Giai đoạn 2001 – 2010 tình hình kinh doanh du lịch Quảng Ninh có bức phát triển vượt bậc, nếu như năm 2000 số lượng khách du lịch đến Quảng Ninh là 1,5 triệu lượt khách trong đó khách quốc tế là 544.000 người, doanh thu 224 tỷ đồng thì năm 2010 Quảng Ninh đón 5,4 triệu lượt khách du lịch, trong đó khách quốc tế là 2,2 triệu lượt. Doanh thu đạt 3100 tỷ đồng tăng hơn 10 lần so với năm 2000. Hiện nay, Quảng Ninh là tỉnh có doanh thu từ du lịch đứng thứ 3 cả nước sau thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội theo. tốc độ tăng bình quân của khách du lịch giai đoạn 2001 – 2010 là 15,1%, tốc độ tăng của doanh thu du lịch là 37%/năm. Năm 2000 có 544.000 du khách quốc té đến
51
Quảng Ninh chiếm 25,4% tổng lượng khách của cả nước, thì năm 2010 đón 2,2 triệu lượt khách quốc tế chiếm 65% lượng khách của cả nước. Như vậy, có thể khẳng định Quảng Ninh là trọng điểm thu hút khách quốc tế nhất Việt Nam.[8]
Những thành công trên có được là nhờ sự quan tâm chỉ đạo của tỉnh ủy, UBND tỉnh sự phát huy nội lực của ngành du lịch tỉnh. Trong những năm vừa qua đã được vào khai thác, sử dụng nhiều sản phẩm du lịch độc đáo, thu hút được sự quan tâm của du khách như: các sản phẩm vui chơi giải trí của khu du lịch quốc tế Tuần Châu, cáp treo Yên Tử, công viên quốc tế Hoàng Gia Lợi Lai, sân Gold Trà Cổ, du lịch nghỉ đêm trên Vịnh Hạ Long, nhiều dự án mới đang dược hoàn thành như: Dự án khu du lịch khách sạn 5 sao Bãi Cháy, dự án sân Gold và quần thể sinh thái Ao Tiên, đặc biệt Vịnh Hạ Long lọt vào giai đoạn 3 cuộc thi bình chọn 7 kỳ quan thiên nhiên hiện đại do New Open World phát động, sẽ là động lực cho sự phát triển của du lịch Quảng Ninh trong những năm tới.
Bảng 2.3 Tình hình kinh doanh của ngành du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2001- 2010
Danh mục 2006 2010 Đơn vị
Khách du lịch
Trong nước 1,995 3,295 Triệu người Quốc tế 1,115 2,122 Triệu người Tổng số 3.110 5,417 Triệu người
Tổng doanh thu 1,182 Ngìn tỷ đồng
Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Ninh
2.3. Đánh giá tính bền vững của du lịch Quảng Ninh 2.3.1. Vấn đề đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.
Du lịch là một ngành kinh tế. Vì vậy,vấn đề tiêu thụ sản phẩm dịch vụ là vấn đề sống còn. Người tiêu dùng trong du lịch có những nét đặc biệt so với những lĩnh vực khác. Du khách có thể từ chối sản phẩm ngay khi họ đang tiêu
52
dùng, vì một lí do nào đó khiến họ không hài lòng. Sản phẩm du lịch là một sản phẩm mang cả tính hữu hình lẫn vô hình. Nó có thể tăng giá trị khi đáp ứng những nhu cầu này sinh tức thì của du khách. Do vậy, chiến lược chung của ngành kinh tế du lịch là thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách để thu hút khách đến với dịch vụ của mình đồng thời gia tăng doanh thu. Tuy nhiên, nhu cầu của khách du lịch là rất đa dạng, bên cạnh những nhu cầu chính đáng còn có cả những nhu cầu xâm hại đến tài nguyên, thuần phong mỹ tục, an ninh chính trị, an toàn xã hội. Đối với những nhu cầu không chính đáng này việc đáp ứng sẽ gây ra những hậu quả không thể lường trước cho doanh nghiệp và cho xã hội.
Theo điều tra của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, tiến hành đối với du khách nước ngoài về điểm đến yêu thích ở Việt Nam. Trong số các điểm đến Hạ Long (Quảng Ninh), Hội An, Mỹ Sơn (Quảng Nam) Huế, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh có đến 41,5% số khách được hỏi lựa chọn Hạ Long là lựa chọn thứ nhất 27,5% coi Hạ Long là lựa chọn thứ hai khi đến thăm Việt Nam; Những chỉ số này cho thấy Hạ Long - Quảng Ninh là điểm đến hấp dẫn đối với khách quốc tế, vấn đề đặt ra là Quảng Ninh đã sẵn sàng cho việc tiếp đón và đáp ứng tối đa nhu cầu của khách chưa?
