7. Kết cấu của luận văn
2.1.2. Tình hình và những kết quả của xét xử các vụ án ly hôn của Tòa án
Tòa án nhân dân các cấp tại Thừa Thiên Huế từ năm 2007 đến năm 2011
2.1.2.1. Tình hình xét xử các vụ án ly hôn của Tòa án nhân dân các cấp tại Thừa Thiên Huế từ năm 2007 đến năm 2011
Trong những năm qua, tỉnh Thừa Thiên Huế có những bước khởi sắc đáng khích lệ, đời sống nhân dân được nâng cao. Theo báo cáo tổng kết GDP của tỉnh bình quân từ 10% đến 12,5% trên một năm, mức tăng từ 25% đến 30%. Đặc biệt là ngành du lịch dịch vụ đến năm 2011 có doanh thu của ngành dịch vụ là 650 triệu đồng,... Bên cạnh sự phát triển về kinh tế, các khu công nghiệp, cảng được mở rộng và một lượng khách du lịch vào Huế ngày càng nhiều thì tệ nạn xã hội, những mâu thuẫn trong gia đình, tranh giành về đất đai, thừa kế ngày một nhiều.
Qua số liệu thống kê các vụ án ly hôn mà Tòa án các cấp tại Thừa Thiên Huế giải quyết từ năm 2007 đến năm 2011 cho chúng ta cái nhìn toàn diện và cụ thể về tình hình ly hôn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế [Xem
bảng 1, Phần phụ lục]. Qua số liệu tình hình xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn
chúng tôi có một số nhận xét sau đây:
Một là, sự tăng lên về số lượng các án ly hôn hàng năm được thể hiện
tưởng nho giáo phong kiến trước đây ngày càng giảm. Bên cạnh đó cũng là sự báo động về ảnh hưởng không tích cực của phát triển kinh tế thị trường, du nhập những trào lưu sống gấp, ích kỷ dẫn đến một bộ phận không nhỏ các cặp vợ chồng chưa nhận thức được giá trị sống, tầm quan trọng và yếu tố bền vững của gia đình.
Hai là, dưới sự tác động của nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa,... nên thực tế
các quan hệ hôn nhân ngày càng trở nên đa dạng phức tạp hơn. Các vụ án ly hôn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có tính chất phức tạp hơn. Tranh chấp tài sản chung với số lượng lớn, ở nhiều nơi; có nhiều trường hợp tài sản chung của vợ chồng chưa đủ các căn cứ xác lập quyền sở hữu (như giấy tờ sang nhượng đất viết tay, cho vay bằng lời nói một số tiền lớn nên rất khó khăn cho Tòa án giải quyết).
Ba là, hòa giải vụ án ly hôn trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ
án ly hôn với tỷ lệ tương đối cao (trung bình khoảng 15% tổng các vụ án ly hôn). Điều đó chứng tỏ các Tòa án ở Thừa Thiên Huế đã có nhiều cố gắng trong giải quyết những mâu thuẫn, kiên trì hòa giải nhằm mục đích cho vợ chồng về đoàn tụ với nhau. Việc hòa giải đoàn tụ thành vừa đỡ tốn thời gian công sức cho Tòa án và các đương sự vừa đảm bảo củng cố gia đình, giúp cho vợ chồng xây dựng cuộc sống có trách nhiệm đối với nhau cũng như các thành viên khác trong gia đình.
Bốn là, số lượng án ly hôn bị hủy chiếm tỷ lệ không đáng kể (từ 1 đến 2
vụ), số lượng án bị sửa chiếm tỷ lệ ít, chủ yếu do lỗi không nghiêm trọng như tính án phí sai, xác định người có quyền và nghĩa vụ liên quan không đầy đủ (do vợ chồng cố tình giấu diếm các khoản nợ khi xét xử sơ thẩm,...). Điều đó thể hiện sự nỗ lực của Tòa án các cấp ở Thừa Thiên Huế trong xác minh, thu thập hồ sơ, đánh giá chứng cứ và áp dụng pháp luật xét xử sơ thẩm vụ án ly hôn.
