Nhận thức chung về thủ tục tranh luận tại phiên toà dân sự sơ thẩm

Một phần của tài liệu Thủ tục hỏi và tranh luận tại phiên toà dân sự sơ thẩm (Trang 26)

1. Xét hỏi: Trong phần xét hỏi Chủ toạ phiên toà lần lượt hỏi nguyên đơn, bị đơn, người dự sự, nhân chứng Khi xét hỏi thì

1.2.2. Nhận thức chung về thủ tục tranh luận tại phiên toà dân sự sơ thẩm

sự sơ thẩm

Theo Từ điển Luật học năm 2006, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa, Nhà xuất bản tư pháp, tại trang 807, 808 thì khái niệm tranh tụng tại phiên toà được hiểu như sau: Tranh tụng tại phiên toà là những hoạt động tố tụng được tiến hành tại phiên toà xét xử bởi hai bên tham gia tố tụng, nhằm bảo vệ ý kiến, luận điểm của mỗi bên và bác bỏ ý kiến, luận điểm của phía bên kia dưới sự điều khiển, quyết định của Toà án với vai trò trung gian, trọng tài.

Tranh tụng tại phiên tòa thể hiện tập trung và đậm nét nhất trong phần tranh luận tại phiên tòa nói chung, phiên tòa dân sự sơ thẩm nói riêng.

Tranh luận tại phiên toà là giai đoạn mà ở đó HĐXX với vai trò là người điều khiển, người trọng tài nghe các ý kiến của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, đương sự, ý kiến của Kiểm sát viên thể hiện quan điểm của mình về việc giải quyết vụ án. Khi tranh luận tại phiên toà các bên đương sự đưa ra chứng cứ, lý lẽ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình căn cứ vào các quy định của pháp luật để phân tích, đánh giá, thừa nhận hay bác bỏ các chứng cứ, lý lẽ của đương sự khác. Thông qua tranh luận tại

phiên toà các tình tiết, chứng cứ của vụ án được các bên xem xét, đánh giá một cách công khai, đầy đủ, toàn diện nhằm bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo luật định.

Để HĐXX có thể chấp nhận ý kiến của mình, các chủ thể tham gia tranh luận thường sử dụng giai đoạn tranh luận tại phiên toà như là một cơ hội cuối cùng, quan trọng để phân tích, lập luận, đưa ra lý lẽ bảo vệ cho quan điểm của mình đồng thời đưa ra những phản bác đối với quan điểm của phía bên kia. Trong một số trường hợp, người tham gia tranh luận còn đặt vụ án vào khía cạnh đạo đức xã hội, phong tục tập quán, truyền thống dân tộc hay những bối cảnh kinh tế, chính trị xã hội cụ thể nhằm thuyết phục HĐXX ngả về hướng phân tích của mình.

Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về "Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới" đã khẳng định: "Muốn nâng cao chất lượng xét xử thì phải nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa".

Quan điểm chỉ đạo này là sự kết hợp hài hòa và vận dụng tối đa các ưu điểm của hai loại hình tố tụng thẩm vấn và tranh tụng trong điều kiện hội nhập của nền kinh tế - xã hội nước ta hiện nay. Hoạt động tranh luận tại phiên tòa chính là quá trình các bên đương sự thực hành các quyền tự do, dân chủ nói chung và các quyền và nghĩa vụ của họ trong pháp luật TTDS nói riêng, đề cao vai trò chủ động của đương sự trong việc tranh luận tại phiên tòa, bảo đảm cho họ bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của mình

Nghị quyết 08-NQ/TW cũng nhấn mạnh:

Khi xét xử việc phán quyết của Tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên toà, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện vào các chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, của người bào chữa, bị cáo, nhân chứng, nguyên đơn, bị đơn và những người có quyền, lợi ích hợp pháp để ra những bản án, quyết định đúng pháp luật, có sức thuyết phục và trong thời hạn pháp luật quy định [6].

Theo PGS.TS Phạm Hồng Hải thì tranh luận là để tìm ra chân lý, tìm ra lẽ phải. Vì vậy cần quy định tranh luận và đối đáp tới khi nào Hội đồng xét xử đã thấy sự hợp lý hoặc bất hợp lý trong sự lập luận của người nào đó.

Giai đoạn tranh luận giúp HĐXX nói chung cũng như các thành viên của HĐXX nói riêng phân tích, đánh giá các tình tiết của vụ án một cách đúng đắn và chính xác nhất. Trong giai đoạn tranh luận Chủ toạ phiên toà giữ vai trò người điều khiển sự tranh luận của những người tham gia tranh luận, lắng nghe ý kiến của các bên và điều tiết về mặt thời gian đồng thời duy trì trật tự tại phiên toà, bảo đảm cho việc tranh luận đạt kết quả.

Các bên tham gia tranh luận căn cứ vào các chứng cứ và tình tiết của vụ án đã được thẩm tra tại phiên toà để lập luận, đưa ra các lý lẽ bảo vệ cho quan điểm của mình nhằm thuyết phục HĐXX và những người tham gia tố tụng khác cũng như những người tham dự phiên toà. Thậm trí có trường hợp người tham gia tranh luận còn chỉ ra những mâu thuẫn hoặc sự bất hợp lý trong sự thuyết trình, tranh luận của người khác tham gia tranh luận để nhận được sự ủng hộ từ phía HĐXX và những người tham gia tố tụng khác đối với mình. Qua tranh luận, nếu xét thấy có tình tiết của vụ án chưa được xem xét, việc xem xét chưa đầy đủ hoặc cần xem xét thêm chứng cứ thì HĐXX quyết định trở lại việc hỏi, sau khi hỏi xong lại tiếp tục tranh luận. Có thể nói giai đoạn tranh luận tại phiên toà là giai đoạn thể hiện tính tranh tụng nhất trong tố tụng nói chung, TTDS nói riêng theo quy định của tố tụng Việt Nam. Tranh luận tại phiên toà là hoạt động trung tâm của phiên toà, bảo đảm cho đương sự bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của mình trước Toà án.

Cũng theo quy định tại Bản hướng dẫn về trình tự xét xử sơ thẩm về dân sự kèm theo Thông tư số 96 ngày 8/2/1977 của TANDTC việc tranh luận tại phiên tòa được quy định như sau:

Một phần của tài liệu Thủ tục hỏi và tranh luận tại phiên toà dân sự sơ thẩm (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)