Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Quảng Ninh (Trang 49)

Cơ sở lưu trú là điều kiện không thể thiếu để đảm bảo cho hoạt động du lịch. Sự phát triển của du lịch Quảng ninh trong những năm qua đã thúc đẩy sự phát triển của các cơ sở lưu trú. Giai đoạn 2001 – 2010 chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của cơ sở lưu trú với sự tham gia của nhiều thành phần kih tế, các cơ quan tổ chức và tự nhiên lân lượt ra đời đáng kể nhất là loại hình khách sạn mini và nhà nghỉ. Các cơ sở lưu trú này đáp ứng nhu cầu của khách sạn du lịch vào mùa cao điểm. Tuy nhiên với đặc thù du lịch biển cho nên chỉ hoạt động mạnh vào dịp hè còn các mùa khác trong năm sẽ gặp phải tình trạng dư thừa. Vì vậy, công suất sử dụng phòng không cao năm 2001 là 51%, năm 2010 đạt 54%. Riêng các khách sạn xếp sao đặt công suất sử dụng phòng cao trên 70%. Ví dụ: Khách sạn Hạ Long 1,2,3 và Hạ Long Bay là 75,1%; Khách sạn Sài Gòn - Hạ Long đạt 73,1%; Khách sạn Lợi Lại 70%.

Trong giai đoạn 2001 – 2010, Tổng số khách sạn và số phòng đạt tiêu chuẩn không ngừng tăng. Năm 2001, Quảng Ninh có 224 CSLT với 2982 phòng. Trong đó 10 khách sạn được xếp hạng với 734 phòng. Năm 2010 Quảng Ninh có 975 cơ sở lưu trú với 13.665 buồng, trong đó có 02 khách sạn 5 sao, 5 khách sạn 4 sao, 10 khách sạn 3 sao, 35 khách sạn 1 – 2 sao và 923 khách sạn mini, nhà nghỉ. đáng chú ý giai đoạn này xuất hiện một lọai hình cơ sở lưu trú mới là dịch vụ nghỉ đêm trên Vịnh Hạ Long rất được khách du khách ưa chuộng, hiện nay có 155 tàu với 1405 phòng nghỉ.[8]

Tuy nhiên, về cơ sở lưu trú qua khảo sát cho thấy số lượng khách sạn có quy mô lớn không nhiều và không đồng bộ, mặc dù quy hoạch phát triển du lịch đã chỉ rõ có 4 trung tâm lớn là Hạ Long; Đông Triều – Uông Bí; Móng Cái và Vân Đồn nhưng phần lớn các khách sạn lại tập trung ở Hạ Long, khu vực thành phố, Móng Cái giai đoạn gần đây có bước phát triển, đặc biệt Móng Cái là địa phương có khách sạn được công nhận tiêu chuẩn 5 sao đầu tiên của tỉnh.

48

Cơ sở dịch vụ ăn uống ở Quảng Ninh rất đa dạng hầu hết các cơ sở lưu trú du lịch đều phục vụ ăn uống. Ngoài ra, còn có các nhà hàng quán ăn, quán giải khát, bar, cà phê của các thành phần kinh tế phục vụ khách du lịch và nhân dân địa phương hoạt động suốt ngày đêm, vấn đề quan tâm của khách du lịch và các nhà quản lý là vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng phục vụ và giá cả.

Các cơ sở vui chơi - giải trí - thể thao phục vụ khách du lịch cũng như nhân dân địa phương còn nhiều hạn chế. Hiện tại Quảng Ninh có một sân Gold và chuẩn bị xây dựng thêm một sân ở Vân Đồn.

Ô tô và tàu chyến là hai loại phương tiện du lịch chủ yếu hiện nay. Giai đoạn 2001 – 2010 chứng kiến bước nhảy quan trọng trong sự phát triển của hai loại phương tiện này. Nếu như năm 2000 Quảng Ninh có 30 đầu xe phục vụ du lịch và 220 tàu thuyền thì hiện nay Quảng Ninh có 250 đầu xe đạt tiêu chuẩn quốc tế phục vụ cho du lịch hoạt động theo tuyến Hà Nội - Hạ Long; Hạ Long - Móng Cái.

Bảng 2.1: Tình hình cơ sở vật chất-kỹ thuật của du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2001- 2010

Danh mục Năm2001 Năm2010

Cơ sỏ lưu trú

Khách sạn xếp hạng 16 86

CSLT khác 214 889

Tổng số 230 975

Phương tiện vận tải

Xe du lịch 41 256

Tàu du lịch 191 485

Tổng số 232 741

Khu vui chơi, giải trí 4 16

49

Một số loại hình mới xuất hiện như: Xích lô du lịch, xe đạp đôi tại khu du lịch Bãi Cháy, Móng Cái, Quan Lạn – Minh Châu tạo sự phong phú cho khách du lịch lựa chọn. Tàu thuyền du lịch cũng phát triển nhanh về số lượng. Năm 2010 có 485 tàu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch, đón được 2,5 triệu lượt khách doanh thu từ vận chuyển khách đạt 350 tỷ đồng. Đặc biệt gần đây xuất hiện loại hình nghỉ đêm trên Vịnh rất được du khách ưa chuộng.[8]

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Quảng Ninh (Trang 49)