Nhóm các giải pháp phát triển bền vững về môi trường

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Quảng Ninh (Trang 84)

3.3.3.1. Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.

Trong thời gian tới du lịch Quảng Ninh cần phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi

83

trường trong toàn thể nhân dân, đặc biệt là dân cư xung quanh các khu du lịch, đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục và hướng dẫn cụ thể cho các cơ quan đoàn thể, doanh nghiệp cùng toàn thể nhân dân có nhận thức đúng đắn về môi trường biển khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đóng thuế và mua bảo hiểm môi trường.

Trước mắt cần có kế hoạch di chuyển các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ra khỏi khu vực trung tâm các đô thị đầu tư xây dựng các công rình xử ý chất thải cho các khu vực trọng điểm. Sớm nghiên cứu vào ban hành các chính sách cụ thể về môi trường như chính sách thuế môi trường, các quy định xử phạt, bồi thường đối với những trường hợp làm giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển, ven biển và hải đảo. Banh hành các quy định chặt chẽ về bảo vẹ môi trường biển dối với các tàu thuyền hoạt động trên biển, đặc biệt là khu vực Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long.

Quy định chặt chẽ về thẩm định luận chứng và các phương án bảo vệ môi trường trong quá trình xét duyệt dự án, nhất là các công trình có thể gây ô nhiễm nặng như hoá chất cảng biển, vật liệu xây dựng, hạn chế đưa các công trình khó xử lý ô nhiễm vào các khu vực sinh thái nhạy cảm và gần các trung tâm du lịch biển như: Vịnh Hạ Long, Vân Đồn, Trà Cổ. Chú trọng công tác phòng chống xỏi lở bờ biên, nhất là các đoạn bờ biển xung yếu đảm bảo cho các công trình kinh tế, quốc hòng cũng như cho sản xuất và đời sống cư dân ven biển.

Nghiên cứu một hệ thống của khu bảo tồn thiên nhiên với các kiểu loại phù hợp nhằm bảo vệ và phát triển các hệ sinh thái đặc thù và đa dạng sinh học. Tiếp tục nghiên cứu phương án bảo tồn vườn quốc gia Bái Tử Long, xây dựng quy định bảo vệ, có chế độ quản lý thích hợp trên cơ sở gắn kết chặt chẽ giữa các hoạt động bảo vệ với các mục tieu kinh tế - xã hội. Dừng ngay việc xâm hại rừng ngập mặn, có phương án phục hồi những diện tích bị phá hoại. Kiểm soát lượng nước thải bảo vệ các rặng san hô của Vịnh Hạ Long, hạn chế việc khai thác san hô để nung vôi phục vụ xây dựng.

84

3.3.3.2. Bảo tồn giá trị Vịnh Hạ Long và các tài nguyên du lịch khác.

Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long là hai thắng cảnh nổi tiếng của Quảng Ninh. Đây cũng chính là động lực thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch trong tương lai. Chính vì vậy, việc khai thác cần phải tiến hành song song với công tác bảo tồn, nghiên cứu, bảo vệ cảnh quan môi trường. Cần thực hiện nghiêm ngặt công văn số 142/2002/QĐ-TTg về công tác quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản Vịnh Hạ Long là khu vực nổi tiếng về cảnh quan thiên nhiên nhưng đồng thời cũng là nơi tập trung của nhiều ngành kinh té quan trọng như cảng biển, công nghiệp khai thác than, sản xuất vật liệu xây dựng. Vì vậy, cần có những chính sách và quy chế đặc biệt để bảo vệ tài nguyên và môi trường của khu vực phát triển cảng Cái Lân và cảng chuyên dùng cho than, dầu, xi măng… phải được tính toán về quy mô và công nghệ phù hợp trong mối quan hệ chặt chẽ với phát triển công nghiệp du lịch và dịch vụ ở dải ven biển Hạ Long – Bãi Cháy cũng như toàn khu vực. Cần phát triển loại hình du lịch sinh thái ở Vịnh Hạ Long, vì hai loại hình này chủ yéu dựa vào tự nhiên và văn hoá bản địa. Có tính giáo dục môi trường và đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững.

