứng dụng xét nghiệm sinh thiết để phát hiện sớm ung thư, đánh dấu hoặc phân tách và chọn lọc các dòng kháng nguyên/kháng thể ung thư lạ nhằm mục đích lưu mẫu bệnh phẩm cũng như nghiên cứu về sinh học tế bào.
Hướng phát triển của đề tài
-Thay thế vật liệu chấm lượng tử cấu trúc lõi/vỏ bán dẫn CdSe/CdS (độc) bằng một vật liệu phát quang tự nhiên có tính tương hợp sinh học tốt với các thực thể sinh học, có chứa các tác nhân kháng bệnh ung thư. [45]
-Đo phổ GPC (khối phổ) của vật liệu Poly(Glycidyl Methacrylate) tổng hợp được để tính được khối lượng phân tử trung bình, với mục đích khảo sát các điều kiện thực nghiệm nhằm khống chế chiều dài các chuỗi và giảm kích thước của vật liệu polymer đa chức năng nhạy cảm với nhiệt độ Poly(Glycidyl Methacrylate) để phù hợp hơn với ngưỡng thâm nhập của cơ thể người, nhằm hướng vào các ứng dụng y - sinh học bên trong cơ thể (in vivo): hệ dẫn thuốc chủ động...
-Nghiên cứu triển khai trên các hệ vật liệu polymer thông minh nhạy cảm với các tác nhân khác (pH, từ trường, nồng độ glucô…) hoặc kết hợp nhiều hệ vật liệu polymer nhằm tạo ra các block copolymer với nhiều tính chất mới lạ hơn, nhằm tạo ra các tương tác dẫn-nhả-thải thuốc linh hoạt hơn, tinh tế hơn và thông minh hơn.
-Tìm nguồn kháng nguyên/kháng thể phù hợp, thực hiện đính kháng nguyên/kháng thể lên bề mặt hệ vật liệu nanocomposite tổng hợp được, bước đầu thử nghiệm trong sinh thiết xét nghiệm phát hiện sớm các loại bệnh ung thư thường gặp.
-Khai thác triệt để tính chất Micelle thuận của hệ vật liệu nanocomposite để tiêm các loại thuốc kháng ung thư trong lòng của hệ vật liệu nanocomposite (SPION - QD) Fe3O4-CdSe/CdS như doxorubicin, epirubicin…nhằm đưa vào ứng dụng thử nghiệm trên cơ thể động vật trước khi đưa vào ứng dụng trên cơ thể người.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN
[1] Synthesis CdSe quantum dots by wet chemical methods at low temperatures and characterization - Tran Thi Nga, Nguyen Thanh Hoang, Nguyen Manh Tuan – IWNA 2011
[2]Optical Properties of Quantum Dot ZnS:Mn and Impurity Concentration Regulation
- Phuong Nguyen Ngoc, Hoang Nguyen Thanh, Tuan Nguyen Manh – IWNA 2013
[3]Study and synthesis of Superparamagnetic/Luminescent (Fe3O4/QDs) Nanocomposite multifunctional Poly(Glycidyl Methacrylate) Microspheres - Hoang Nguyen Thanh, Phuong Nguyen Ngoc, Tuan Nguyen Manh – IWNA 2013
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
[1]Trần Thị Kim Chi (2010), Hiệu ứng kích thước ảnh hưởng lên tính chất quang của CdSe, CdS và CuInS2, luận án tiến sĩ, Viện Khoa học vật liệu, Viện hàn lâm khoa học & Công nghệ Việt Nam.
[2]Vũ Đức Chính (2011), Nghiên cứu chế tạo, tính chất quang của các chấm lượng tử CdSe với cấu trúc lõi/vỏ và định hướng ứng dụng, Luận án tiến sĩ, Viện Khoa học vật liệu, Viện hàn lâm khoa học & Công nghệ Việt Nam.
[3]Đặng Thị Mỹ Dung (2008), Nghiên cứu chế tạo hệ sol composite CdS-TiO2, hệ sol composite CdS-CS và gắn kết màng CdS-CS với oligonucleotide, Trường đại học Khoa Học Tự Nhiên TP.HCM, Đại học quốc gia TP.HCM.
[4] Nguyễn Văn Khôi (2007), Polymer ưa nước hóa học và ứng dụng, nhà xuất bản khoa học tự nhiên và công nghệ Hà Nội.
