ECOMOST: Mô hình du lịch bền vững của cộng đồng châu âu

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Quảng Ninh (Trang 33)

Mô hình ECOMOST (European Community Models of Sustainable Tourism) được xây dựng thử nghiệm tại Mallorka, Tây ban Nha. Đây là trung tâm du lịch lớn nhất của châu âu. Khu vực này phát triển được là nhờ du lịch. 50% GDP của vùng thu nhập từ du lịch. Để khắc phục tình trạng suy thoái của ngành du lịch ở Mallorka, một chương trình nghiên cứu và xây dựng mô hình du lịch bền vững được tiến hành.Theo mô hình ECOMOST, phát triển du lịch bền vững với 3 mục tiêu chủ yếu là :

Thứ nhất, bền vững về mặt sinh thái : bảo tồn sinh thái và đa dạng sinh học. Phát triển du lịch cần phải tôn trọng khả năng tải của hệ sinh thái

Thứ hai, bền vững về mặt văn hóa xã hội: Bảo tồn được bản sắc văn hóa, muốn vậy mọi quyết định phải có sự tham gia của cộng đồng.

Thứ ba, bền vững về mặt kinh tế : đảm bảo hiệu quả kinh tế và quản lý tốt tài nguyên du lịch sao cho tài nguyên có thể phục vụ tốt các thế hệ tương lai.

Ba yêu cầu chính nhằm duy trì khu du lịch:

- Dân số cần được duy trì hợp lý và giữ được bản sắc văn hóa. - Cảnh quan cần được duy trì được sự hấp dẫn du khách.

32

- Không gây hại cho môi trường sinh thái.

Muốn thực hiện được ba yêu cầu trên cần có một cơ chế chính sách hiệu quả, cơ chế này phải nhằm vào các nguyên tắc phát triển bền vững, cho phép sự tham gia của cộng đồng vào việc hoạch định các chính sách du lịch.

ECOMOST đã chia nhỏ các mục tiêu của du lịch bền vững thành các thành tố và sau đó các thành tố được nhận diện và đánh giá qua các chỉ thị:

- Thành tố văn hóa xã hội: dân số phù hợp, đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội và bảo tồn được bản sắc văn hóa

- Thành tố du lịch: thỏa mãn du khách và các nhà kinh doanh du lịch, bảo trì và hiện đại hóa điều kiện ăn ở và giải trí.

- Thành tố sinh thái: khả năng tải, bảo tồn cảnh quan, sự quan tâm đến môi trường.

- Thành tố chính sách: đánh giá được chất lượng du lịch, chính sách định hướng sinh thái, quy hoạch vùng, sự tham gia của cộng đồng và các nhóm quyền lợi trong quá trình quy hoạch.

ECOMOST xây dựng một kế hoạch hành động cụ thể trong đó chia các hành động dựa vào mức độ ưu tiên và xác định rõ trách nhiệm cá nhân, các tổ chức có liên quan. ( Nikolova và Hens, 1998) [28]

1.2.3. Bài học rút ra cho phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Quảng Ninh

Từ những nghiên cứu về các mô hình nêu trên có thể đưa ra một số bài học kinh nghiệm cho phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Quảng Ninh như sau: - Bảo vệ môi trường và cảnh quan tự nhiên: Sự phát triển của du lịch Quảng Ninh chủ yếu dựa vào các tài nguyên du lịch tự nhiên như: Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long, các bãi tắm dọc theo bờ biển. Vì vậy, vấn đề bảo vệ môi trường và cảnh quan tự nhiên có tầm quan trọng đặc biệt. Từ bài học của Cancun, Paytaya và Hoành Sơn, Quảng Ninh cần có những chính sách nhằm bảo vệ môi trường và cảnh quan tự nhiên đảm bảo phát triển bền vững. Trước

33

hết là dừng ngay việc lấn biển xây dựng các khu đô thị mới. Hoạt động này khiến cho diện tích rừng ngập mặn bị suy giảm nghiêm trọng, sự hài hòa về mặt cảnh quan của khu vực Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long bị phá vỡ do xuất hiện những công trình không phù hợp, những ngọn đồi “nham nhở” do lấy đất lấn biển, nghiêm cấm hoạt động khai thác đá vôi phục vụ nhu cầu dân sinh và công nghiệp. Công tác bảo vệ môi trường tại các khu du lịch cần phải được quan tâm đặc biệt, một số khu du lịch bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu ô nhiễm môi trường do hoạt động du lịch tạo nên như rác thải sinh hoạt xả bừa bãi trên các bãi bãi biển, nhiều khu du lịch không có hệ thống xử lí,nước thải chảy trực tiếp ra môi trường biển. Nước ngầm hao hụt nghiêm trọng vào mùa cao điểm. Rút kinh nghiệm từ trường hợp Cancun, Quảng Ninh cần có sự thay đổi trong nhận thức phát triển du lịch, cần xem mục tiêu bảo vệ môi trường và cảnh quan là mục tiêu được ưu tiên hàng đầu, để không lặp lại sai lầm của các mô hình đã nêu trên.

