Các nguyên tắc xét xử sơ thẩm vụ án dân sự

Một phần của tài liệu Thủ tục hỏi và tranh luận tại phiên toà dân sự sơ thẩm (Trang 32)

2. Tranh luận: phần tranh luận khác với phần xét hỏi ở chỗ: trong phần xét hỏi toà án nhân dân mới nghe các đương sự

1.3.1.Các nguyên tắc xét xử sơ thẩm vụ án dân sự

Khi Tòa án mở phiên tòa để xét xử sơ thẩm vụ án dân sự, mọi vấn đề của vụ án đều được đưa ra xem xét, đánh giá để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên đương sự. Vì vậy, hoạt động tố tụng tại phiên tòa phải đáp ứng các nguyên tắc của pháp luật tố tụng nói chung cũng như các nguyên tắc của pháp luật TTDS nói riêng.

Nguyên tắc là những đòi hỏi xuất phát từ những nhu cầu khách quan và chủ quan và có khả năng đặt ra những yêu cầu chỉ đạo chi phối những hành vi, hành động của con người.

Trong pháp luật, nguyên tắc là những tư tưởng chỉ đạo pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Trong pháp luật có nhiều nguyên tắc vì pháp

luật điều chỉnh nhiều mối quan hệ trong xã hội, điều chỉnh nhiều lĩnh vực quan hệ xã hội mà mỗi lĩnh vực quan hệ xã hội có những đặc thù riêng. Ví dụ: trong lĩnh vực dân sự khác lĩnh vực hình sự, hành chính... dẫn đến đặt ra những đòi hỏi, phương châm khác nhau mà ta phải tuân theo. Vì có nhiều đòi hỏi khác nhau nên trong pháp luật có nhiều nguyên tắc khác nhau trong đó có những nguyên tắc chủ đạo và những nguyên tắc khác tạo thành hệ thống những đòi hỏi chung thống nhất.

Tố tụng dân sự là một dạng hoạt động của nhà nước trong đó các cơ quan nhà nước được nhà nước giao cho một hoặc nhiều hoạt động khác nhau. Hoạt động của nhà nước hướng đến mục tiêu là giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực dân sự xảy ra trong đời sống xã hội, hoạt động này bao gồm nhiều hành vi tố tụng khác nhau như khởi kiện, thụ lý, hoà giải, xét xử... TTDS là một trình tự, thủ tục, là một quá trình tố tụng nhằm mục đích là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia tố tụng. Các hoạt động tố tụng cũng phải dựa trên những nguyên tắc nhất định.

Nguyên tắc TTDS Việt Nam là những quan điểm, tư tưởng, đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quá trình giải quyết các vụ án dân sự đã được thể chế hoá trong BLTTDS mà các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và mọi công dân phải tuân theo.

Xét xử sơ thẩm vụ án dân sự là giai đoạn quan trọng nhất của quá trình giải quyết vụ án dân sự. Tại giai đoạn này Toà án với tính cách là cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện công việc xét xử vụ án. giải quyết những vấn đề về bản chất của vụ án như quan hệ pháp luật tranh chấp, quyền khởi kiện, nguyên nhân tranh chấp, yêu cầu của đương sự là gì? căn cứ của yêu cầu, ý kiến đó, điều luật cần áp dụng… Trong giai đoạn xét xử sơ thẩm, các hoạt động TTDS lần đầu tiên được diễn ra một cách công khai. Nội dung vụ án được xem xét một cách toàn diện nhất. Nó khác với giai đoạn xét xử phúc

thẩm chỉ tiến hành đối với phần bản án bị kháng cáo, kháng nghị theo trình tự phúc thẩm hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị.

Với vai trò và tầm quan trọng của xét xử sơ thẩm như vậy nên các hoạt động tố tụng trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự phải dựa trên những nguyên tắc nhất định, những nguyên tắc này đã được quy định trong BLTTDS năm 2004 như: Nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng dân sự (Điều 3); Nguyên tắc quyền yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp (Điều 4); Nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự (Điều 5); Nguyên tắc hoà giải trong tố tụng dân sự (Điều 10);

Nguyên tắc Thẩm phán và hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật (Điều 12); Nguyên tắc Toà án xét xử tập thể (Điều 14); Nguyên tắc xét xử công khai (Điều 15); Nguyên tắc xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục (Điều 197).

Để việc xét xử sơ thẩm vụ án dân sự được nghiêm minh, đúng pháp luật bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, không có những sai sót xảy ra thì các hoạt động tố tụng phải được diễn ra theo một trình tự, thủ tục nghiêm nghặt, phải bảo đảm thực hiện đúng những nguyên tắc TTDS. Theo chúng tôi những nguyên tắc đó là:

- Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng dân sự;

- Nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự; - Nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự cũng như quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình trước Toà án;

- Nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng;

- Nguyên tắc Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử vụ án dân sự và thành phần của Hội đồng xét xử;

- Nguyên tắc Thẩm phán và hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật;

- Nguyên tắc xét xử công khai;

- Nguyên tắc Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số; - Nguyên tắc xét xử trực tiếp bằng lời nói và liên tục;

- Nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự;

- Nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự và bình đẳng của các bên trước Toà án;

- Nguyên tắc hoà giải tố tụng dân sự.

Một phần của tài liệu Thủ tục hỏi và tranh luận tại phiên toà dân sự sơ thẩm (Trang 32)