[5]Nguyễn Quang Liêm (2011), Chấm lượng tử bán dẫn CdSe, CdTe, InP và CuInS2: Chế tạo, tính chất quang và ứng dụng, Nhà xuất bản khoa học tự nhiên và công nghệ. [6] Makoto Takagi (2010), Các phương pháp phân tích trong hóa học, lưu hành nội bộ. [7]Trần Thị Nga (2011), Tổng hợp và nghiên cứu tính chất quang của vật liệu nano CdSe, Luận văn thạc sỹ, Trường đại học Cần Thơ.
[8]Nguyễn Đức Nghĩa (2009), Polymer chức năng và vật liệu lai cấu trúc nano, 111- 137, nhà xuất bản khoa học tự nhiên và công nghệ Hà Nội.
[9]Phan Quang Vinh (2009), Tổng hợp,nghiên cứu tính chất của các hạt nano Fe3O4@Au dùng trong chuẩn đoán bệnh viêm gan siêu vi B, Luận văn Thạc sĩ, Trường đại học Cần Thơ.
[10]http://Vatlyvietnam.org
[11]Tống Kim Thuần, Nghiên cứu ứng dụng các hạt nano phát quang vào việc đánh dấu tế bào để xác định số lượng vi khuẩn gây độc trong thực phẩm, đề tài độc lập cấp nhà nước, Viện công nghệ sinh học, Viện hàn lâm khoa học & Công nghệ Việt Nam. [12]Lê Anh Tuấn (2009), Tổng hợp và nghiên cứu tính chất quang của vật liệu nano CdSe, Luận văn thạc sỹ, Trường đại học khoa học tự nhiên TP.HCM, Đại học quốc gia TP.HCM.
Tiếng Anh
[13] K.H.J. Buschow (2013), Ph.D. Handbook of Magnetic Materials. University of Amsterdam Van Der Waals-Zeeman Institute, The Netherlands.
[14] L. E. Brus (1986), “Electronic wave functions in semiconductor clusters: experiment and theory”, J. Phys. Chem, (90), pp. 2555.
[15]B. O. Dabbousi, J. Rodriguez-Viejo, F. V. Mikutec, J. R. Heine, H. Mattousi, R. Ober, K. F. Jensen, and M. G. Bawendi, “(CdSe)ZnS Core-Shell Quantum Dots: Synthesis and Characterization of a Size Series of Highly Luminescent Nanocrystallites”.
[16] http://en.wikipedia.org/wiki/Micromagnetics.
[17]http://en.wikipedia.org/wiki/Landau%E2%80%93Lifshitz%E2%80%93Gilbert_eq uation.
[18] K. Jacobs, D. Zaziski, E. C. Scher, A. B. Herhold, A. P. Alivisatos (2001), “Spin spectroscopy of dark excitons in CdSe quantum dots to 60T”, Phys. Rev. B, (20), pp. 6320.
[19] Pitkethly M.J (2004), Nanotoday, (7) , pp. 20.
[20]Kenneth J. Klabunde (2001), “Nanoscale materials in chemistry”, Wiley Interscience.
[21] M. Kazes, D. Oron, I. Shweky and U. Banin) (2007), “Temperature Dependence of Optical Gain in CdSe/ZnS Quantum Rods”, J. Phys. Chem, (111), pp. 7898-7905. [22] Helmut Kronmüller, Stuart Parkin(2007), Handbook of Magnetism and Advanced Magnetic Materials, Wiley.
[23] Efros A. L., Rosen M (2000), "The electronic structure of semiconductor nanocrystals", Annu. Rev. Mater. Sci, (30), pp. 475-521.
[24]C.B. Murray, D. J. Norris and M. G. Bawendi (1993), “Synthesis and Characterization of Nearly Monidisperse CdE (E=S, Se, Te) Semiconductor Nanocrystallites”, J. Am. Chem. Soc, (115), pp. 8706-8715.
[25]M. Nirmal, D. J. Norris, M. Kuno, M. G. Bawendi, A. L. Efros, M. Rosen (1995), “Observation of the “dark exciton” in CdSe quantum dot”, Phys. Rev. Lett, (75), pp. 3728-3731.
[26]X. Peng, L. Manna, W. Yang, J. Wickham, E. Scher, A. Kadavanich, A. P. Alivisatos (2000), “Shape control of CdSe nanocrystals”, Nature, (404), pp. 59-61. [27]W. W. Piper, D. T. F. Marple, P. D. Jonhson (1958), “Optical Properties of Hexagonal ZnS Single Crystals”, Phys. Rev, (110), pp. 332.
[28]Elena-Lorena Salabas (2004), Structural and magnetic investigations of magnetic nanoparticles and core-shell colloids,Der Universitat Duisburg.