2.1.2.2. Những kết quả đạt được trong xét xử sơ thẩm vụ án ly hôn qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên Huế
Xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn ở tỉnh Thừa Thiên Huế những năm qua đạt được những kết quả đáng khích lệ thể hiện như sau:
- Số lượng án ly hôn được xét xử ở các Tòa án ở tỉnh Thừa Thiên Huế đạt tỷ lệ cao so với lại án hình sự, án dân sự (trung bình từ 92% đến 98%). Số lượng án ly hôn hòa giải thành chiếm tỷ lệ khá lớn, trung bình khoảng 20 đến 30 % tổng số các vụ án ly hôn được Toà án thụ lý. Những Toà án có số lượng vụ án ly hôn hòa giải đoàn tụ thành nhiều là TAND thành phố Huế, TAND huyện Hương Trà,... Điều đó chứng tỏ rằng các Toà án đã nỗ lực rất nhiều để hoàn thành chỉ tiêu đề ra góp phần giải quyết nhanh chóng kịp thời, không để tồn đọng từ năm này sang năm khác.
- Chất lượng giải quyết của TAND có nhiều tiến bộ, chất lượng giải quyết năm sau cao hơn năm trước, chất lượng bản án quyết, định ngày càng được tăng lên. Số lượng các bản án, quyết định giải quyết các vụ án ly hôn bị cấp trên xử hủy hoặc sửa không đáng kể. Các bản án bị Toà án cấp trên sửa chủ yếu là tính sai án phí, viện dẫn các điều luật không chính xác, tính các khoản lãi mà vợ chồng phải trả nợ không đúng, đương sự cố tình giấu diếm các khoản nợ khi Toà án cấp sơ thẩm xử lý ly hôn,... Có rất ít vụ án ly hôn bị hủy hoặc sửa do lỗi áp dụng pháp luật HN&GĐ hoặc áp dụng pháp luật tố tụng sai lầm nghiêm trọng. Trong quá trình giải quyết, các Thẩm phán kiên trì hòa giải, không gò bó khinh suất, chú ý và tôn trọng quyết tự định đoạt, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các đương sự đảm bảo tính đúng đắn trong quá trình giải quyết các vụ án ly hôn.
- Đa số các vụ án ly hôn đảm bảo thời hạn tố tụng pháp luật quy định nhưng cũng không khinh xuất lên mà giải quyết trong một thời gian quá ngắn.
Quá trình thẩm tra, thu thập các chứng cứ, nhất là xác định mâu thuẫn vợ chồng đến mức độ nào để xử ly hôn hay bác đơn được các Thẩm phán hết sức quan tâm chú ý. Trong quá trình xét xử, các Thẩm phán đã sử dụng nhiều nguồn chứng cứ khác nhau để xem xét đánh giá áp dụng pháp luật. Do đó, với tinh thần tích cực và có trách nhiệm nên kể cả những vụ án phức tạp vẫn đảm bảo thời hạn tố tụng theo quy định của pháp luật.
- Đa số các vụ án ly hôn đều được xem xét thụ lý, không trì hoãn để chốt kết quả để báo cáo thành tích thi đua như một số địa phương khác. Vào tháng 7 và tháng 8, khi nhận đơn ly hôn các Thẩm phán phải xem xét ra một trong các quyết định mà pháp luật TTDS quy định như thụ lý vụ án, trả lại đơn khởi kiện hay chuyển cho Tòa án khác có thẩm quyền giải quyết. Các vụ án mới thụ lý chưa giải quyết kịp (án tồn đọng) sẽ làm ảnh hưởng đến tiêu chí thi đua của toàn ngành nhưng với tinh thần đảm bảo tuân theo pháp luật và bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự nên các Tòa án không cố tình trì hoãn thụ lý.
Nguyên nhân của những kết quả đã đạt được trong công tác xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian qua:
Một là, có một hệ thống pháp luật áp dụng xét xử các vụ án ly hôn khá
hoàn thiện
Các văn bản pháp luật quy định thống nhất về lĩnh vực HN&GĐ, đó là Luật HN&GĐ 2000 và các văn bản hướng dẫn thi hành như Nghị quyết số 35/2000/QH 10 ngày 09/6/2000, Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000, Thông tư liên tịch số 01/TTLTBTP-TANDTC-VKSNDTC..., là cơ sở pháp lý quan trọng để giải quyết các loại án về HN&GĐ, trong đó bao gồm cả các vụ án ly hôn. Mặt khác, BLTTDS 2004 là cơ sở pháp lý về thủ tục tố tụng để xét xử các vụ án dân sự trong đó có xét xử sơ thẩm vụ án ly hôn.
