6. Nguyên tắc tranh luận (hiện chưa được quy định trong BLTTDS)
3.1.2.4. Những hiện tượng tiêu cực trong hoạt động của ngành tòa án nhân dân
mặt khác phải gắn liền với việc nâng cao chất lượng hỏi và tranh luận tại phiên toà trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân.
3.1.2.4. Những hiện tượng tiêu cực trong hoạt động của ngành tòa án nhân dân án nhân dân
Tham nhũng hiện nay đang ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động của các cơ quan Nhà nước và phải nỗ lực đấu tranh để từng bước đẩy lùi nó. Hành vi đưa hối lộ, môi giới hối lộ, nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi đã và đang tấn công vào các cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp và gây ra những tác hại không nhỏ cho uy tín của các cơ quan nhà nước, sự tín nhiệm của nhân dân đối với đội ngũ cán bộ công chức nói chung. Đối với
hoạt động của Tòa án nhân dân các cấp, các đường dây "chạy án", đưa hối lộ, môi giới hối lộ...ngày càng diễn ra nhiều hơn. Vì những lý do khác nhau, một số ít cán bộ, công chức của Tòa án nhân dân các cấp đã không cưỡng lại được sự cám của vật chất, trong đó có Thẩm phán và Thư ký Tòa án.
Thời gian gần đây hiện tượng Thẩm phán, thư ký toà án nhận hối lộ, bị xử lý về hình sự đã xảy ra ở nhiều tỉnh thành trên cả nước. Mặc dù số lượng không nhiều nhưng điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của ngành Tòa án nhân dân. Khi người Thẩm phán, Hội thẩm Tòa án nhân dân coi việc áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử, ban hành bản án, quyết định như là sự "ban ơn" cho đương sự để vòi vĩnh, ngã giá... thì chắc chắn hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân sẽ bị biến dạng, méo mó. Các quyết định và bản án được Tòa án nhân dân ban hành trong trường hợp này thực chất chỉ là hình thức sáo rỗng để biện minh cho một nội dung đã được biết trước và đã bị thiên lệch, hỏi và tranh luận tại phiên toà và các hoạt động khác tại phiên toà trở nên vô nghĩa. Điều đó không chỉ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các quyền của công dân và của người dân lương thiện; không chỉ làm suy giảm lòng tin của quần chúng nhân dân vào hoạt động của Tòa án nhân dân, vào chế độ xã hội chủ nghĩa mà còn làm cho công lý không được thực hiện; trật tự xã hội, công bằng xã hội bị đảo lộn. "Đen thành trắng" bằng một bản án thiếu đạo đức, thiếu lương tâm và thiếu trách nhiệm trong khi sự thật khách quan của vụ án, quyền và lợi ích chính đáng của người dân lại không được bảo vệ.
Một thực tế mà chúng ta phải nghiêm túc nhìn nhận là bên cạnh một lực lượng đông đảo Thẩm phán liêm khiết, công tâm và có trách nhiệm trong khi thực thi nhiệm vụ thì vẫn còn một số rất ít Thẩm phán nhận hối lộ trước, trong và sau khi xét xử để "quan tâm đặc biệt" đến lợi ích của người đưa tiền của, vật chất hoặc tự nguyện làm "chiếc cầu" môi giới cho Thẩm phán khác để mưu lợi cho riêng mình. Những con người như vậy đã bán rẻ lương tâm và
nhân cách của mình; coi nhẹ vinh dự và trách nhiệm của người cán bộ ngành Tòa án; xúc phạm đến đồng nghiệp, đồng chí của mình chỉ vì lợi ích vật chất và động cơ cá nhân ích kỷ. Nhà nước ta đã có những quy định rất nghiêm khắc để kiên quyết xử lý những hành vi vi phạm pháp luật nêu trên như quy định các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, các tội phạm chức vụ, trong đó có tội ra bản án trái pháp luật, tội ra quyết định trái pháp luật, tội nhận hối lộ, tội môi giới hối lộ v.v... với các mức hình phạt nghiêm khắc.
Tóm lại, hơn 6 năm qua có thể kết luận thực tiễn áp dụng thủ tục hỏi và tranh luận tại phiên toà dân sự sơ thẩm theo BLTTDS năm 2004 đã đạt được những kết quả to lớn, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, duy trì ổn định các quan hệ xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Các quy định