[29] R.S.Tebble, D.J. Craik (1969), Magnetic Materials, Wiley-Interscience, London. [30]D. V. Talapin, J. H. Nelson, E. V. Shevchenko, S. Aloni, B. Sadtler, A. P. Alivisatos (2007), “Seeded growth of highly luminescent CdSe/CdS nanoheteroustructures with rod and tetrapod morphologies”, Nano Letters, (7), pp. 2951-2959.
[31]Z. L. Wang et al. (Eds) (2002), Handbook of Nanophase and Nanostructure Material – Materials Synthesis and Applications, Tsinghua University Press and Kluwer Academic/Plenum Publishers, New York.
[32] S. H. Wei, A. Zunger (1998), “Calculated natural band offsets of all II-VI and III- V semiconductora: chemical trends and the role of cation d orbitanls”, Appl. Phys. Lett,
(72), pp. 2011-2013.
[33] U. Woggon (1996), “Optical properties of Semiconductor Quantum dot”, Springer Tracts in Modern Physics.
[34] B. G. Yacobi, Y. Brada, U. Lachish, C. Hirsch (1975), “Phonon-generated microfields and temperature dependence of the absorption edge in II-VI compounds”,
Phys. Rev. B, (11), pp. 2990.
[35] MA Walling, JA Novak, JRE Shepard (2009), “Quantum dots for live cell and in vivo imaging”, Int. J. Mol. Sci., (10), pp. 441-491.
[36] Todd R. Hoarea, Daniel S. Kohaneb (2008), “Hydrogels in drug delivery: Progress and challenges”, Elsevier- Polymer, (49), pp. 1993-2007.
[37]Y Qiu, K Park (2012), “Environment sensitive hydrogels for drug delivery, Advanced drug deliveryreviews”, Elsevier.
[38] X Gao, Y Cui, RM Levenson, LWK Chung, S Nie (2004), “In vivo cancer targeting and imaging with semiconductor quantum dots”, Nature biotechnology.
[39] X Michalet, FF Pinaud, LA Bentolila, JM Tsay, S Doose (2005), “Quantum Dots for live cells, in vivo imaging, and diagnostics”, sciencemag.org.
[40] Warren C.W Chana, Dustin J Maxwellb,Xiaohu Gaob, Robert E Baileyb, Mingyong Hanc, Shuming Nie (2002), “Luminescent quantum dots for multiplexed biological detection and imaging”, Elsevier- Current Opinion inBiotechnology, pp. 40– 46.
[41] J Hu, Y Qian, X Wang, T Liu, S Liu (2011), “Drug-Loaded and Superparamagnetic Iron Oxide Nanoparticle Surface-Embedded Amphiphilic Block Copolymer Micelles for Integrated Chemotherapeutic Drug Delivery and MR Imaging”, ACS Publications. [42]J Gao, H Gu, B Xu (2009), “Multifunctional magnetic nanoparticles: design, synthesis, and biomedical applications”, ACS Publications, 42 (8), pp. 1097–1107.
[43]Volodymyr Tsyalkovsky, Viktor Klep, Karthik Ramaratnam, Robert Lupitskyy, Sergiy Minko and Igor Luzinov (2008), “Fluorescent reactive core–shell composite nanoparticles with a high surface concentration of epoxy functionalities”, ACS Chem. Mater, 20 (1), pp. 317–325.
[44]G Jie, J Yuan (2012), “Novel Magnetic Fe3O4@ CdSe Composite Quantum Dot- Based Electrochemiluminescence Detection of Thrombin by a Multiple DNA Cycle Amplification Strategy”, Analytical chemistry- ACS Publications.
[46] Tran L.D, Hoang N.M.T, Mai T.T, Tran H.V, Nguyen N.T, Tran T.D, Do M.H, Nguyen Q.T, Pham D.G, Ha T.P, Le H.V, Nguyen P.X (2010), “Nanosized magnetofluorescent Fe3O4-curcumin conjugate for multimodal monitoring and drug targeting”, Physicochemical and Engineering Aspects , (371), pp. 104-112.
[47] Renwei Wang, Ying Zhang, Guanghui Ma, Zhiguo Su (2006), Preparation of
Uniform Poly(glycidyl methacrylate) Porous Microspheres by Membrane
Emulsification Polymerization Technology, Wiley InterScience.
[48] Tuncer Çaykara, Ferhat Çakar and Serkan Demirci (2008), “A new type of poly(glycidyl methacrylate) microbeads with surface grafted iminodiacetic acid: Synthesis and characterization”, Springer.