Những quy định của pháp luật nội dung và pháp luật tố tụng là cơ sở cho các Tòa án áp dụng pháp luật thống nhất, không phải áp dụng tản mạn, thiếu thống nhất như trước đây.
Hai là, sự quan tâm về tập huấn nghiệp vụ của Tòa án cấp trên
TAND cấp tỉnh thường xuyên mở các lớp tập huấn chuyên môn ngắn ngày cho đội ngũ Thẩm phán, cán bộ Tòa án cũng như đội ngũ Hội thẩm nhân dân. Thông qua các lớp tập huấn những cán bộ làm công tác xét xử tiếp thu được những quy định mới của pháp luật, trao đổi những kinh nghiệm và giải đáp kịp thời những thắc mắc trong quá trình áp dụng pháp luật xét xử nói chung và xét xử vụ án ly hôn nói riêng.
Ba là, có sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của các cấp ủy Đảng và sự
quan tâm của chính quyền địa phương và sự phối hợp của các cơ quan tố tụng Với phương thức lãnh đạo toàn diện nhưng không can thiệp vào hoạt động xét xử của Tòa án, các cấp ủy Đảng ở Thừa Thiên Huế rất quan tâm đến hoạt động xét xử của Tòa án thông qua nhiều phương thức khác nhau. Bên cạnh đó, chính quyền các cấp luôn quan tâm tạo điều kiện cho hoạt động xét xử của Tòa án. Đối với các vụ án ly hôn, các Thẩm phán được sự hỗ trợ tích cực của ủy ban nhân dân cấp xã từ hòa giải trong giai đoạn tiền tố tụng, hỗ trợ lấy lời khai, tống đạt các giấy tờ, xác minh việc chung sống như vợ chồng,... Bên cạnh đó, VKS một số huyện đã có sự phối hợp chặt chẽ với Tòa án trong việc giám sát xét xử các vụ án ly hôn, cùng nhau bàn bạc để tìm ra hướng áp dụng pháp luật vừa có lý vừa có tình.
Tóm lại, công tác xét xử các vụ án ly hôn từ năm 2007 đến năm 2011 của ngành Tòa án tỉnh Thừa Thiên Huế có thể nhận thấy số lượng các vụ án ly hôn của Tòa án hai cấp xét xử tăng, chất lượng xét có những tiến bộ rõ rệt, chất lượng các bản án, quyết định ngày càng được nâng lên. Các Thẩm phán
kiên trì hòa giải, không gò bó, khinh suất, chú ý và tôn trọng quyền tự nguyện thỏa thuận và định đoạt, bảo vệ quyền và lợi ích của các đương sự, đảm bảo tính đúng đắn trong quá trình xét xử các vụ án ly hôn.
2.1.2.3. Những hạn chế trong xét xử sơ thẩm vụ án ly hôn qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên Huế
Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên Huế thì cũng phải thừa nhận rằng công tác này vẫn còn những hạn chế cần phải nghiêm túc rút kinh nghiệm để khắc phục, cụ thể:
- Những năm gần đây số lượng án tranh chấp và ly hôn tăng nhanh ở một số địa bàn như thành phố Huế, huyện Phú Lộc dẫn đến tình trạng quá tải. Các Tòa án phải bố trí làm việc cả vào thứ bảy nhưng số lượng đơn quá nhiều nên việc thụ lý vẫn chậm so với quy định, một số huyện vẫn còn tình trạng án ly hôn còn tồn đọng.
- Lãnh đạo một số Tòa án còn xem nhẹ các vụ án ly hôn và cho rằng đây là loại án dễ làm nên thường phân công những Thẩm phán mới vào nghề thụ lý giải quyết. Trong quá trình giải quyết vụ án, do không xác định đúng các quan hệ tranh chấp, thu thập chứng cứ không trọng tâm nên việc áp dụng không chính xác. Có những vụ án phát sinh những vướng mắc trong quá trình giải quyết nhưng Thẩm phán đã không chủ động, không trao đổi dẫn đến vi phạm thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm.
