-Các danh pháp thường dùng: Polyglycidyl methacrylate; 2 - Propenoic acid, 2 - methyl- , oxiranylmethyl ester.
-Công thức phân tử: (C7H10O3)n
Là một polymer thông minh nhạy cảm với nhiệt độ, poly (glycidyl methacrylate) bắt đầu đóng rắn hoặc trương nở khi có sự thay đổi nhiệt độ của môi trường xung quanh cũng như những IHP nhạy nhiệt độ khác. Cụ thể nhiệt độ tới hạn để PGMA bắt đầu trương nở là 37 - 42 0C (Hình 1.21).
Hạt nano Poly(NIPAM)
Hình 1.21. Sự trương nở của Poly(Glycidyl mthacrylate) tại nhiệt độ tới hạn
Ngoài tính chất nhạy cảm với nhiệt độ, được tổng hợp từ monomer Glycidyl methacrylate (GMA) (C7H10O3) (Hình 1.22) nên bản thân PGMA là một polymer nhiệt dẻo thuộc họ Poly (acrylic acid), tính bền với môi trường. Chúng được biết với tên gọi khác là nhựa kính (Glass plastic) do có độ trong suốt tuyệt vời như thủy tinh, cho ánh sáng truyền qua đến 92% mang đến độ rõ nét quang học nên các poly (acrylic acid) được ứng dụng trong cửa sổ máy bay, đèn xe hơi, ống kính... Khi phân tán vào dung môi, PGMA tan nhiều trong nước thậm chí khi khối lượng phân tử của chúng tới 1 triệu đvC hoặc lớn hơn. Tuy nhiên nếu polymer khô cứng, đặc biệt là ở nhiệt độ cao (lớn hơn nhiệt độ chuyển hóa thủy tinh Tg) độ tan của chúng giảm mạnh.
Hình 1.22. Quá trình trùng hợp PGMA từ monomer GMA
Ở điều kiện bảo quản thông thường, chúng được làm khô trong điều kiện đủ êm dịu để tránh tạo lưới (Như làm khô bằng đông đặc). Thông thường, chúng ở dạng rắn, khối lượng phân tử trung bình vào khoảng ~20.000 (đvC) xấp xỉ 142,153 g/mol, nhiệt độ nóng chảy khoảng từ 274 - 2800C, khối lượng riêng là 0,805 g/mL tại nhiệt độ phòng (250C). Khi tiếp xúc với không khí ẩm, chúng hấp thụ ẩm nhanh chóng (~ 8% trong 10 phút). Trên phương diện hình thái học, chúng có dạng hình cầu, kích thước khá đồng
Trùng hợp
Lạnh
đều, ít bị kết tụ nên được dùng làm tác nhân phân tán. Ngoài ra, bề mặt dễ biến tính để tạo thêm các nhóm chức amino NH2- , diện tích bề mặt lớn, đuôi kỵ nước quay vào bên trong lõi tạo thành một khoảng trống giữa hạt vi cầu. Tất cả các tính chất thú vị của PGMA làm cho nó được ứng dụng khá rộng rãi trong mọi mặt của đời sống như dùng làm chất làm đặc trong quá trình làm đặc các hệ latex polymer, là nguyên liệu để chế tạo chất lỏng làm mát chống cháy được sử dụng trong ngành chế tạo máy bay và công nghiệp đúc, thu hồi dầu và được dùng làm tác nhân phân tán…Trong dược học, PMMA có tính chất tương tự PGMA được sử dụng làm vỏ thuốc cho các viên nang con nhộng (hệ chuyển thuốc, dẫn thuốc) khác ở chỗ PMMA là PHG nhạy pH. PGMA được tập trung nghiên cứu mạnh mẽ trên thế giới từ những năm 1990 nhưng cũng chỉ nhằm mục đích hướng đến các nhu cầu sinh hoạt thông thường của cuộc sống, đến 2008-2009 lại tiếp tục được tập trung nghiên cứu nhằm chế tạo ra các loại màng có các lỗ xốp lớn. Gần đây, các poly (acrylic acid) này bắt đầu được sử dụng trong y - sinh học để điều trị đục thủy tinh thể, ống kính nội nhãn trong mắt, cũng như sử dụng trong công nghệ MEM (Micro ElectroMechanical) để đóng gói (packaging) các chip sử dụng trong cơ thể người hoặc các trong các hệ tương tác với các phần tử sinh học. Trong khuôn khổ luận văn này, với các tính chất độc đáo của mình, PGMA hy vọng sẽ mang lại nhiều hứa hẹn khi ứng dụng trong lĩnh vực nghiên cứu về y - sinh học, mà cụ thể là nhằm hướng tới các ứng dụng “in vivo” và “in vitro” để chuẩn đoán và điều trị bệnh ung thư. “In vivo” - ứng dụng trong cơ thể người vẫn còn là một bài toán xa vời và thời gian để giải bài toán ấy dường như là một hàm khả vi nhưng hội tụ rất chậm. Bên cạnh đó, ứng dụng “in vitro” đã và đang được ghi nhận bằng những thành tựu đáng kể, đó chính là tiền đề tạo nên một “tham số” mới dưới mẫu số khiến hàm số khả vi ấy hội tụ nhanh hơn trong một tương lai không xa…