Trong bộ chỉ thị đánh giá nhanh về tính bền vững của du lịch chỉ ra rằng, tỷ lệ quay trở lại số ngày lưu trú bình quân, tỷ lệ rủi ro của du khách là những tiêu chí tổng quát nhất đánh giá về khả năng đáp ứng nhu cầu của khách đối với điểm du lịch. Đây cũng là một trong những tiêu chí quan trọng nhất phản ánh sự phát triển bền vững trong hoạt động phát triển của du lịch Quảng Ninh.
Tỷ lệ quay trở lại của khách du lịch ở Quảng Ninh nhìn chung là thấp. Số ngày lưu trú bình quân của du khách là 1,5 ngày trong khi đó của Hà Nội là 2 ngày và thành phố Hồ Chí Minh là 2,1 ngày. Số ngày lưu trú bình quân thấp
53
nói lên sản phẩm du lịch và chất lượng dịch vụ của du lịch Quảng Ninh chưa đủ sức hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
Nhìn vào bức tranh toàn cảnh du lịch Quảng Ninh hiện nay, ai cũng nhận thấy sự phát triển mất cân đối giữa các trung tâm du lịch trong Tỉnh. Trong khi khu vực Hạ Long xuất hiện tình trạnh quá tải, thì các khu vực còn lại tốc độ phát triển rất chậm chạp. Hầu như toàn bộ chương trình, điểm thăm quan và các dịch vụ có liên quan đều tập trung trên Vịnh Hạ Long nhưng vấn đề đặt ra với các hãng lữ hành là sau khi đi thăm Vịnh Hạ Long về cho khách của mình xem gì, làm gì, đi đâu. Nhìn chung, hoạt động vui chơi giải trí ở Hạ Long còn rất hạn hế, thành phố chưa có một rạp chiếu phim đạt tiêu chuẩn quốc tế, chưa có khu vui chơi giải trí thực sự hấp dẫn du khách. Đặc biệt đối với các du khách đều bằng đường tàu biển là những du hách có nhu cầu cao cấp thì dịch vụ và chất lượng dịch vụ chưa thực sự làm họ hài lòng. Một hoạt động được nhiều du khách quan tâm là tắm biển thì khó có thể thực hiện được tại Bãi Cháy với chất lượng bãi tắm và điều kiện vệ sinh như hiện nay. Nhiều du khách đành bằng lòng với việc tắm này và bơi trong bể bơi của khách sạn, mà hiện nay còn rất nhiều khách sạn chưa có bể bơi đạt tiêu chuẩn. Khu du lịch Tuần Châu và Hoàng Gia có xây dựng một số chương trình vui chơi giải trí cho khách nhưng mới chủ yếu thu hút được một phần khách nội địa và khách Trung Quốc, những chương trình này chưa đủ sức hấp dẫn các du khách quốc tế khác. Ngoài ra trong hoạt động kinh doanh du lịch đang còn tồn tại quan điểm muốn du khách nghỉ đêm lại Quảng Ninh thì phải có khách sạn tốt, từ nhận thức này các nà đầu tư chủ yếu quan tâm đến vấn đề nội thất của khách sạn nhưng những gì thuộc về bên ngoài như vị trí, tầm nhìn khuôn viên cảnh quan của khách sạn nói riêng, cảnh quan môi trường, bãi biển, đường xá, dịch vụ công cộng và dịch vụ du lịch nói chung của khu du lịch chưa được đầu tư thỏa đáng.
54
Trong khi khách sạn và nhà nghỉ vẫn tiếp tục đầu tư xây dựng ở Hạ Long thì số lượng nhà hàng có quy mô lớn, thiết kế độc đáo, cảnh quan đẹp, có phong cách riêng, phục vụ chuyên nghiệp chất lượng tốt hầu như không được xây dựng. Phần lớn nhà hàng chỉ ở quy mô vừa và nhỏ mang đậm phong cách nghiệp dư, tập trung nhiều ở khu vực vườn Đào, Hùng Thắng, Cái Răm. Đây là hạn chế đáng kể trong việc tăng số ngày lưu trú bình quân của khách du lịch bởi vì điểm nhấn của một khu du lịch bao gồm việc phục vụ cho du khách một bữa ăn ngon miệng, thư giãn tại một nhà hàng địa phương sạch, đẹp và thơ mộng.