Với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương, khẩn trương xây dựng bảo tàng sinh thái Hạ Long, phát triển các phương tiện vận chuyển khách trên biển không gây tiếng ồn, hình thức hài hoà với cảnh quan, ưu tiên phát triển các loại thuyền rồng, thuyền buồm để hoà nhập và tôn vinh các sắc thái đặc trưng cho Vịnh Hạ Long. Các phương tiện vận chuyển cần được quản lý chất thải, vị trí neo đậu để không gây tác động xấu đến môi trường cảnh quan. Đối với hoạt động tổ chức tham quan huy odọng cần hạn chế tối đa sự can thiệp của con người. Các công trình như bến cập tàu, đường đi, lan can, ánh sáng nhân tạo cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng đưa ra các giải pháp tinh tế sao cho hài hoà với chất liệu hình thái tự nhiên. Hệ thống bến cập tàu, thuyền cần xây dựng ở quy mô nhỏ, nằm phân tán trong các hang đảo, khống

85

chế số lượng tàu thuyền ra vào sao cho không quá đông. Các công trình dịch vụ tiện nghi du lịch cần phải được thiết kế hài hoà, công trình phải ẩn mình trong thiên nhiên, vị trí đặt ở nơi kín đáo, dùng vật liệu đá và giả đá. Lối đi lên hang và lối đi trong hang cần sử dụng các vật liệu tự nhiên, kích thước không được quá lớn, hệ thống đèn chiếu sáng phải mang tính nghệ thuật cao. Nghiên cứu việc chuyên chở bằng tàu xuồng cao tốc trong khu vực Vịnh, cấm các hoạt động bốc dỡ than theo khuyến cáo của UNESCO. Vận động nhân dân đặc biệt là các làng chài tham gia giữ gìn vật sinh môi trường.

Khẩn trương đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học về giá trị của các hệ sinh thái, giá trị văn hoá lịch sử của Vịnh Hạ Long, đề nghị UNESCO công nhận lần thứ 3.

Tài nguyên du lịch được hiểu là cảnh quan thiên nhiên di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình sáng tạo của con người có thể sử dụng nhằm thoả mãn các nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sức ép hấp dẫn du lịch. Bảo tồn tôn tạo phát triển tài nguyên du lịch đảm bảo cho phát triển du lịch bền vững.

3.3.4. Tăng cường trách nhiệm của các bên tham gia du lịch.

Đối với các sở kinh doanh dịch vụ lưu trú cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho chính nhân viên, bởi vì chính họ sẽ là tấm gương cho du khách học tập. Thực hiện nghiêm túc các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Khuyến khích các cơ sở lưu trú áp dụng các biện pháp tiết kiệm tài nguyên và năng lượng, cơ quan quản lý Nhà nước cần kiến nghị hỗ trợ kinh phí từ nguồn quỹ phát triển du lịch đối với các cơ sở lưu trú lắp đặt sử dụng các thiết bị công nghệ thân thiện với môi trường như điện gió năng lượng, cơ quan quản lý nhà nước cần kiến nghị hỗ trợ kinh phí từ nguồn quỹ phát triển du lịch đối với các cơ sở lưu trú lắp đặt sử dụng các thiết bị công nghệ thân thiện với môi trường điện gió năng lượng mặt trời, khí sinh học đặc biệt trong bối cảnh thiếu hụt điện năng như hiện nay, giải pháp này giúp cho cơ sở lưu

86

trú giảm chi phí nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, giảm sức ép cho môi trường.

Đối với doanh nghiệp lữ hành khi xây dựng, thiết kế tour du lịch nên lồng ghép vấn đề bảo vệ môi trường, lịch trình tham quan nên giành một chút thời gian cho cán bộ tuyên truyền thuyết trình về các hoạt động bền vững cho hệ sinh thái và môi trường cảnh quan. Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào tài liệu hướng dẫn du lịch. Chỉ dẫn khách tuân thủ các quy định bảo vệ môi trường trên đường đi và tại điểm tham quan du lịch. Trang bị cho hướng dẫn viên kiến thức về bảo vệ môi trường và các kỹ năng ứng cứu khi gặp sự cố về môi trường. Xây dựng những mô hình du lịch phù hợp với cảnh quan thiên nhiên, quản lý khách tham quan. Tổ chức các hoạt động hướng dẫn nhằm đảm bảo cho khách du khách có hiểu biết đầy đủ về môi trường tự nhiên và hạn chế các tác động tiêu cực. Tổ chức về số lượng khách tham quan ở mức độ vừa phải.