- Có chiến lược quy hoạch phát triển du lịch cụ thể và hợp lí, từ trường hợp của Paytaya cho thấy, công tác quy hoạch nếu như chậm chễ so với tốc độ phát triển du lịch sẽ tạo ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, việc khác phục sẽ khó khăn và tốn kém, thậm chí sẽ không thể khắc phục, nếu như nó ảnh hưởng đến tài nguyên du lịch tự nhiên. Vì vậy, để đảm bảo cho ngành du lịch phát triển bền vững, Quảng Ninh cần xây dựng quy hoạch phát triển du lịch có tầm nhìn chiến lược, trong đó phải tính đến yếu tố môi trường và xã hội. Đây là vấn đề mà Quảng Ninh còn yếu, những hạn chế của bản quy hoạch phát triển giai đoạn 2001-2010, đã bộc lộ trong quá trình thực thi. Để nâng cao năng lực quy hoạch, tỉnh cần mời những chuyên gia đầu ngành trong nước và quốc tế tham gia, đồng thời tham khảo ý kiến của các cấp chính quyền và nhân dân địa phương, nơi có các dự án quy hoạch.

- Nâng cao hơn nữa vai trò của công tác quản lí nhà nước đối với hoạt động du lịch, đây cũng là kinh nghiệm của Hoành Sơn và Mallorka. Chính quyền

34

cần phải có những chính sách phát triển du lịch hiệu quả và bền vững, xây dựng được bộ máy quản lí nhà nước hoạt động hiệu quả đối với hoạt động du lịch, đồng thời có những phản ứng nhanh chóng trước các sự cố do hoạt động du lịch tạo nên. Lưu ý chương trình 10 điểm của chính quyền An Huy đối với khu du lịch Hoành Sơn. Công tác giám sát thực hiện quy hoạch cần phải được thực hiện nghiêm ngặt, đặc biệt là công tác giám sát xây dựng các công trình trong khu du lịch, cần phải đảm bảo sự hài hòa với cảnh quan, kiên quyết không cấp phép đối với các công trình không đạt tiêu chí trên. Bài học kinh nghiệm của khu du lịch Hoành Sơn và Mallorka cho thấy vai trò đặc biệt quan trọng của chính quyền và chính sách trong phát triển du lịch bền vững. Quảng Ninh cần có những chính sách hợp lí trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị của tài nguyên du lịch, đặc biệt là tài nguyên du lịch tự nhiên, loại tài nguyên này dễ bị tổn thương do các hoạt động du lịch, khi bị phá hủy là không thể phục hồi, đồng thời có biện pháp và chính sách tăng cường trách nhiệm của các bên tham gia hoạt động du lịch, đảm bảo phát triển bền vững, nhất là doanh nghiệp tư nhân, vì các đơn vị này dễ chảy theo mục tiêu lợi nhuận mà từ bỏ các nguyên tắc của phát triển du lịch bền vững.

- Bảo tồn bản sắc văn hóa của cộng đồng địa phương, văn hóa của cộng đồng địa phương chịu những tác động mạnh mẽ từ hoạt động du lịch. Cộng đồng người Maya tại Cancun ngày nay đã từ bỏ những tập tục truyền thống văn hóa của mình, thay vào đó là những nét đặc trưng của văn minh phương tây, điều này phần lớn do hoạt động du lịch tạo ra. Mục tiêu của du lịch bền vững là sự bảo tồn nền văn hóa bản địa và coi đó là một sản phẩm du lịch đặc sắc, trên địa bàn Quảng Ninh có nhiều đồng bào các dân tộc thiểu số với những nét văn hóa đặc sắc, hấp dẫn du khách, nhất là du khách đến từ các quốc gia phát triển. Nhiệm vụ của du lịch Quảng Ninh là khéo léo biến những nét đặc sắc này thành các sản phẩm du lịch, nhưng đồng thời phải đi đôi với công tác bảo tồn. Phát triển du lịch bền vững nhìn từ góc độ kinh nghiệm của

35

Mallorka còn là sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch, sự phân phối một cách hợp lí lợi ích kinh tế thu được từ hoạt động du lịch với cộng đồng địa phương. Cần phải ưu tiên vấn đề việc làm cho người địa phương, mở các khóa đào tạo nghiệp vụ cơ bản, trang bị những kiến thức về nghiệp vụ du lịch cho người địa phương, công tác này giúp xóa đói giảm nghèo, đảm bảo cho hoạt động du lịch phát triển bền vững.

