Tình hình phát triển du lịc hở Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Quảng Ninh (Trang 48)

2.2.1. Công tác quản lý nhà nước về du lịch.

Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch là cơ quan quản lí nhà nước, có trách nhiệm quản lí toàn bộ hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh. Sau khi sát nhập vào năm 2007, công tác quản lí nhà nước dần đi vào ổn định, bộ máy tổ chức được kiện toàn theo hướng tinh gọn, nâng cao năng lực quản lí theo cơ cấu ngành dọc và theo cơ cấu lãnh thổ. Sở đã tiến hành sắp xếp tổ chức, quy hoạch cán bộ cho phù hợp với tình hình mới. Xây dựng các phương án phối hợp với các ban ngành chức năng để triển khai các hoạt động du lịch, tôn tạo và bảo tài nguyên và môi trường du lịch, thường xuyên tiến hành các hoạt động kiểm tra các đơn vị kinh doanh du lịch, chấn chỉnh và xử lí các vi phạm, tham mưu cho lãnh đạo Tỉnh và Trung ương ban hành các các quy định phù hợp với tình hình quản lí và phát triển du lịch trên địa bàn Tỉnh. Công tác quản lí nhà nước còn được thể hiện thông qua các hoạt động hợp tác quốc tế, tiếp tục thực hiện các chương trình hợp tác với Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản. Tuy nhiên, công tác quản lí nhà nước đối với hoạt động du lịch còn tồn tại một số hạn chế: thiếu chặt chẽ, thiếu đồng bộ trong quản lí các hoạt động du lịch, thiếu cán bộ chuyên trách. Việc quản lí quy hoạch, môi trường du lịch chưa chủ động và kịp thời, công tác đào tạo cán bộ còn chậm. Trong thời gian tới Tỉnh cần phải có những giải pháp triệt để khắc phục những hạn chế này, nhằm tạo động lực phát triển vững chắc, hội nhập với sự phát triển chung của du lịch trong nước và quốc tế.

Với chủ trương xã hội hóa, hoạt động kinh doanh du lịch đã có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế với nhiều loại hình kinh doanh.Trong đó đóng vai trò chủ đạo là doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên giai đoạn gần đây ngành du lịch cũng đã gi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ của khối doanh nghiệp tư nhân, trong tương lai không xa chắc chắn đây sẽ là lực lượng chủ đạo đóng góp cho sự phát triển của ngành du lịch Quảng Ninh.

47

2.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

Cơ sở lưu trú là điều kiện không thể thiếu để đảm bảo cho hoạt động du lịch. Sự phát triển của du lịch Quảng ninh trong những năm qua đã thúc đẩy sự phát triển của các cơ sở lưu trú. Giai đoạn 2001 – 2010 chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của cơ sở lưu trú với sự tham gia của nhiều thành phần kih tế, các cơ quan tổ chức và tự nhiên lân lượt ra đời đáng kể nhất là loại hình khách sạn mini và nhà nghỉ. Các cơ sở lưu trú này đáp ứng nhu cầu của khách sạn du lịch vào mùa cao điểm. Tuy nhiên với đặc thù du lịch biển cho nên chỉ hoạt động mạnh vào dịp hè còn các mùa khác trong năm sẽ gặp phải tình trạng dư thừa. Vì vậy, công suất sử dụng phòng không cao năm 2001 là 51%, năm 2010 đạt 54%. Riêng các khách sạn xếp sao đặt công suất sử dụng phòng cao trên 70%. Ví dụ: Khách sạn Hạ Long 1,2,3 và Hạ Long Bay là 75,1%; Khách sạn Sài Gòn - Hạ Long đạt 73,1%; Khách sạn Lợi Lại 70%.

Trong giai đoạn 2001 – 2010, Tổng số khách sạn và số phòng đạt tiêu chuẩn không ngừng tăng. Năm 2001, Quảng Ninh có 224 CSLT với 2982 phòng. Trong đó 10 khách sạn được xếp hạng với 734 phòng. Năm 2010 Quảng Ninh có 975 cơ sở lưu trú với 13.665 buồng, trong đó có 02 khách sạn 5 sao, 5 khách sạn 4 sao, 10 khách sạn 3 sao, 35 khách sạn 1 – 2 sao và 923 khách sạn mini, nhà nghỉ. đáng chú ý giai đoạn này xuất hiện một lọai hình cơ sở lưu trú mới là dịch vụ nghỉ đêm trên Vịnh Hạ Long rất được khách du khách ưa chuộng, hiện nay có 155 tàu với 1405 phòng nghỉ.[8]

Tuy nhiên, về cơ sở lưu trú qua khảo sát cho thấy số lượng khách sạn có quy mô lớn không nhiều và không đồng bộ, mặc dù quy hoạch phát triển du lịch đã chỉ rõ có 4 trung tâm lớn là Hạ Long; Đông Triều – Uông Bí; Móng Cái và Vân Đồn nhưng phần lớn các khách sạn lại tập trung ở Hạ Long, khu vực thành phố, Móng Cái giai đoạn gần đây có bước phát triển, đặc biệt Móng Cái là địa phương có khách sạn được công nhận tiêu chuẩn 5 sao đầu tiên của tỉnh.

