Kinh nghiệm của một số quốc gia trong phát triển du lịch bền vững

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Quảng Ninh (Trang 30)

1.2.1. Phát triển du lịch không bền vững

Trước khi được phát triển như là các khu nghỉ mát cho du khách vào

những năm 1970, chỉ có 12 gia đình sống trên hòn đảo Cancun (Mexico). Toàn vùng này bấy giờ bao gồm Bang Quintana Roo - được hình thành gồm những rừng nhiệt đới khá nguyên vẹn và những bãi biển hoang sơ và được định cư bởi 45.000 cư dân địa phương của cộng đồng Maya. Ngày nay, Cancun có hơn 2.6 triệu du khách hàng năm và có hơn 20.000 phòng khách sạn và cộng đồng định cư lâu dài ở đây là hơn 300.000. Những tác động môi trường và xã hội được xem là tầm quan trọng thứ cấp trong kế hoạch phát triển của Cancun. Ví dụ: không cung cấp những ngôi nhà cho người thu nhập thấp, người di cư làm việc ở trong vùng và kết quả là khu nhà ổ chuột được phát triển và khoảng 75% rác thải sinh hoạt từ những khu cộng đồng này không được xử lý. Các vùng rừng ngập mặn và rừng trong đất liền đã bị chặt phá, các đầm phá đã bị san bằng và những đồi đất cũng biến mất. Nhiều loài chim, sinh vật biển và những động vật khác cũng không còn nữa. (Jame E. N. Sweeting. 1999). [25]

Câu chuyện tương tự cũng xảy ra ở Paytaya (Thái Lan). Vào nhưng năm 50 của thế kỷ trước, Pataya còn là một làng chài, đến đầu thập niên 80, nơi đây đã xuất hiện một trung tâm du lịch ven biển lớn nhất Đông Nam Á. Do sự tăng trưởng quá nhanh quá trình quy hoạch không theo kịp, tình hình trở nên lộn xộn. Các hoạt động du lịch bị lèn chặt vào một không gian chật hẹp. Các quán Bar, Hộp đêm, Massage chen chúc trong một đoạn phố dài 300m. Các khác sạn xả rác và nước thải trực tiếp ra biển, bãi biển bị ô nhiễm bởi rác có nguồn gốc từ khách du lịch, xen lẫn với du khách, tàu thuyền và những người bán dạo. cho đến giữa thập kỷ 80, ô nhiễm môi trường đã ở mức không thể chịu đựng nổi. thiếu cơ sở hạ tầng, nước, điện, hệ thống thông tin lẫn hệ thống thoát nước. An ninh cho du khách ở mức độ tồi tệ. (Wong, P,P., 1991) [26]

29

Tuy nhiên sự phản ứng nhanh chóng của chính quyền có thể giúp khắc phục được một phần những biến cố về môi trường do hoạt động du lịch tạo nên, có thể lấy trường hợp của tỉnh An Huy với những nỗ lực bảo vệ đối với khu du lịch Hoành Sơn làm minh chứng. Hoành Sơn là một vùng núi có phong cảnh đẹp ở tỉnh An Huy miền đông Trung Quốc, đó là một khu danh thắng có cảnh quan thiên nhiên đẹp và là khu di tích lịch sử văn hóa. Bao phủ một diện tích 154 km2, khu vực này có 72 ngọn núi nhỏ khác nhau, 2 hồ, 3 thác nước, 36 suối nước khoáng, 24 dòng suối tự nhiên, 20 đầm lầy to nhỏ khác nhau, tài nguyên thiên nhiên nơi đây là những rừng lá rụng, vùng đầm lầy phẳng lặng, rừng thông, các loài động thực vật quý hiếm đang được bảo vệ. Hoành Sơn còn có nhiều đền, những nhà tu kín, lầu, và những dòng chữ khắc họa trên đá. Sự tăng trưởng nhanh của du lịch Hoành Sơn đã dẫn đến 5 vấn đề xuống cấp về môi trường như:

- Số lượng loài động thực vật giảm xuống.Sự xây dựng các công trình đường xá và đường cáp treo qua núi cùng các dự án thủy lợi đã làm mất đi hoặc tổn hại đến thảm thực vật rừng, trong đó có nhiều loài thực vật quý hiếm. Thảm thực vật này một thời đã tạo nên môi trường sinh cảnh cho các loài động vật mà ngày nay hiếm khi người ta nhìn thấy chúng.