- Đội ngũ Thẩm phán được phân bổ không đồng đều dẫn đến có nơi thừa Thẩm phán, nơi lại thiếu Thẩm phán. Một số Toà án số lượng án thụ lý rất ít như huyện Nam Đông, huyện A Lưới một năm tổng số các loại án giải quyết chưa bằng một Thẩm phán của Toà án thành phố Huế nên dẫn tới lãng phí nguồn nhân lực, trong khi đó một số Toà án khác thì quá tải.
không tồn đọng án (Tòa án thành phố Huế) không hiệu quả. Thời gian tăng cường từ 6 đến 9 tháng nên khi giao giải quyết các vụ án ly hôn nhiều vụ án còn dở dang đã hết thời gian tăng cường; đồng thời Tòa án các huyện thì tranh chấp tài sản có giá trị không lớn, ít phức tạp nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong áp dụng pháp luật xét xử các vụ án ly hôn do đó có những năm số lượng án ly hôn bị sửa nhiều. Mặt khác, với tâm lý tăng cường nên các Thẩm phán không nhiệt tình trong quá trình giải quyết, có tư tưởng dễ làm, còn khó thì để lại.
- Nhận thức các quy định pháp luật áp dụng xét xử các vụ án ly hôn hoặc thủ tục xét xử các vụ án ly hôn còn thiếu thống nhất do không thường xuyên cập nhật văn bản pháp luật, không có kinh nghiệm hoặc được luân chuyển từ bộ phận hình sự, kinh doanh thương mại sang giải quyết án HN&GĐ. Việc luân chuyển công việc của Toà án cấp huyện để tạo điều kiện cho tất cả các Thẩm phán đều được tiếp cận các lĩnh vực hình sự, dân sự, HN&GĐ,... Tuy nhiên, phương thức này cũng có những bất lợi là Thẩm phán mới được giao xét xử lĩnh vực mới phải tiếp cận văn bản, chưa có kinh nghiệm nên dễ xảy ra những sai sót.
- Việc giải quyết đơn thư khiếu nại còn chậm, chưa kịp thời, có trường hợp đương sự khiếu nại liên tục từ giai đoạn sơ thẩm nhưng do không xem xét kịp thời, nên khi họ khiếu nai gay gắt,cơ quan thẩm quyền xem xét thấy có sai lầm nghiêm trọng thì đã quá thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Từ đó, gây khó khăn cho việc giải quyết, không bảo vệ được quyền và lợi ích chính đáng của các đương sự, nhất là quyền của phụ nữ và trẻ em, làm giảm lòng tin của quần chúng nhân dân.
- Một số vụ án ly hôn thiếu sự hợp tác của một bên đương sự, của các thành viên trong gia đình và của chính quyền địa phương trong việc xác minh, thu thập hồ sơ cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình xét xử sơ thẩm.
Bên cạnh đó, ở Thừa Thiên Huế do ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến và Phật giáo nên tâm lý trọng nam, khinh nữ vẫn còn tồn tại. Vì vậy, dư luận chủ yếu tập trung vào lỗi của người vợ mà không xem xét đến hành vi của người cũng tạo ra áp lực tâm lý cho các Thẩm phán trong quá trình giải quyết vụ án ly hôn.
Nguyên nhân của những hạn chế trên có thể do khách quan hoặc chủ quan nhưng tập trung vào một số nguyên nhân chính sau đây:
Một là, sự gia tăng nhanh của các các vụ án ly hôn dưới tác động của
những diễn biến xã hội phức tạp.
Thừa Thiên Huế là tỉnh có số lượng dân theo Phật giáo hay Thiên Chúa giáo đông nên trước đây số lượng án ly hôn không nhiều. Những năm gần đây, do sự thay đổi của cơ chế kinh tế lên môi trường xã hội, môi trường văn hóa bên cạnh những tác động tích cực lên đời sống xã hội, kinh tế thì cũng gây lên tệ nạn xấu, lối sống suy đạo đức, tình cảm gia đình mâu thuẫn trầm trọng. Tình trạng chồng đánh đập vợ, ngược đãi con, ngoại tình, tình nghĩa vợ chồng mất đi dẫn đến sự đổ vỡ trong quan hệ hôn nhân, tranh chấp phức tạp về tài sản chung và con cái. Bên cạnh đó, trong xu thế hội nhập, xuất khẩu lao động, các công ty nước ngoài, liên doanh xuất hiện ngày càng nhiều, càng đa dạng dẫn đến thực trạng hôn nhân có yếu tố nước ngoài gia tăng kéo theo đó là tình trạng ly hôn có nhiều yếu tố nước ngoài cũng tăng lên. Trong điều kiện