Đối với cơ quan quản lý các khu vực du lịch và điểm du lịch cần xây dựng nội quy baỏi vệ môi trường trên cơ sở đặc điểm tài nguyên cho cơ quan quản lý. In tờ rơi phát cho du khách, đặt thùng rác nhà vệ sinh công cộng tại các địa điểm hợp lý. Đề xuất với các cấp lãnh đạo biên chế cho cơ quan một cán bộ chuyên về lĩnh vực bảo vẹ môi trường, trích một phần kinh phí thu được từ điểm du lịch, đầu tư cho công tác cải thiện môi trường. Kịp thời phát hiện các vấn đề ô nhiễm, suy thoái môi trường, báo cáo cho cơ quan chức năng.

Đối với du khách cần nghiêm túc tuân thủ các quy định bảo vệ môi trường tại các địa điểm tham quan. Đối với các khu bảo tồn thiên nhiên cần phải có nhân viên quản lý khu bảo tồn đi kèm. Không có hành vi xâm hại đến môi trường cảnh quan, đặc biệt là thạch nhũ trong các hang động. Không mua bán sử dụng động thực vật quý hiếm trong danh mục quy định của Nhà nước. Du khách cần có thái độ tôn trọng văn hoá của cộng đồng địa phương.

87

Đối với cộng đồng địa phương cần tích cực tham gia hoạt động du lịch tại địa phương, có thái độ giao tiếp phù hợp với du khách. Mỗi một người dân trong khu du lịch cần là một tấm gương về bảo vệ môi trường để khách du lịch noi theo. Đối với người dân sống gần khu bảo tồn thiên nhiên như Bái Tử Long, Ba Mùn, Hoành Bồ..v.v. không tham gia vào các hoạt động săn bắn, mua bán các loài động vật hoang dã trong danh mục bị cấm để chế biến món ăn hoặc nhồi bông làm hàng lưu niệm.

88

KẾT LUẬN

Phát triển du lịch bền vững là hướng đi tất yếu của ngành du lịch Quảng Ninh, bởi vì sau một thời gian dài có tốc độ tăng trưởng cao, ngành kinh tế này đang phải đối mặt với những vấn đề mang tính bền vững, nổi bật là sự ô nhiễm môi trường, sự xuống cấp của tài nguyên du lịch, điều này đặc biệt nguy hiểm vì sản phẩm du lịch ở đây được xây dựng chủ yếu trên cơ sở nguồn tài nguyên tự nhiên sẵn có, đó là những tài nguyên có độ nhạy cảm cao, nếu bị hủy hoại sẽ khó có khả năng hồi phục. Xuất phát từ nguyên nhân này, luận văn” Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Quảng Ninh” đã tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển của du lịch Quảng Ninh trên quan điểm của phát triển bền vững và đạt được một số kết quả như sau:

- Khái quát những lí luận cơ bản của phát triển du lịch bền vững, đưa ra một số tiêu chí và nguyên tắc phát triển du lịch bền vững. Những vấn đề này có thể sử dụng tham khảo cho công tác hoạch định chiến lược phát triển du lịch của Quảng Ninh trong thời gian tới.

- Tìm hiểu quá trình phát triển du lịch tại một số quốc gia có điểm tương đồng với Việt Nam nói chung và Quảng Ninh nói riêng. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch bền vững và không bền vững. Đây cũng là sự tham khảo quý báu cho việc hoạch định chiến lược phát triển du lịch của Tỉnh giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

- Nghiên cứu những tiềm năng về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn của Quảng Ninh. Trên cơ sỏ đó đề xuất những định hướng phát triển sản phẩm du lịch phù hợp, có tính bền vững và hấp dẫn cao với du khách trong và ngoài nước.