- Xây dựng và phát triển đã làm giảm đi vẻ đẹp thiên nhiên, xây dựng tràn lan ở điểm du lịch cảnh quan nổi tiếng Ôn Tuyền đã làm giảm đi vẻ đẹp của nó.

- Sự cấp nước sinh hoạt cho du khách đã làm lệch đi các hệ thống thủy văn. Các hồ chứa nước và công trình chứa nước khác được xây dựng để đảm bảo để cung cấp cho khách du lịch. Vì vậy cần phải xây dựng đập chắn nước ngang qua suối do đó gây ra sự thay đổi lớn đối với lưu vực sông.

- Một vài điểm tham quan bị quá tải với số lượng du khách. Du lịch ở vùng núi Hoành Sơn đã phát triển từ số khách 282.000 trong năm 1979 lên

30

đến 1.300.000 trong năm 1990. Ở vào thời kì cao điểm hàng ngày có khoảng 1 vạn lượt khách đến tham quan.

- Chất thải rắn và nước thải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Rất nhiều rác đang thải ra khu thắng cảnh Hoành Sơn. Một số rác thải sinh hoạt được chôn nhưng nước thải sinh hoạt hàng ngày lại đang chảy tự do xuống các thung lũng và vào các dòng suối, dòng sông gây tác hại cho chất lượng nguồn nước.

Những vấn đề nêu trên chính là biểu hiện của phát triển du lịch không bền vững, để đối phó và quản lý các tác động môi trường tiêu cực bởi phát triển du lịch không bền vững gây ra tại Hoành Sơn, chính quuyền tỉnh An Huy đã xây dựng một chiến lược để bảo vệ khu du lịch bao gồm 10 điểm: 1. Tán thành nguyên tắc chỉ đạo phòng ngừa

2. củng cố chương trình tổng hợp để lồng ghép các hành động hành chính và kế hoạch cần thiết

3. Giám sát chất lượng nước, cung cấp và quản lý hệ thống nước. 4. Phân tán du lịch ra một khu rộng hơn

5. Sự dụng hình thức tour tham quan đặt trước để điều tiết số khách đến thăm quan một khu du lịch cụ thể nào đó.

6. Dừng hoạt động du lịch ở các khu có hệ sinh thái đang bị tổn hại để các hệ sinh thái này tự phục hồi thông qua quá trình phát triển tự nhiên.

7. Thực hiện quản lý nghiêm ngặt hoạt động xây dựng trong khu du lịch. Như vậy cảnh quan sẽ không bị hư hại và ô nhiễm sẽ được giảm tối đa. Các công trình xây dựng phải được thiết kế hài hòa với cảnh quan và các đặc tính của địa phương. Không cấp phép xây dựng cho các công trình không đạt các tiêu chí trên.

8. Thực hiện các biện pháp quản lý có lợi cho môi trường và làm giảm áp lực đối với hệ sinh thái.

31

9. Tạo lập các vườn thực vật và khu dự trữ nguồn gen để có thể phục vụ cho công việc bảo tồn gen và cho các dự án khôi phục thảm thực vật

10. Lập đài quan sát môi trường để phát hiện ra những biến đổi về môi trường.

Chiến lược bảo vệ vùng núi Hoành Sơn đang đã được thực thi. Chiến lược này là cả một nỗ lực lớn của chính quyền nhằm sửa chữa những sai lầm trong quá khứ và phòng ngữa những sai lầm trong tương lai mặc dù khu du lịch Hoành Sơn vẫn còn tồn tại một vài biểu hiện suy thoái nhưng các biện pháp và kế hoạch cần thiết để đạt được sự phát triển du lịch bền vững đã được thiết lập và thi hành. (Nguồn IUCN, 1998) [27]

1.2.2. ECOMOST: Mô hình du lịch bền vững của cộng đồng châu âu

Mô hình ECOMOST (European Community Models of Sustainable Tourism) được xây dựng thử nghiệm tại Mallorka, Tây ban Nha. Đây là trung tâm du lịch lớn nhất của châu âu. Khu vực này phát triển được là nhờ du lịch. 50% GDP của vùng thu nhập từ du lịch. Để khắc phục tình trạng suy thoái của ngành du lịch ở Mallorka, một chương trình nghiên cứu và xây dựng mô hình du lịch bền vững được tiến hành.Theo mô hình ECOMOST, phát triển du lịch bền vững với 3 mục tiêu chủ yếu là :

Thứ nhất, bền vững về mặt sinh thái : bảo tồn sinh thái và đa dạng sinh học. Phát triển du lịch cần phải tôn trọng khả năng tải của hệ sinh thái

Thứ hai, bền vững về mặt văn hóa xã hội: Bảo tồn được bản sắc văn hóa, muốn vậy mọi quyết định phải có sự tham gia của cộng đồng.