- Duy trì một số lượng cư dân và du khách hợp lí tại các khu du lịch, điều này giúp giảm một cách tối đa sức ép của du lịch đối với môi trường sinh thái. Đây là kinh nghiệm giúp cho du lịch của Mallorka phát triển bền vững, các sản phẩm du lịch cao cấp bản thân nó đã lựa chọn người sử dụng, vừa hạn chế được số lượng người tham gia vào hoạt động du lịch, nhưng đồng thời vẫn đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp.

36

Chương 2:

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Ở QUẢNG NINH

2.1. Khái quát về du lịch Quảng Ninh 2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Quảng Ninh là một tỉnh lớn ở địa đầu phía Đông Bắc của Việt Nam, có vị trí địa lý từ 2040' - 2140' vĩ độ Bắc; từ 10626' - 10831' kinh độ Đông, Điểm cực Bắc là dãy núi cao thôn Mỏ Toòng, xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu. Điểm cực Nam ở đảo Hạ Mai thuộc xã Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn. Điểm cực Tây là sông Vàng Chua ở phía Tây xã Bình Dương và xã Nguyễn Huệ, huyện Đông Triều. Điểm cực Đông trên đất liền là múi Gót ở Đông Bắc phường Trà Cổ, thị xã Móng Cái.Bề ngang từ đông sang tây, khoảng dài nhất là 195 km. Bề dọc từ bắc xuống nam khoảng dài nhất là 102 km. Quảng Ninh là tỉnh tiền tiêu phía Bắc của Việt Nam, có đường biên giới quốc gia và hải phận giáp Trung Quốc. Trên đất liền, phía Bắc các huyện Bình Liêu, Hải Hà và thị xã Móng Cái giáp huyện Phòng Thành và thành phố Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây với chiều dài 132,8km. Đôi bên có chỗ núi đồi và thung lũng nối liền (40,8km), còn phần lớn (92km) ngăn cách bởi sông suối, trong đó có đoạn thượng nguồn sông Ka Long và sông Bắc Luận.

Quảng Ninh nằm trong dải hành lang biển lớn của Bắc Bộ, trên đó có mạng lưới đường bộ, đường sắt và cảng biển lớn đang được mở rộng và phát triển. Cùng với Hải Phòng, Quảng Ninh giữ vai trò cửa mở lớn ra biển cho cả nước ở phía Bắc (có thể cho cả các tỉnh Tây – Nam Trung Quốc và Bắc Lào) để chuyển tải hàng hóa xuất nhập khẩu, đẩy mạnh giao lưu kinh tế với các vùng khác trong cả nước và với nước ngoài, đồng thời còn có khả năng thiết lập mối quan hệ hàng hải và hàng không với các nước trong khu vực Đông Á, Đông Nam Á và thế giới. Đây là ưu thế đặc biệt của Quảng Ninh.

37

Địa hình tương đối phức tạp và đa dạng. Bao gồm: địa hình phần lục địa, địa hình bờ biển và bãi biển, địa hình đáy biển nông ven bờ và địa hình các đảo. Tất cả đặc điểm trên đã tạo nên một Quảng Ninh có phong cảnh sơn thủy hữu tình, giàu tiềm năng về tài nguyên du lịch.

Khí hậu và thời tiết đa dạng, độc đáo và có nhiều biến động nhất ở nước ta; chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa tạo nên một mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều với hướng gió chủ yếu là gió Đông Nam và có một mùa đông lạnh, ít mưa với hướng gió chính là hướng Bắc và Đông Bắc. Khí hậu nói chung là thích hợp cho phát triển du lịch nhất là du lịch thăm quan, tắm biển, phơi nắng, nghỉ dưỡng, thể thao và sinh thái. Tuy nhiên do có mùa đông lạnh và có nhiều ngày thời tiết xấu do có liên quan đến sự hoạt động của gió mùa đông bắc gây nên trở ngại cho hoạt động du lịch, tạo nên tính mùa vụ trong hoạt động du lịch ở Quảng Ninh.

