Nâng cao nhận thức về du lịch bền vững, khuyến khích cộng đồng địa

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Quảng Ninh (Trang 81)

địa phương tham gia vào các hoạt động du lịch.

Sở Văn hoá thể thao và du lịch cần phải có chiến dịch tuyên truyền về lợi ích của du lịch bền vững đối với cộng đồng dân cư. Đẩy lùi quan niệm làm du lịch theo kiểu “Chộp giật”. Đặc biệt có biện pháp yêu cầu các hộ kinh doanh cá thể không tăng giá một cách đột ngột. Lồng ghép việc nâng cao nhận thức về du lịch bền vững trong các chương trình dự án. Đối với các vùng sinh thái nhạy cảm cần phổ biến cho người dân nắm được những tác động tích cực cũng như tiêu cực do hoạt động du lịch mang lại. Cần mở các lớp tập huấn

80

ngắn ngày cho cán bộ xã, thôn tại địa phương có khu du lịch, sau đó lồng ghép chương trình tuyên truyền về du lịch bền vững trong các buổi sinh hoạt tập thể tại khu vực của mình. Cơ quan quản lý du lịch cũng cần thường xuyên đưa cán bộ về tham gia và hướng dẫn người dân về du lịch bền vững.

Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển bền vững của du lịch. Cần nhân rộng mô hình về sự tham gia của cộng đồng với hoạt động du lịch ở làng chài Vông Viên và Cửa Vạn. Trong quá trình thực hiện quy hoạch du lịch cần phải có sự tham gia của đại diện nhân dân địa phương. Động viên người dân tham gia vào công tác tôn tạo, bảo vệ và phát triển tài nguyên du lịch, tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường chung tại địa bàn sinh sống của họ.

Khi phát triển du lịch sinh thái tại khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh. Ví dụ như: Huyện Bình Liêu, Ba Chĩ, Vân Đồn cần khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương, đồng thời cũng phải xây dựng năng lực cho người dân. Bởi vì, đặc thù khu vực này trình độ dân trí còn nhiều hạn chế. Do vậy, hàng ngày phải tiếp xúc với khách du lịch làm cho họ hết sức bỡ ngỡ. Người dân không ý thức được những tác động mà du lịch có thể gây ra đối với môi trường, văn hoá của họ, họ thường không hiểu rõ những nhu cầu của khách. Vì vậy, cần xây dựng những năng lực cơ bả cho cộng đồng địa phương.

Tuyên truyền giáo dục cho nhân dân địa phương những kiến thức và chính sách pháp luật của Nhà nước trong việc bảo vệ tài nguyên rừng, bảo tồn tài nguyên du lịch.

- Nâng cao trình độ giáo dục phổ thông cho nhân dân địa phương về các lĩnh vực liên quan đến du lịch như tổ chức các lớp tập huấn ngắn hạn về địa lý thế giới, lịch sử thế giới, tiếng và văn hoá nước ngoài.

- Tổ chức chương trình trao đổi kiến thức về giao tiếp, môi trường, cảnh quan vệ sinh an toàn thực phẩm, an ninh trật tự nhằm tạo đào cho phát triển du lịch bền vững.

81

Xác định cho người dân những lợi ích khi họ tham gia vào hoạt động du lịch, cơ hội bình dẳng về giới, những nguồn thu từ hoạt động giúp họ có khả năng nâng cao dịch vụ giáo dục y tế. Những yếu tố này sẽ ảnh hưởng lâu dài tới nhận thức về bảo tồn trong cộng đồng, giảm các mối đe doạ với cộng đồng.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Quảng Ninh (Trang 81)