- Đánh giá thực trạng phát triển du lịch Quảng Ninh trong thời gian qua, làm rõ nguyên nhân của những vấn đề liên quan đến phát triển bền vững như: Sự xuống cấp của tài nguyên du lịch, vấn đề ô nhiễm môi trường tại các trung

89

tâm du lịch, số ngày lưu trú bình quân và hệ số chi tiêu thấp của khách du lịch.

- Luận văn đã nghiên cứu những tác động tích cực cũng như tiêu cực của hoạt động phát triển du lịch trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường trong phạm vi không gian của tỉnh Quảng Ninh. Phân tích những đóng góp tích cực của phát triển du lịch đối với việc tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân, tích cực góp phần xóa đói giảm nghèo. Bên cạnh đó luận văn cũng phân tích những áp lực của hoạt động du lịch đối với môi trường tự nhiên, sự buông lỏng công tác kiểm tra, giám sát đối với công tác quy hoạch, khiến cho hoạt động xây dựng cơ bản ảnh hưởng đến cảnh quan của Vịnh Hạ Long, di sản thiên nhiên được UNESCO công nhận hai lần.

- Trên cơ sỏ đánh giá thực trạng phát triển của du lịch Quảng Ninh, luận văn đã đề xuất một số giải pháp phát triển có tính bền vững về mặt kinh tế, xã hội và môi trường, nhằm khắc phục những hạn chế tồn tại và đưa ngành du lịch phát triển theo hướng bền vững.

- Tuy nhiên, đây là một đề tài còn mới mẻ, liên quan đến nhiều lĩnh vực phạm vi nghiên cứu đánh giá rộng, vì vậy luận văn không tránh được những thiếu sót, cần phải được tiếp tục nghiên cứu bổ sung thêm.

90

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN(1980), Chiến lược bảo tồn Thế giới, NewYork.

2. Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới – WCED(1987), Tương lai của chúng ta, NewYork.

3. Chính phủ nước CHXHCNVN (2004), Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam, Hà Nội.

4. Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu đảng bộ Tỉnh lầnthứ 13, Quảng Ninh.

5. UBND tỉnh Quảng Ninh (2011), Quy hoạch phát triển du lịch Quảng Ninh giaiđoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Quảng Ninh.

6. Sở Du Lịch Quảng Ninh (2006), Báo cáo tổng kết 5 năm của ngành Du lịchQuảng Ninh(2001- 2006), Quảng Ninh.

7. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Ninh (2011), Báo cáo kết quả công tác năm2010 và phương hướng nhiêm vụ năm 2011 của ngành Du Lịch Quảng Ninh, Quảng Ninh.

8. Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ninh (2011), Định hướng kế hoạch bảo vệ môi trường giai đoạn 2011-2016, Quảng Ninh.

9. Trần Đức Thanh (2000), Nhập môn khoa học du lịch. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

10. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

11. Lê Huy Bá (chủ biên), Du lịch sinh thái, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, năm 2009.

12. Thế Đạt (2003), Du lịch và du lịch sinh thái, Nxb Lao động, Hà Nội. 13. Trần Tiến Dũng (2006), Phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha - Kẻ Bàng, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường ĐHKTQD Hà Nội, Hà Nội.

91

14. Đoàn Thị Thanh Trà (2007), Giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Vườn Quốc gia Ba Vì, Luận văn thạc sĩ du lịch học, Trường ĐHKHXH & NV, Hà Nội

15. Phạm Văn Thắng (2009), Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững khu vực Hoa Lư và phụ cận, Luận văn Thạc sĩ Khu vực học, Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển, Hà Nội.

16. Đặng Huy Huỳnh(2005), Bảo vệ các cảnh quan và đa dạng sinh học để phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Tạp chí Du lịch Việt Nam, (4), trang 12.

17. Trịnh Lê Anh(2005), Môi trường xã hội nhân văn và vấn đề phát triển du lịchbền vững, Tạp chí Du lịch Việt Nam, (4),trang 8.

18. Lê Hải(2006), Môi trường làng nghề với việc phát triển du lịch bền vững,

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Quảng Ninh (Trang 84)