Thủy văn: có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, nhưng đa số là ngắn và dốc, có tiềm năng lớn về cung cấp nước, thủy lợi, giao thông, cung cấp thủy sản, và khai thác để phục vụ du lịch. Chế độ nhật triều với biên độ lớn 4 - 4,5m là hiện tượng hiếm thấy trên thế giới, tạo ra những thay đổi lớn trong ngày về diện mạo và cảnh quan bờ, đảo. Việc lợi dụng con nước triều có thể đưa khách đi thăm những nơi đẹp, huyền bí nhưng khó đến. Tài nguyên nước ngầm cũng khá phong phú.

Sinh vật: Tài nguyên sinh vật khá phong phú, đặc biệt là ở các đảo, do cách biệt với đất liền nên còn bảo tồn được nhiều loài sinh vật quý hiếm. Các thảm thực vật có ý nghĩa đối với du lịch là các rừng ngập mặn ở Tiên Yên - Ba Chẽ và Quan Lạn - Cẩm Phả, rừng nhiệt đới thường xanh có trên đảo Ba Mùn. Thảm thực vật phát triển trên núi đá vôi có mặt ở tất cả các đảo và núi đá vôi trong vịnh Hạ Long và Bái Tử Long. Một đặc điểm tự nhiên đáng chú ý ở khu vực này là các rạn san hô ngầm. Các rạn san hô của khu vực phân bố chủ yếu ở Đầu Bê và Long Châu. Độ sâu sườn rạn không lớn (2 - 6m).

38

2.1.2.Tiềm năng phát triển du lịch. 2.1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên.

Thắng cảnh: Quảng Ninh được thiên nhiên ưu đãi nhiều thắng cảnh đẹp. Đây là điều kiện thuận lợi để Tỉnh phát triển nhiều loại hình sản phẩm du lịch, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Tiêu biểu nhất trong những ưu đãi của thiên nhiên đối với Quảng Ninh là Vịnh Hạ Long. Đây là một vịnh kín, có diện tích khoảng 1.500km2, với hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ, chủ yếu là đảo đá vôi. Hệ thực vật trên các đảo chủ yếu là các quần thể cây bụi tự nhiên. Hệ thống các đảo trong Vịnh với muôn hình muôn vẻ và được đặt tên theo các con vật, đồ vật (hòn Con Cóc, hòn Con Voi, hòn Gà Chọi, hòn Bút...), và nhiều hang động đẹp gắn với nhiều truyền thuyết huyền bí như hang Đầu Gỗ, hang Trinh Nữ, hang Sửng Sốt, động Thiên Cung. Hạ Long có mặt nước phẳng lặng, ít có sóng lớn, nước biển trong xanh, khí hậu ấm áp trong lành. Hạ Long có nhiều đặc sản quý như các loại cá, tôm he, hải sâm, bào ngư, sá sùng... Trên các đảo có nhiều chim, thú quý như gà ri, chim xanh, sơn dương, khỉ, kỳ đà..., nhiều đảo khai thác được ngọc trai, san hô...

Hạ Long đã được UNESCO hai lần công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới bởi giá trị cảnh quan và giá trị địa chất ở đây. Ngoài ra, Vịnh Hạ Long còn có giá trị về mặt đa dạng sinh học, giá trị về mặt văn hóa lịch sử. Hai giá trị này đang được các cơ quan có thẩm quyền đệ trình lên ủy ban di sản của UNESCO để tiếp tục được công nhận là di sản thế giới. Vịnh Hạ Long là tài sản vô giá và là niềm tự hào của người Quảng Ninh nói riêng và người Việt Nam nói chung.

Ngoài Vịnh Hạ Long nổi tiếng, Quảng Ninh còn có 28 thắng cảnh khác đã được kiểm kê. Trong đó đáng chú ý hơn cả là các thắng cảnh Yên Tử, hồ và đồi thông Yên Trung, thác Lụng Xanh (Uông Bí), Hồ và đồi thông Yên Lập ở Hoành Bồ, thác Suối Mơ ở Yên Hưng.

39

Hang động, bãi tắm: Các hang động ở Quảng Ninh rất phong phú, đa dạng muôn hình muôn vẻ và có sức hấp dẫn lớn với khách du lịch, tiêu biểu là các hang Đầu Gỗ, hang Sửng Sốt, hang Trinh Nữ, hang Luồn, động Thiên Cung, động Tam Cung, Mê Cung...

Quảng Ninh có bãi biển Trà Cổ thoải, nông và rộng nhất nước ta, ngoài ra còn nhiều bãi tắm đẹp, cát mịn, nước biển trong xanh và tĩnh lặng nằm dưới chân các đảo đá Ba Trái Đào, Áng Dù, Cửa Dứa hoặc trải dài hàng

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Quảng Ninh (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)