48

Cơ sở dịch vụ ăn uống ở Quảng Ninh rất đa dạng hầu hết các cơ sở lưu trú du lịch đều phục vụ ăn uống. Ngoài ra, còn có các nhà hàng quán ăn, quán giải khát, bar, cà phê của các thành phần kinh tế phục vụ khách du lịch và nhân dân địa phương hoạt động suốt ngày đêm, vấn đề quan tâm của khách du lịch và các nhà quản lý là vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng phục vụ và giá cả.

Các cơ sở vui chơi - giải trí - thể thao phục vụ khách du lịch cũng như nhân dân địa phương còn nhiều hạn chế. Hiện tại Quảng Ninh có một sân Gold và chuẩn bị xây dựng thêm một sân ở Vân Đồn.

Ô tô và tàu chyến là hai loại phương tiện du lịch chủ yếu hiện nay. Giai đoạn 2001 – 2010 chứng kiến bước nhảy quan trọng trong sự phát triển của hai loại phương tiện này. Nếu như năm 2000 Quảng Ninh có 30 đầu xe phục vụ du lịch và 220 tàu thuyền thì hiện nay Quảng Ninh có 250 đầu xe đạt tiêu chuẩn quốc tế phục vụ cho du lịch hoạt động theo tuyến Hà Nội - Hạ Long; Hạ Long - Móng Cái.

Bảng 2.1: Tình hình cơ sở vật chất-kỹ thuật của du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2001- 2010

Danh mục Năm2001 Năm2010

Cơ sỏ lưu trú

Khách sạn xếp hạng 16 86

CSLT khác 214 889

Tổng số 230 975

Phương tiện vận tải

Xe du lịch 41 256

Tàu du lịch 191 485

Tổng số 232 741

Khu vui chơi, giải trí 4 16

49

Một số loại hình mới xuất hiện như: Xích lô du lịch, xe đạp đôi tại khu du lịch Bãi Cháy, Móng Cái, Quan Lạn – Minh Châu tạo sự phong phú cho khách du lịch lựa chọn. Tàu thuyền du lịch cũng phát triển nhanh về số lượng. Năm 2010 có 485 tàu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch, đón được 2,5 triệu lượt khách doanh thu từ vận chuyển khách đạt 350 tỷ đồng. Đặc biệt gần đây xuất hiện loại hình nghỉ đêm trên Vịnh rất được du khách ưa chuộng.[8]

2.2.3. Lực lượng lao động của ngành du lịch Quảng Ninh

Theo số liệu thống kê của sở du lịch Quảng Ninh năm 2000 số lao động trực tiếp của ngành du lịch là 5500 người, số lao động gián tiếp thuộc các thành phần kinh tế ước đoán khoảng 20.000. Năm 2010 con số lao động trực tiếp là khoảng 25.000 người, tăng 5 lần so với năm 2000, số lao động gián tiếp khoảng 45.000 người.[8]

Nhìn chung chất lượng nguồn lao động của Quảng Ninh còn thấp. 2/3 số lao động trực tiếp trong ngành chưa qua đào tạo. Khả năng giao tiếp và sử dụng ngoại ngữ còn nhiều hạn chế, số lượng cán bộ công nhân viên có trình độ đại học và sau đại học chiếm một số lượng rất nhỏ.

Việc nâng cao chất lượng của đội ngũ lao động là một vấn đề quan trọng, vì nó sẽ quyết định chất lượng phục vụ, chất lượng sản phẩm du lịch và hiệu quả sản phẩm du lịch. Nhận thức được vai trò quan trọng trong việc đào tạo và bỗi dưỡng nguồn nhân lực, trong giai đoạn 2001 – 2010 Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã giành sự quan tâm sâu sắc đối với ngành du lịch thông qua văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần 11, 12, 13 các Nghị quyết số 08-NĐ-TW, 21 NQ-TW chỉ ra phương hướng cho công tác đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành du lịch. Sở Văn hóa – Thông tin – Du lịch và Sở Du lịch trước đây đã mở nhiều lớp bồi dưỡng nghiệp vụ nhằm nâng cao trình độ quản lý, trình độ nghiệp vụ, tinh thần phục vụ, khả năng giao tiếp và ngoại ngữ. Năm 2010 lần đầu tiên Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã liên kết hợp tác với trưởng Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn mở khóa đào tạo sau đại học chuyên