Thứ ba, bền vững về mặt kinh tế : đảm bảo hiệu quả kinh tế và quản lý tốt tài nguyên du lịch sao cho tài nguyên có thể phục vụ tốt các thế hệ tương lai.

Ba yêu cầu chính nhằm duy trì khu du lịch:

- Dân số cần được duy trì hợp lý và giữ được bản sắc văn hóa. - Cảnh quan cần được duy trì được sự hấp dẫn du khách.

32

- Không gây hại cho môi trường sinh thái.

Muốn thực hiện được ba yêu cầu trên cần có một cơ chế chính sách hiệu quả, cơ chế này phải nhằm vào các nguyên tắc phát triển bền vững, cho phép sự tham gia của cộng đồng vào việc hoạch định các chính sách du lịch.

ECOMOST đã chia nhỏ các mục tiêu của du lịch bền vững thành các thành tố và sau đó các thành tố được nhận diện và đánh giá qua các chỉ thị:

- Thành tố văn hóa xã hội: dân số phù hợp, đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội và bảo tồn được bản sắc văn hóa

- Thành tố du lịch: thỏa mãn du khách và các nhà kinh doanh du lịch, bảo trì và hiện đại hóa điều kiện ăn ở và giải trí.

- Thành tố sinh thái: khả năng tải, bảo tồn cảnh quan, sự quan tâm đến môi trường.

- Thành tố chính sách: đánh giá được chất lượng du lịch, chính sách định hướng sinh thái, quy hoạch vùng, sự tham gia của cộng đồng và các nhóm quyền lợi trong quá trình quy hoạch.

ECOMOST xây dựng một kế hoạch hành động cụ thể trong đó chia các hành động dựa vào mức độ ưu tiên và xác định rõ trách nhiệm cá nhân, các tổ chức có liên quan. ( Nikolova và Hens, 1998) [28]

1.2.3. Bài học rút ra cho phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Quảng Ninh

Từ những nghiên cứu về các mô hình nêu trên có thể đưa ra một số bài học kinh nghiệm cho phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Quảng Ninh như sau: - Bảo vệ môi trường và cảnh quan tự nhiên: Sự phát triển của du lịch Quảng Ninh chủ yếu dựa vào các tài nguyên du lịch tự nhiên như: Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long, các bãi tắm dọc theo bờ biển. Vì vậy, vấn đề bảo vệ môi trường và cảnh quan tự nhiên có tầm quan trọng đặc biệt. Từ bài học của Cancun, Paytaya và Hoành Sơn, Quảng Ninh cần có những chính sách nhằm bảo vệ môi trường và cảnh quan tự nhiên đảm bảo phát triển bền vững. Trước

33

hết là dừng ngay việc lấn biển xây dựng các khu đô thị mới. Hoạt động này khiến cho diện tích rừng ngập mặn bị suy giảm nghiêm trọng, sự hài hòa về mặt cảnh quan của khu vực Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long bị phá vỡ do xuất hiện những công trình không phù hợp, những ngọn đồi “nham nhở” do lấy đất lấn biển, nghiêm cấm hoạt động khai thác đá vôi phục vụ nhu cầu dân sinh và công nghiệp. Công tác bảo vệ môi trường tại các khu du lịch cần phải được quan tâm đặc biệt, một số khu du lịch bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu ô nhiễm môi trường do hoạt động du lịch tạo nên như rác thải sinh hoạt xả bừa bãi trên các bãi bãi biển, nhiều khu du lịch không có hệ thống xử lí,nước thải chảy trực tiếp ra môi trường biển. Nước ngầm hao hụt nghiêm trọng vào mùa cao điểm. Rút kinh nghiệm từ trường hợp Cancun, Quảng Ninh cần có sự thay đổi trong nhận thức phát triển du lịch, cần xem mục tiêu bảo vệ môi trường và cảnh quan là mục tiêu được ưu tiên hàng đầu, để không lặp lại sai lầm của các mô hình đã nêu trên.