Vấn đề đáp ứng nhu cầu của khách còn hạn chế ở điểm sự đánh đồng về mặt bằng dịch vụ, khách trả nhiều tiền hơn cảm thấy mình không được hưởng một dịch vụ ưu việt hóa, vượt trội hơn so với những khách khác. Vì vậy, việc các nhà cung cấp dịch vụ ở Quảng Ninh không đạt được hiệu quả kinh doanh cao cũng do việc không bán được các tour cao cấp. Nguyên nhân của vấn đề này nằm ở chỗ với cơ sở hạ tầng và các dịch vụ du lịch hiện có các công ty kinh doanh du lich chỉ xây dựng được một số sản phẩm giống nhau về nội dung cũng như quy định tổ chức. Trên thực tế đã có nhiều hãng lữ hành đầu tư tiền bạc công sức và thời gian để xây dựng một sản phẩm độc đáo và mang đặc trưng riêng, nhưng rất khó khăn và chưa mang lại hiệu quả với những hạn chế về cơ sở hạ tầng và dịch vụ du lịch như hiện nay Quảng Ninh khó có thể xây dựng được một tour du lịch thực sự cao cấp.
Vào mùa cao điểm lượng du khách đổ về trung tâm du lịch chính của Quảng Ninh là thành phố Hạ Long tăng đột biến. Đây cũng chính là lúc diễn ra các hiện tượng kinh doanh thiếu đạo đức như tăng giá, bắt chẹt khách du lịch diễn ra một cách phổ biến. Mặc dù, đội tàu du lịch của khu vực Hạ Long đã lên đến 500 chiếc, nhưng không đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch vào thời điểm này. Đây cũng chính là nguyên nhân làm nảy sinh hàng loạt tình trạng lộn xộn như thay đổi dịch vụ so với yêu cầu, chất lượng phục vụ
55
giám sát khách phải chờ đợi dồn ép ở bến tàu, hướng dẫn viên phải tranh giành tàu cho khách của mình. Bên cạnh các đội tàu được đầu tư tốt, khẳng định được thương hiệu, còn nhiều đội tàu nhỏ chỉ có 2-3 tàu cũ mua thanh lý từ các đội tàu lớn hoạt động theo kiểu chộp giật, chặt chém, lừa đảo du khách. Đặc biệt từ hiện tượng thuyền máy của người dân chạy bán theo các tàu du lịch để bán hàng rong, thậm chí là xin tiền khách ngoại quốc đang có chiều hướng gia tăng. Nhiền đoàn khách phàn nàn về hiện tượng này và cho biết họ không thể làm gì được mặc dù thời gian đi thăm quan Vịnh kéo dài 5 tiếng đồng hồ, thậm chí vào lúc ăn trưa trên tàu luôn có thuyền máy của người dân bám theo, người lớn chào mua ốc, san hô, hải sản, hoa quả, trẻ em thì xin tiền. Thủy thủ đoàn cũng ngại va chạm với những đối tượng này. Khu du lịch Quan Lạn – Minh Châu, vào mùa cao điểm đón một lượng khách lớn, vào những ngày lễ, thứ bảy, chủ nhật đón khoảng 3.000 du khách (trong khi đó dân số trên Đảo chỉ khoảng 5.000 người) đã đẩy giá cả hàng hóa dịch vụ lên gấp 2 đến 3 lần, với giá cả đắt đỏ như vậy khách du lịch đã phải mang theo đồ ăn, thức uống từ trong đất liền ra. Nhiều khách du lịch đến lần đầu tiên vào mùa cao điểm đã cảm thấy rất bất ngờ với các mức giá 50.000đ một gói mì, 75.000đ một bát phở, những thứ mà ngày bình thường có giá bằng 1/4. Khu du lịch Yên Tử cũng rơi vào tình trạng này, mọi hàng hóa dịch vụ đều bị đội lên nhiều lần mức bình thường. Hiện tượng lừa đảo, móc túi trong dịp cao điểm cũng tác động mạnh đến độ hài lòng của khách du lịch khi đến với Quảng Ninh. Hàng lưu niệm của du lịch Quảng Ninh còn thiếu sự đa dạng chưa có những mặt hàng tiêu biểu cho địa phương. Qua khảo sát cho thấy các gian hàng bán đồ lưu niệm cho khách du lịch hầu hết là các sản phảm mang tính phổ biến mà khách du lịch có thể mua ở bất cứ nơi nào trên Việt Nam, mặt hàng lưu niệm được cho là đặc trưng của Quảng Ninh là đồ thủ công mỹ nghệ được chế tác từ than đá chưa thực sự hấp dẫn được du khách về chủng
56
loại và mẫu mã. Đây cũng chính là nguyên nhân làm giảm đi nhu cầu chi tiêu của khách du lịch khi đến với Quảng Ninh.
