Số lượng, chất lượng của đội ngũ Thẩm phán chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu mớ

Một phần của tài liệu Thủ tục hỏi và tranh luận tại phiên toà dân sự sơ thẩm (Trang 99)

6. Nguyên tắc tranh luận (hiện chưa được quy định trong BLTTDS)

3.1.2.2. Số lượng, chất lượng của đội ngũ Thẩm phán chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu mớ

đáp ứng được yêu cầu mới

Sự thiếu hụt số lượng Thẩm phán của Tòa án nhân dân các cấp kéo dài trong nhiều năm qua trong khi tính chất phức tạp và số vụ việc cần giải quyết ở các Tòa án nhân dân ngày càng tăng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến việc bảo đảm chất lượng xét xử các loại án. Ngoài ra, một

số lượng không ít Thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp hiện có còn phải đi học văn hóa, nghiệp vụ, chính trị, tin học... để đạt tiêu chuẩn về trình độ theo yêu cầu mới. Một số Thẩm phán ngòai làm công tác chuyên môn còn phải kiêm công tác lãnh đạo Chi bộ, chính quyền nên rất nhiều việc cần giải quyết do đó, số lượng vụ án phải giải quyết thực sự đối với Thẩm phán trực tiếp xét xử còn cao hơn nhiều so với tỷ lệ vụ án bình quân khi lấy tổng số vụ án chia cho tổng số Thẩm phán hiện có.

Việc thiếu số lượng Thẩm phán nêu trên đã dẫn đến tình trạng "quá tải" về số lượng vụ án phải giải quyết ở các cấp Tòa án. Nó là nguyên nhân chủ yếu của tình trạng án tồn đọng, kéo dài quá hạn luật định xảy ra phổ biến ở Tòa án các cấp. Tình trạng " quá tải" về lượng án phải giải quyết của các Thẩm phán khiến cho chất lượng giải quyết án không đảm bảo, các Thẩm phán phải làm việc với cường độ cao, cùng với tính chất phức tạp của các vụ án ngày càng tăng đã tác động trực tiếp đến chất lượng áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử của Thẩm phán.

Bên cạnh đó vấn đề trình độ, năng lực ở các Thẩm phán cũng đang được Đảng, Nhà nước và xã hội đặc biệt quan tâm. Đánh giá về chất lượng công tác tư pháp nói chung và công tác cán bộ của các cơ quan tư pháp, trong đó có Tòa án nhân dân các cấp, Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị đã nêu:

... Chất lượng công tác tư pháp, nói chung chưa ngang tầm với yêu cầu và đòi hỏi của nhân dân; còn nhiều trường hợp bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội, vi phạm các quyền tự do, dân chủ của công dân, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và các cơ quan tư pháp... Công tác cán bộ của các cơ quan tư pháp chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình hiện nay. Đội ngũ cán bộ tư pháp còn thiếu về số lượng, yếu về trình độ và năng lực nghiệp vụ, một số bộ phận tiêu cực, thiếu trách nhiệm,

thiếu bản lĩnh, sa sút về phẩm chất đạo đức. Đây là vấn đề nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến kỷ cương, pháp luật, giảm hiệu lực của bộ máy nhà nước [6].

Sự yếu kém về trình độ nghề nghiệp của Thẩm phán thường đi kèm theo phong cách làm việc cẩu thả, thiếu trách nhiệm, qua loa, hời hợt nên khi nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ đã thu thập được trong hồ sơ vụ án thường không xác định được đâu là vấn đề trung tâm, có giá trị và ý nghĩa mấu chốt của vụ án. Việc tổ chức, điều khiển phiên tòa của Thẩm phán không đạt hiệu quả, không bảo đảm tính dân chủ, khách quan và nghiêm minh cần thiết. Người Thẩm phán hình thành một dự định sẽ xét xử theo một hướng nhất định và khó thay đổi nên đã tổ chức phiên tòa, tổ chức điều khiển thủ tục hỏi và tranh luận qua loa, đại khái.

Qua phân tích nêu trên, chúng ta có thể nhận thấy rằng, sự thiếu hụt số lượng Thẩm phán của Tòa án nhân dân các cấp trong một thời gian dài và sự bất cập về trình độ, năng lực nghề nghiệp của đội ngũ Thẩm phán Tòa án là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến những nhược điểm trong hoạt động xét xử của toà án.

Một phần của tài liệu Thủ tục hỏi và tranh luận tại phiên toà dân sự sơ thẩm (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)