50

ngành du lịch học tại Quảng Ninh. Đây là bước đi nhằm nâng cao trình độ cho cán bộ ngành du lịch, đáp ứng yêu cầu cho giai đoạn phát triển mới 2011 – 2020 giai đoạn phấn đấu đưa du lịch Quảng Ninh thành trung tâm du lịch hàng đầu của Châu lục.[4]

Bảng 2.2 Lực lượng lao động của ngành du lịch Quảng Ninh

giai đoạn 2001- 2010

Đơn vị Năm 2001 Năm 2010 Số lao động trực tiếp Người 5205 25000

Trình độ chuyên môn

Đại học và Sau đại học 457 4.499

Cao đẳng và Trung cấp 997 6135

Nhân viên nghiệp vụ qua đào tạo 1865 9816

Trình độ ngoại ngữ

Đại học ngoại ngữ 87 1431

Trình độ C 254 9025

Trình độ B 467 9816

Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Ninh

2.2.4. Tình hình kinh doanh du lịch giai đoạn 2001 – 2010

Giai đoạn 2001 – 2010 tình hình kinh doanh du lịch Quảng Ninh có bức phát triển vượt bậc, nếu như năm 2000 số lượng khách du lịch đến Quảng Ninh là 1,5 triệu lượt khách trong đó khách quốc tế là 544.000 người, doanh thu 224 tỷ đồng thì năm 2010 Quảng Ninh đón 5,4 triệu lượt khách du lịch, trong đó khách quốc tế là 2,2 triệu lượt. Doanh thu đạt 3100 tỷ đồng tăng hơn 10 lần so với năm 2000. Hiện nay, Quảng Ninh là tỉnh có doanh thu từ du lịch đứng thứ 3 cả nước sau thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội theo. tốc độ tăng bình quân của khách du lịch giai đoạn 2001 – 2010 là 15,1%, tốc độ tăng của doanh thu du lịch là 37%/năm. Năm 2000 có 544.000 du khách quốc té đến

51

Quảng Ninh chiếm 25,4% tổng lượng khách của cả nước, thì năm 2010 đón 2,2 triệu lượt khách quốc tế chiếm 65% lượng khách của cả nước. Như vậy, có thể khẳng định Quảng Ninh là trọng điểm thu hút khách quốc tế nhất Việt Nam.[8]

Những thành công trên có được là nhờ sự quan tâm chỉ đạo của tỉnh ủy, UBND tỉnh sự phát huy nội lực của ngành du lịch tỉnh. Trong những năm vừa qua đã được vào khai thác, sử dụng nhiều sản phẩm du lịch độc đáo, thu hút được sự quan tâm của du khách như: các sản phẩm vui chơi giải trí của khu du lịch quốc tế Tuần Châu, cáp treo Yên Tử, công viên quốc tế Hoàng Gia Lợi Lai, sân Gold Trà Cổ, du lịch nghỉ đêm trên Vịnh Hạ Long, nhiều dự án mới đang dược hoàn thành như: Dự án khu du lịch khách sạn 5 sao Bãi Cháy, dự án sân Gold và quần thể sinh thái Ao Tiên, đặc biệt Vịnh Hạ Long lọt vào giai đoạn 3 cuộc thi bình chọn 7 kỳ quan thiên nhiên hiện đại do New Open World phát động, sẽ là động lực cho sự phát triển của du lịch Quảng Ninh trong những năm tới.

Bảng 2.3 Tình hình kinh doanh của ngành du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2001- 2010

Danh mục 2006 2010 Đơn vị

Khách du lịch

Trong nước 1,995 3,295 Triệu người Quốc tế 1,115 2,122 Triệu người Tổng số 3.110 5,417 Triệu người

Tổng doanh thu 1,182 Ngìn tỷ đồng

Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Ninh

2.3. Đánh giá tính bền vững của du lịch Quảng Ninh 2.3.1. Vấn đề đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.