- Có chiến lược quy hoạch phát triển du lịch cụ thể và hợp lí, từ trường hợp của Paytaya cho thấy, công tác quy hoạch nếu như chậm chễ so với tốc độ phát triển du lịch sẽ tạo ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, việc khác phục sẽ khó khăn và tốn kém, thậm chí sẽ không thể khắc phục, nếu như nó ảnh hưởng đến tài nguyên du lịch tự nhiên. Vì vậy, để đảm bảo cho ngành du lịch phát triển bền vững, Quảng Ninh cần xây dựng quy hoạch phát triển du lịch có tầm nhìn chiến lược, trong đó phải tính đến yếu tố môi trường và xã hội. Đây là vấn đề mà Quảng Ninh còn yếu, những hạn chế của bản quy hoạch phát triển giai đoạn 2001-2010, đã bộc lộ trong quá trình thực thi. Để nâng cao năng lực quy hoạch, tỉnh cần mời những chuyên gia đầu ngành trong nước và quốc tế tham gia, đồng thời tham khảo ý kiến của các cấp chính quyền và nhân dân địa phương, nơi có các dự án quy hoạch.

- Nâng cao hơn nữa vai trò của công tác quản lí nhà nước đối với hoạt động du lịch, đây cũng là kinh nghiệm của Hoành Sơn và Mallorka. Chính quyền

34

cần phải có những chính sách phát triển du lịch hiệu quả và bền vững, xây dựng được bộ máy quản lí nhà nước hoạt động hiệu quả đối với hoạt động du lịch, đồng thời có những phản ứng nhanh chóng trước các sự cố do hoạt động du lịch tạo nên. Lưu ý chương trình 10 điểm của chính quyền An Huy đối với khu du lịch Hoành Sơn. Công tác giám sát thực hiện quy hoạch cần phải được thực hiện nghiêm ngặt, đặc biệt là công tác giám sát xây dựng các công trình trong khu du lịch, cần phải đảm bảo sự hài hòa với cảnh quan, kiên quyết không cấp phép đối với các công trình không đạt tiêu chí trên. Bài học kinh nghiệm của khu du lịch Hoành Sơn và Mallorka cho thấy vai trò đặc biệt quan trọng của chính quyền và chính sách trong phát triển du lịch bền vững. Quảng Ninh cần có những chính sách hợp lí trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị của tài nguyên du lịch, đặc biệt là tài nguyên du lịch tự nhiên, loại tài nguyên này dễ bị tổn thương do các hoạt động du lịch, khi bị phá hủy là không thể phục hồi, đồng thời có biện pháp và chính sách tăng cường trách nhiệm của các bên tham gia hoạt động du lịch, đảm bảo phát triển bền vững, nhất là doanh nghiệp tư nhân, vì các đơn vị này dễ chảy theo mục tiêu lợi nhuận mà từ bỏ các nguyên tắc của phát triển du lịch bền vững.

- Bảo tồn bản sắc văn hóa của cộng đồng địa phương, văn hóa của cộng đồng địa phương chịu những tác động mạnh mẽ từ hoạt động du lịch. Cộng đồng người Maya tại Cancun ngày nay đã từ bỏ những tập tục truyền thống văn hóa của mình, thay vào đó là những nét đặc trưng của văn minh phương tây, điều này phần lớn do hoạt động du lịch tạo ra. Mục tiêu của du lịch bền vững là sự bảo tồn nền văn hóa bản địa và coi đó là một sản phẩm du lịch đặc sắc, trên địa bàn Quảng Ninh có nhiều đồng bào các dân tộc thiểu số với những nét văn hóa đặc sắc, hấp dẫn du khách, nhất là du khách đến từ các quốc gia phát triển. Nhiệm vụ của du lịch Quảng Ninh là khéo léo biến những nét đặc sắc này thành các sản phẩm du lịch, nhưng đồng thời phải đi đôi với công tác bảo tồn. Phát triển du lịch bền vững nhìn từ góc độ kinh nghiệm của

35

Mallorka còn là sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch, sự phân phối một cách hợp lí lợi ích kinh tế thu được từ hoạt động du lịch với cộng đồng địa phương. Cần phải ưu tiên vấn đề việc làm cho người địa phương, mở các khóa đào tạo nghiệp vụ cơ bản, trang bị những kiến thức về nghiệp vụ du lịch cho người địa phương, công tác này giúp xóa đói giảm nghèo, đảm bảo cho hoạt động du lịch phát triển bền vững.

- Duy trì một số lượng cư dân và du khách hợp lí tại các khu du lịch, điều này giúp giảm một cách tối đa sức ép của du lịch đối với môi trường sinh thái. Đây là kinh nghiệm giúp cho du lịch của Mallorka phát triển bền vững, các sản phẩm du lịch cao cấp bản thân nó đã lựa chọn người sử dụng, vừa hạn chế

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Quảng Ninh (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)