[49] Daniel Hora ´k Æ Emil Pollert Æ Hana Mackova (2008), “Properties of magnetic poly (glycidyl methacrylate) and poly (N-isopropylacrylamide) microspheres” ,
Springer Science+Business Media.
[50] Ali Hayek, Yongan Xu, Takashi Okada, Stephen Barlow, Xuelian Zhu, Jun Hyuk Moon,Seth R. Marder, and Shu Yang (2008), “Poly(glycidyl methacrylate)s with
controlled molecular weights as low-shrinkage resins for 3D multibeam interference lithography”, The Royal Society of Chemistry.
[51] Daniel Horak, Zuzana Svobodova, Julien Autebert, Benoit Coudert, Zdene ˇk Plichta, Karel Kralovec, Zuzana Bı ´lkova, Jean-Louis Viovy (2012), “Albumin-coated monodisperse magnetic poly(glycidyl methacrylate) microspheres with immobilized antibodies: Application to the capture of epithelial cancer cells”, Wiley Online Library.
[52] Wei-Qing Zhou, Ting-Yue Gu , Zhi-Guo Su, Guang-Hui Ma (2007), “Synthesis of macroporous poly(glycidyl methacrylate) microspheres by surfactant reverse micelles swelling method”, ScienceDirect.
[53] LI Pengfei , YANG Liangrong , HE Xiuqiong, WANG Juan, KONG Peng, XING Huifang and LIU Huizhou (2012), “Synthesis of PGMA Microspheres with Amino Groups for High-capacity Adsorption of Cr(VI) by Cerium Initiated Graft Polymerization”, Chinese Journal of Chemical Engineering, 20(1), pp. 95 – 104. [54] Massimo Benaglia, Angelo Alberti, Loris Giorgini, Francesco Magnoni, Silvia Tozzi (2012), “Poly(Glycidyl Methacrylate): A Highly Versatile Polymeric Building Block for Post-Polymerization Modifications”, The Royal Society of Chemistry.
[55] Alexandra E. Raevskaya, Alexander L. Stroyuk, Stephan Ya. Kuchmiy (2006), “Preparation of colloidal CdSe and CdS/CdSe nanoparticles from sodium selenosulfate in aqueous polymers solutions”, ScienceDirect, pp. 133 – 141.
[56] Yanjie Bao, Junjun Li, Yiting Wang, Lei Yu, Jing Wang, Weiji Du, Lei Lou, Ziqiang Zhu, Hui Peng, Jianzhong Zhu (2012), “Preparation of water soluble CdSe and CdSe/CdS quantum dots and their uses in imaging of cell and blood capillary”,
ScienceDirect - Optical Materials, (34), pp. 1588 - 1592.
[57] Xiao Long Rong, Qin Zhao, Guan Hong Tao (2011), “Aqueous synthesis of CdSe and CdSe/CdS quantum dots with controllable introduction of Se and S sources”,
Chinese Chemical Letters, (23), pp. 961- 964.
[58] Ling Xu, Li Wang, Xinfan Huang, Jianming Zhu, Hongming Chen, Kunji Chen (2000), “Surface passivation and enhanced quantum-size effect and photo stability of coated CdSe/CdS nanocrystals”, Physica E, (8), pp.129-133.
[59] Fatemeh Ahangaran, Ali Hassanzadeh, Sirous Nouri (2013), “Surface modification of Fe3O4@SiO2 microsphere by silane coupling agent”, International Nano Letters.
[60] Nina K. Iversen, Sebastian Frische, Karen Thomsen, Christoffer Laustsen, Michael Pedersen, Pernille B.L. Hansen, Peter Bie, Jérome Fresnais, Jean Francois Berret, Erik Baatrup, Tobias Wang (2014), “Superparamagnetic iron oxide polyacrylic acid coated γ-Fe2O3 nanoparticles does not affect kidney function but causes acute effect on the cardiovascular function in healthy mice”, Cornell University library, New york.
[61] Yan-Lin Liu, Ji-Lin Zhang, Gong Cheng, Guang-Yan Hong, Jia-Zuan Ni (2012), “A facile fabrication of spherical and beanpod-like magnetic-fluorescent particles with targeting functionalities”, Nanotechnology.
[62] Zhaoyang Liu, Hongwei Bai, Jonathan Lee, Darren Delai Sun (2011), “A low- energy forward osmosis process to produce drinking water”, ACS, (4), pp. 2582-2585.