Du lịch là một ngành kinh tế. Vì vậy,vấn đề tiêu thụ sản phẩm dịch vụ là vấn đề sống còn. Người tiêu dùng trong du lịch có những nét đặc biệt so với những lĩnh vực khác. Du khách có thể từ chối sản phẩm ngay khi họ đang tiêu

52

dùng, vì một lí do nào đó khiến họ không hài lòng. Sản phẩm du lịch là một sản phẩm mang cả tính hữu hình lẫn vô hình. Nó có thể tăng giá trị khi đáp ứng những nhu cầu này sinh tức thì của du khách. Do vậy, chiến lược chung của ngành kinh tế du lịch là thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách để thu hút khách đến với dịch vụ của mình đồng thời gia tăng doanh thu. Tuy nhiên, nhu cầu của khách du lịch là rất đa dạng, bên cạnh những nhu cầu chính đáng còn có cả những nhu cầu xâm hại đến tài nguyên, thuần phong mỹ tục, an ninh chính trị, an toàn xã hội. Đối với những nhu cầu không chính đáng này việc đáp ứng sẽ gây ra những hậu quả không thể lường trước cho doanh nghiệp và cho xã hội.

Theo điều tra của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, tiến hành đối với du khách nước ngoài về điểm đến yêu thích ở Việt Nam. Trong số các điểm đến Hạ Long (Quảng Ninh), Hội An, Mỹ Sơn (Quảng Nam) Huế, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh có đến 41,5% số khách được hỏi lựa chọn Hạ Long là lựa chọn thứ nhất 27,5% coi Hạ Long là lựa chọn thứ hai khi đến thăm Việt Nam; Những chỉ số này cho thấy Hạ Long - Quảng Ninh là điểm đến hấp dẫn đối với khách quốc tế, vấn đề đặt ra là Quảng Ninh đã sẵn sàng cho việc tiếp đón và đáp ứng tối đa nhu cầu của khách chưa?

Trong bộ chỉ thị đánh giá nhanh về tính bền vững của du lịch chỉ ra rằng, tỷ lệ quay trở lại số ngày lưu trú bình quân, tỷ lệ rủi ro của du khách là những tiêu chí tổng quát nhất đánh giá về khả năng đáp ứng nhu cầu của khách đối với điểm du lịch. Đây cũng là một trong những tiêu chí quan trọng nhất phản ánh sự phát triển bền vững trong hoạt động phát triển của du lịch Quảng Ninh.

Tỷ lệ quay trở lại của khách du lịch ở Quảng Ninh nhìn chung là thấp. Số ngày lưu trú bình quân của du khách là 1,5 ngày trong khi đó của Hà Nội là 2 ngày và thành phố Hồ Chí Minh là 2,1 ngày. Số ngày lưu trú bình quân thấp

53

nói lên sản phẩm du lịch và chất lượng dịch vụ của du lịch Quảng Ninh chưa đủ sức hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Nhìn vào bức tranh toàn cảnh du lịch Quảng Ninh hiện nay, ai cũng nhận thấy sự phát triển mất cân đối giữa các trung tâm du lịch trong Tỉnh. Trong khi khu vực Hạ Long xuất hiện tình trạnh quá tải, thì các khu vực còn lại tốc độ phát triển rất chậm chạp. Hầu như toàn bộ chương trình, điểm thăm quan và các dịch vụ có liên quan đều tập trung trên Vịnh Hạ Long nhưng vấn đề đặt ra với các hãng lữ hành là sau khi đi thăm Vịnh Hạ Long về cho khách của mình xem gì, làm gì, đi đâu. Nhìn chung, hoạt động vui chơi giải trí ở Hạ Long còn rất hạn hế, thành phố chưa có một rạp chiếu phim đạt tiêu chuẩn quốc tế, chưa có khu vui chơi giải trí thực sự hấp dẫn du khách. Đặc biệt đối với các du khách đều bằng đường tàu biển là những du hách có nhu cầu cao cấp thì dịch vụ và chất lượng dịch vụ chưa thực sự làm họ hài lòng. Một hoạt động được nhiều du khách quan tâm là tắm biển thì khó có thể thực hiện được tại Bãi Cháy với chất lượng bãi tắm và điều kiện vệ sinh như hiện nay. Nhiều du khách đành bằng lòng với việc tắm này và bơi trong bể bơi của khách sạn, mà hiện nay còn rất nhiều khách sạn chưa có bể bơi đạt tiêu chuẩn. Khu du lịch Tuần Châu và Hoàng Gia có xây dựng một số chương trình vui chơi giải trí cho khách nhưng mới chủ yếu thu hút được một phần khách nội địa và khách Trung Quốc, những chương trình này chưa đủ sức hấp dẫn các du khách quốc tế khác. Ngoài ra trong hoạt động kinh doanh du lịch đang còn tồn tại quan điểm muốn du khách nghỉ đêm lại Quảng Ninh thì phải có khách sạn tốt, từ nhận thức này các nà đầu tư chủ yếu quan tâm đến vấn đề

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Quảng Ninh (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)