Những hạn chế, bất cập trong chế định Hội thẩm nhân dân

Một phần của tài liệu Thủ tục hỏi và tranh luận tại phiên toà dân sự sơ thẩm (Trang 101)

6. Nguyên tắc tranh luận (hiện chưa được quy định trong BLTTDS)

3.1.2.3. Những hạn chế, bất cập trong chế định Hội thẩm nhân dân

Trước yêu cầu nhiệm vụ mới, đặc biệt là việc nâng cao chất lượng xét xử các loại án để bảo đảm tính nghiêm minh của nền pháp chế xã hội chủ nghĩa, tính dân chủ của một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bên cạnh việc tiếp tục khẳng định và thực hiện tốt nguyên tắc Tòa án xét xử có Hội thẩm tham gia; khi xét xử, Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán thì một số nội dung của chế định Hội thẩm nhân dân cần được nghiên cứu để khắc phục những bất cập, giảm thiểu những ảnh hưởng không tốt đến chất lượng xét xử của Tòa án nhân dân. Những bất cập của chế định Hội thẩm nhân dân, theo chúng tôi, ở những vấn đề cụ thể như: số lượng Hội thẩm đông, đại diện cho rất nhiều thành phần, tầng lớp nhân dân trong xã hội nhưng

trình độ pháp lý không tương xứng với nhiệm vụ được giao để thực hiện "ngang quyền với Thẩm phán"; tỷ lệ chiếm đa số trong HĐXX nhưng chế độ trách nhiệm không rõ ràng. Chính vì những vấn đề này, nên cho đến nay sự tham gia xét xử của Hội thẩm nhân dân trong nhiều trường hợp vẫn còn mang nặng tính hình thức. Bởi vì, với trình độ, năng lực không được cao như Thẩm phán cho nên Hội thẩm dễ ỷ lại, dựa dẫm, chiều theo ý Thẩm phán chủ tọa hoặc có ý kiến khác với Thẩm phán nhưng lại không thể hiện được tính đúng đắn của việc nhận thức pháp luật. Nguyên tắc xét xử tập thể và quyết định theo đa số; nguyên tắc khi xét xử hội thẩm ngang quyền với thẩm phán trên thực tế ở nhiều phiên tòa chưa được thực thi nghiêm túc cũng chính từ sự bất cập về trình độ pháp lý của hội thẩm. Thực tiễn cho thấy người điều khiển, tiến hành hỏi và tranh luận tại phiên toà nói chung và phiên toà dân sự nói riêng chủ yếu là thẩm phán chủ toạ phiên tòa, các vị Hội thẩm cùng trong HĐXX tham gia rất ít, có nhiều phiên tòa Hội thẩm không tham gia hỏi gì.

Chính những bất cập nêu trên của chế định Hội thẩm nhân dân đã và đang là một trong những nguyên nhân không thể không tính đến khi nghiên cứu việc đổi mới chế định Hội thẩm nhân dân để một mặt tiếp tục khẳng định

Một phần của tài liệu Thủ tục hỏi và tranh luận tại phiên toà dân sự sơ thẩm (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)