Tỷ lệ rủi ro về sức khỏe đối với khách du lịch cũng là yếu tố quan trọng trong bộ chỉ thị đáp ứng nhu cầu của du khách. Nhìn chung ở Quảng Ninh chưa có vụ việc nào liên quan đến dịch bệnh do du lịch mang lại, công tác phòng chống dịch bệnh vào mùa cao điểm được đặc biệt quan tâm, tại các khu du lịch thường xuyên có mặt cán bộ y tế dự phòng, kịp thời xử lí các vấn đề liên quan đến dịch bệnh phát sinh. Tuy nhiên ở các khu du lịch Biển đã xảy ra những tai nạn liên quan đến vấn đề sông nước, một phần do sự chủ quan của du khách, nhưng phần lớn do trách nhiệm của các đơn vị chủ quản kinh doanh du lịch. Ở khu vực các bãi tắm chính chưa có các đội cứu hộ chuyên nghiệp được trang bị các phương tiện cứu hộ hiện đại, chủ yếu dựng lại các khẩu hiệu cảnh báo, nhắc nhở du khách, chưa có biển báo độ sâu của mực nước. Tại bãi biển Quan Lạn vào mùa hè xuất hiện những cơn sóng lớn rất nguy hiểm, tuy nhiên công tác cảnh báo tuyên truyền chưa được quan tâm. Khu vực Vịnh Hạ Long thường xuất hiện những hiện tượng thời tiết nguy hiểm như Giông, Tố, Lốc..v.v. Nhưng những yêu cầu đảm bảo an toàn cho du khách khi đi tham quan Vịnh chưa được các tàu du lịch thực hiện nghiêm túc. Đặc biệt vào trung tuần tháng 2 năm 2011 đã xảy ra vụ tai nạn nghiêm trọng làm thiệt mạng 12 du khách quốc tế, nguyên nhân do sự lơ là, thiếu tinh thần trách nhiệm của thủy thủ đoàn dẫn đến sự cố nước tràn vào khoang máy không phát hiện ra kịp, tai nạn xảy ra vào thời điểm lúc nửa đêm, thời điểm mà khách đã ngủ say, khi xảy ra sự cố không kịp thoát ra ngoài. Đây là một vụ việc có tính nghiêm trọng ảnh hưởng đến hình ảnh của Vịnh Hạ Long trong cuộc đua đến danh hiệu một trong 7 kỳ quan thiên nhiên của thế giới.
Nhìn chung, vấn đề đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu khách của Du lịch Quảng Ninh là chưa cao. Nguyên nhân của tình trạng này có thể lí giải từ nhiều góc độ. Đó là nhận thức của lãnh đạo địa phương về vị trí, vai trò của du lịch
57
trong phát triển kinh tế xã hội chưa thực sự cao. Nhìn từ góc độ chính sách, có thể nhận thấy Quảng Ninh chưa có chính sách đầu tư hiệu quả, nhằm nâng cao và đồng bộ hóa cơ sở hạ tầng của ngành du lịch. Cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế, thậm chí có những việc cấp thiết như nhà vệ sinh cho du khách đã đề cập nhiều năm nhưng hầu như không có tiến bộ đáng kể nào. Vấn đề cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự nghèo nàn về sản phẩm du lịch, các Tour du lịch đều có sự trùng lặp, na ná như nhau, không tạo ra nhiều sự lựa chọn cho du khách. Dấu ấn mà du lịch Quảng Ninh để lại trong lòng du khách chủ yếu là sự hùng vĩ của Vịnh Hạ Long và vẻ đẹp thơ mộng của các bãi biển. Sự đặc sắc của các sản phẩm du lịch mang tính nhân tạo thì hầu như chưa có gì. Công tác quản lí nhà nước còn nhiều hạn chế, đặc biệt là công tác quản lí đối với các phương tiện vận tải tham gia hoạt động du lịch. Đối với vấn đề quản lí giá cả vào mùa cao điểm, chưa phối hợp với quản lí thi trường trong việc yêu cầu niêm yết giá tại các cơ sở kinh doanh. Một số văn bản pháp luật chồng chéo, quy định không rõ ràng, không rõ trách nhiệm, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Cụ thể, việc quy định về hạn chế tốc độ xe trên các tuyến quốc lộ 18 kéo dài thời gian đi lại, gây ức chế cho du khách. Công tác hành chính tại cửa khẩu còn nhiều thủ tục rườm rà, làm mất nhiều thời gian của du khách. Doanh nghiệp kinh doanh du lịch còn tồn tại nhiều hạn chế trong việc nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu của khách. Chưa xây